Chia thừa kế đối với đất cấp cho hộ gia đình hiện nay còn nhiều vấn đề khá phức tạp và thường xảy ra tranh chấp. Vậy chia di sản thừa kế khi đất mang tên hộ gia đình như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
Mục lục bài viết
1.Quy định về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình:
Theo quy định tại Khoản 29 Điều 3
Theo đó, nếu trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể hiện thông tin giấy này được cấp cho “Hộ ông/bà…” thì có nghĩa những thành viên trong hộ gia đình có quyền sử dụng mảnh đất đó chứ không thuộc sở hữu riêng của bất cứ cá nhân nào.
Như vậy, để xác định người có quyền sử dụng đất của hộ gia đình thì cần xác định lại thông tin người sử dụng đất, có thể xem xét trong hồ sơ địa chính về thông tin người sử dụng đất. Nếu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà sổ hộ khẩu có tên những ai như cha, me, con, cháu, … thì những người này đều có quyền sử dụng đất trên phần đất này. Do đó, khi tiến hành phân chia di sản thừa kế của một người trong hộ gia đình thì chia theo quy định tại Điều 612
Căn cứ tại Điều 212
2. Khi đất mang tên hộ gia đình thì chia di sản thừa kế như thế nào?
2.1. Xác định di sản thừa kế khi sổ đỏ đứng tên hộ gia đình:
Xác định di sản trong khối tài sản chung là quyền sử dụng đất của gia đình sử dụng đất căn cứ theo khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 cần có các điều kiện sau:
Điều kiện 1: Những người trong hộ gia đình có quan hệ hôn nhân (vợ chồng), quan hệ huyết thống (cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ, ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại,…), quan hệ nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi).
Điều kiện 2: Tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất (thời điểm nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế,…) mà các cá nhân đang sống chung với nhau.
Việc xác định di sản để chia thừa kế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phần được hưởng là bao nhiêu và phần nghĩa vụ trong phạm vi di sản được hưởng (nếu có) tức là quyền, nghĩa vụ của người thừa kế. Việc xác định di sản thừa kế này dựa vào Giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình (Sổ đỏ, Sổ hồng có dòng chữ “hộ ông” hoặc “hộ bà”).
Sau khi xác định di sản thừa kế để chia thừa kế thì cần xem người để lại di sản có để lại di chúc hay không, nếu người để lại di sản thừa kế có di chúc hợp pháp thì chia theo di chúc, nếu không sẽ chia theo pháp luật hoặc có thể vừa chia theo di chúc, vừa chia theo pháp luật khi một phần di chúc không hợp pháp hoặc phần di sản là quyền sử dụng đất không được định đoạt hết.
2.2. Chia thừa kế đất hộ gia đình theo di chúc:
Khi người có quyền sử dụng đất trong hộ gia đình, thì việc phân chia di sản thừa thế được xác định là phần tài sản của người có di sản trong khối tài sản chung cấp cho hộ gia đình. Cần lưu ý những vấn đề sau khi chia di sản thừa kế đất hộ gia đình:
+ Người thừa kế được nhận thừa kế theo phần được chỉ định trong di chúc;
+ Với những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động được nhận di sản thừa kế bằng ⅔ một suất thừa kế nếu chia theo pháp luật hoặc họ được hưởng phần ít hơn theo di chúc;
+ Đối với phần tài sản được ghi nhận theo di chúc nhưng phần di chúc này không có giá trị pháp lý hoặc phần tài sản này không được ghi nhận trong di chúc hợp pháp thì được chia theo pháp luật;
Người lập di chúc được quyền định đoạt phần tài sản trong khối tài sản chung hộ gia đình cho người được nhận di sản thừa kế. Theo đó khi chia di sản thừa kế theo di chúc có thể thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Họp mặt gia đình và tiến hành lập biên bản họp mặt gia đình
Việc họp mặt gia đình và lập biên bản họp mặt gia đình không bắt buộc nhưng thuận tiện trong việc giải quyết chia thừa kế. Qua đó, xác định được người thừa kế theo di chúc, xác định có hay không người từ chối nhận di sản, các nghĩa vụ mà người có di sản để lại và các vấn đề khác xoay quanh tài sản thừa kế.
Bước 2: Lập văn bản nhận thỏa thuận chia di sản thừa kế có công chứng/chứng thực
Văn bản khai nhận di sản thừa kế (áp dụng đối với việc nhận tài sản thừa kế theo di chúc hoặc trong trường hợp chỉ có duy nhất 1 người thừa kế) hoặc
Bước 3: Sau khi có
+ Văn bản khai nhận hoặc văn bản thỏa thuận chi di sản thừa kế đã được công chứng, chứng thực;
+ Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người để lại di sản;
+ Di chúc;
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
+ Đơn đăng ký biến động đất đai theo mẫu số 09/ĐK;
+ Giấy khai sinh hoặc giấy tờ khác chứng minh quyền của người được hưởng di sản thừa kế;
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người được hưởng di sản.
2.3. Chia thừa kế theo pháp luật đối với đất hộ gia đình:
– Đất hộ gia đình chia thừa kế theo pháp luật đối với các trường hợp theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015:
+ Trường hợp người để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp theo quy định của pháp luật;
+ Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc vào thời điểm mở thừa kế không còn tồn tại;
+ Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà người đó không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế;
+ Phần đất hộ đình chưa được định đoạt trong di chúc;
+ Phần đất hộ gia đình có liên quan đến phần của di chúc mà không có hiệu lực pháp luật;
– Khi xác định chia di sản thừa kế theo pháp luật thì cần lưu ý:
+ Chia thừa kế theo hàng thừa kế, những người cùng hàng thừa kế thì được hưởng phần thừa kế ngang nhau nếu không có thỏa thuận khác;
+ Hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước không còn ai hoặc toàn bộ những người hàng thừa kế trước đã từ chối hưởng di sản hoặc không có ai hưởng di sản thừa kế;
+ Những người cùng hàng thừa kế được quyền tặng cho phần tài sản mình hưởng cho người thừa kế hoặc cho người khác.
3. Xử lý tranh chấp chia thừa kế đất cấp cho hộ gia đình:
Thực tế nhiều trường hợp tranh chấp chia thừa kế đất do một trong những người được hưởng thừa kế không đồng ý với thỏa thuận chia thừa kế hoặc cho rằng di chúc không hợp pháp. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp có thể giải quyết như sau:
Cách 1: Những người được hưởng thừa kế thương lượng, hòa giải
Có thể nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương hoặc những người có tiếng nói trong dòng họ, gia tộc để thương lượng, hòa giải, thống nhất các vấn đề chia di sản thừa kế.
Cách 2: Khởi kiện ra
Khi các bên không thể thỏa thuận thống nhất được việc chia thừa kế thì lựa chọn giải quyết tại
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Bộ luật dân sự năm 2015;