Tôi muốn hưởng chế độ tuất một lần thì cần chuẩn bị những hồ sơ gì và làm thủ tục như thế nào? Chế độ tuất một lần: Quy định mới nhất và các điều cần lưu ý năm 2021?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự giúp đỡ!
Vợ tôi đóng bảo hiểm xã hội đã được 14 năm tại một doanh nghiệp nhà nước. Vừa rồi vợ mất, tôi muốn làm thủ tục để nhận bảo hiểm chế độ tuất một lần. Cho tôi hỏi với trường hợp của vợ tôi như vậy có đủ điều kiện không? Hồ sơ như thế nào để hưởng chế độ?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của Luật Bảo hiễm xã hội:
Về điều kiện hưởng tuất một lần: Không thuộc đối tượng điều kiện về người chết của tuất hàng tháng hoặc người chết thuộc đối tượng quy định tại tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân hưởng. Mà điều kiện hưởng tuất hàng tháng là:
Điều kiện về người chết:
– Có đóng BHXH > 15 năm nhưng chưa hưởng BHXH 1 lần; hoặc
– Đang hưởng lương hưu; hoặc
– Chết do tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; hoặc
– Đang hưởng trợ cấp TNLĐ – BNN hàng tháng với mức suy giảm khả năng lao động > 61%.
Điều kiện về thân nhân:
– Cha mẹ đẻ (2 bên), người khác mà người này có trách nhiệm nuôi dưỡng: Từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; hoặc dưới 60 tuổi trở lên đối với nam và từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ nhưng bị suy giảm khả năng lao động > 81% (các đối tượng trên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung).
– Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên (chồng từ đủ 60 tuổi trở lên) hoặc vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nhưng bị suy giảm khả năng lao động > 81% (các đối tượng trên không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung).
– Con chưa đủ 15 tuổi; con chưa đủ 18 tuổi nếu còn đi học; con từ đủ 15 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động > 61%.
Mức trợ cấp tuất một lần:
Trường hợp người lao động đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH chết:
Thân nhân hưởng tính theo số năm đóng BHXH của người chết: Mỗi năm đóng BHXH tính bằng 1,5 tháng bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH. Mức hưởng tối thiểu bằng 3 tháng lương bình quân.
Trường hợp người đang hưởng lương hưu chết:
Thân nhân hưởng tính theo thời gian đã hưởng lương hưu: Nếu chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng. Nếu chết vào tháng sau đó, cứ hưởng thêm 1 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu. Mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu đang hưởng.
Luật sư
Như vậy, vợ bạn đã đủ điều kiện được tính chế độ tuất và bạn được hưởng như trường hợp vợ bạn đang làm việc thì chết với mức trợ cấp là 1,5x14x số tiền lương, tiền công bình quân tháng đóng BHXH.
Hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tuất một lần, gồm :
a) Sổ BHXH (người đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người chờ hưu) hoặc hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng.
b) Giấy chứng tử (bản sao) hoặc Giấy báo tử (bản sao) hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết (bản sao);
c) Tờ khai của thân nhân người chết (mẫu số 9A-HSB);
d) Đối với trường hợp chết do tai nạn lao động thì có thêm
Mục lục bài viết
- 1 1. Chế độ hưởng tuất một lần được bao nhiêu tiền?
- 2 2. Thời gian giải quyết chế độ tuất một lần
- 3 3. Tiền tuất liệt sỹ có phải là thu nhập để đảm bảo thi hành án
- 4 4. Chế độ tử tuất, chế độ trợ cấp bảo hiểm tử tuất cho thân nhân
- 5 5. Về hưởng trợ cấp chế độ tử tuất
- 6 6. Chế độ tử tuất của thân nhân của thương binh mất
- 7 7. Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất
- 8 8. Trợ cấp tuất đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng
- 9 9. Tư vấn hưởng chế độ tử tuất khi người lao động chết
- 10 10. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người đang hưởng chế độ hưu trí chết
- 11 11. Ai được hưởng tiền tuất theo quy định của pháp luật?
1. Chế độ hưởng tuất một lần được bao nhiêu tiền?
a. Điều kiện hưởng:
+ Người chết không đủ kiều kiện để thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
+ Người chết đủ điều kiện để thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng không có thân nhân đủ điều kiện.
b. Mức hưởng:
+ Đối với người lao động đang làm việc hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: (1,5 tháng lương BQ đóng bảo hiểm x Số năm công tác).
Mức thấp nhất bằng ba tháng lương bình quân đóng bảo hiểm.
+ Đối với người đang hưởng lương hưu được tính theo số tháng đã hưởng lương hưu. Nếu có chết trong 2 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu. Sau đó cứ 1 tháng hưởng lương hưu thì trừ đi 0,5 tháng; thấp nhất bằng 3 tháng lương hưu:
M= Lg[48-(N-2)x0.5]
Trong đó :
M = mức hưởng (M tối thiểu bằng 3 tháng tiền lương hưu).
