Tư vấn luật doanh nghiệp, giải đáp thắc mắc về pháp luật doanh nghiệp nhanh chóng, hiệu quả. Tư vấn luật doanh nghiệp được thực hiện bởi các luật sư, chuyên viên pháp lý có trình độ chuyên môn cao.
Quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa? Có được yêu cầu bồi thường thiệt hại hay phạt vi phạm hợp đồng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chi nhánh thuộc công ty chúng tôi ký hợp đồng mua máy móc với một công ty khác để mua thiết bị máy xuất xứ từ Mỹ với giá 100.000 USD. Bên bán có trách nhiệm bảo hành trong vòng 6 tháng. Lúc nhận hàng, chi nhánh phát hiện máy móc dán nhãn hàng hóa xuất xứ từ Thái Lan chứ không phải từ Mỹ như hợp đồng. Khi đó, bên bán đã đề nghị chi nhánh chúng tôi chấp nhận hàng hóa và họ sẽ giảm giá hàng hóa. Chi nhánh đã đồng ý với nội dung
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 49 Luật thương mại 2005 quy định về nghĩa vụ bảo hành hàng hóa như sau:
"1. Trường hợp hàng hoá mua bán có bảo hành thì bên bán phải chịu trách nhiệm bảo hành hàng hoá đó theo nội dung và thời hạn đã thỏa thuận.
2. Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.
3. Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác."
Như vậy, theo quy định trên thì bên bán có nghĩa vụ phải bảo hành hàng hóa. Và trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa chi nhánh công ty bạn và công ty khác cũng đã có điều khoản quy định trách nhiệm bảo hành trong vòng 6 tháng. Việc máy móc bị trục trặc, không thể sử dụng và công ty kia không thực hiện việc bảo hành cho công ty bạn thì đã vi phạm hợp đồng. Do đó, công ty bạn có quyền khởi kiện công ty kia theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau:
"Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình."
Về vấn đề bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Chi nhánh của công ty bạn và công ty kia không có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 307 Luật thương mại 2005 quy định:
"1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác."
Theo đó, trong trường hợp chi nhánh công ty của bạn và công ty kia không có thoả thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì công ty bạn chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Do đó, công ty bạn không có đủ căn cứ pháp lý để yêu cầu công ty kia thực hiện việc phạt vi phạm hợp đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp 2: Chi nhánh của công ty bạn và công ty kia có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng:
Căn cứ vào khoản 2 Điều 307 Luật thương mại 2005 quy định: "2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác." Khi đó, về giá trị bồi thường thiệt hại theo Khoản 2 Điều 302 Luật thương mại 2005 có quy định:
"1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm".
Theo quy định trên thì công ty kia phải bồi thường cho công ty bạn giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà công ty kia gây ra đối với công ty bạn. Và theo Điều 304 Luật thương mại 2005, công ty bạn có nghĩa vụ chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm của công ty kia gây ra là bao nhiêu để làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên cạnh đó, theo Điều 301 Luật thương mại 2005: "Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này".
Như vậy trong trường hợp này, chi nhánh công ty bạn và công ty kia có thỏa thuận về việc phạt vi phạm hợp đồng nên giá trị phạt vi phạm mà công ty kia phải chịu được thực hiện theo thỏa thuận đó. Tuy nhiên, theo Điều 301 Luật thương mại 2005, mức phạt vi phạm không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Do đó, nếu công ty bạn thỏa thuận mức phạt cao hơn 8% thì công ty bạn chỉ được phạt công ty kia mức phạt là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.