Lg = lương hưu hằng tháng.
N = số tháng đã hưởng trợ cấp BHXH (N≥2).
c. Thủ tục hồ sơ:
– Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội và người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
+ Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết.
+ Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
+ Biên bản điều tra tai nạn lao động, bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp trong trường hợp chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ ≥61% bao gồm:
+ Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết.
+ Tờ khai của thân nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
Trường hợp người lao động chết có thân nhân cần giám định mức suy giảm khả năng lao động. Cơ quan BHXH chỉ giới thiệu trong vòng 2 tháng kể từ ngày chết
2. Thời gian giải quyết chế độ tuất một lần
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi là cán bộ công chức xã. Đã công tác và có bảo hiểm công chức 13 năm . Do bị bệnh đột ngột qua đời. Gia đình tôi không có ai đủ điều kiện nhận trợ cấp hàng tháng. Vậy gia đình tôi nhận một lần thì sau bao lâu mới được nhận. Cơ quan nào có trách nhiệm với việc này. ?
Luật sư tư vấn:
Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất:
Thứ nhất, hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng khi thuộc các trường hợp:
“- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
– Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đốivới nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.”
Thứ hai, hưởng trợ cấp tuất một lần. Thân nhân của người lao động được hưởng trợ cấp tuất một lần nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Theo thông tin mà bạn cung cấp, thì gia đình bạn hưởng trợ cấp tuất một lần. Thời gian giải quyết chế độ này theo quy định của pháp luật là:
“Điều 112. Giải quyết hưởng chế độ tử tuất
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho người sử dụng lao động.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014, tối đa 45 ngày kể từ ngày gia đình bạn nộp đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động (cơ quan bố bạn làm việc) thì gia đình bạn sẽ nhận được trợ cấp tuất một lần. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là cơ quan bảo hiểm xã hội (không phải cơ quan nơi bố bạn làm việc). Trường hợp không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bạn lưu ý rằng thời hạn 45 ngày được tính từ ngày gia đình bạn nộp đủ hồ sơ cho cơ quan nơi bố bạn làm việc. Hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 111 Luật bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội;
– Bản sao giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Tờ khai của thân nhân và biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ điều kiện hưởng hằng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần;
– Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông quy định tại khoản 2 Điều 104 của Luật bảo hiểm xã hội ; bản sao bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp chết do bệnh nghề nghiệp;
– Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với thân nhân bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
3. Tiền tuất liệt sỹ có phải là thu nhập để đảm bảo thi hành án
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đã ly hôn với chồng được 3 tháng, chồng tôi phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con 1.000.000đ/1 tháng. Nhưng anh ấy lại không chấp hành theo quyết định. Anh ấy có một ngôi nhà và anh thuộc diện được hưởng tuất nuôi dưỡng liệt sỹ 2.000.000đ/1 tháng. Xin hỏi luật sư, số tiền tuất này có được coi là thu nhập hợp pháp để khấu trừ đảm bảo thi hành án hay không? Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 78 Luật thi hành án dân sự:
“Điều 78. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án
1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận của đương sự
b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;
c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.”
Như vậy, thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.
Hiện nay pháp luật không quy định cụ thể khoản thu nhập nào không được cưỡng chế khấu trừ để đảm bảo thi hành án, trừ trường hợp tài sản không được kê biên quy định tại Luật Thi hành án dân sự. Do đó, khoản tiền tuất nuôi dưỡng liệt sỹ được coi là thu nhập hợp pháp và có thể khấu trừ đảm bảo thi hành án.
4. Chế độ tử tuất, chế độ trợ cấp bảo hiểm tử tuất cho thân nhân
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi nghỉ việc và hưởng lương hưu được 4 năm thì bố mất. Vậy gia đình tôi có được hưởng chế độ tử tuất không, mức hưởng và thủ tục hưởng như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” về chế độ tử tuất, trường hợp người đang hưởng lương hưu mà mất thì thân nhân được hưởng các trợ cấp sau:
Thứ nhất, trợ cấp mai táng:
– Người hưởng: Người lo mai táng;
– Mức hưởng: 10 tháng lương tối thiểu chung. Theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu chung hiện nay là 1.150.000 đồng/tháng.
Thứ hai, trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần: Ngoài khoản trợ cấp mai táng, thân nhân (cha đẻ, mẹ đẻ, con cái, cha chồng, mẹ chồng, cha vợ, mẹ vợ hoặc người mà người mất có trách nhiệm nuôi dưỡng) của người mất còn được hưởng trợ cấp tuất theo một trong hai trường hợp sau:
– Trợ cấp tuất hàng tháng:
+) Thân nhân được hưởng gồm:
a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên và không có thu nhập hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung (thấp hơn 1.150.000/tháng);
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam (hoặc dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên), từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ (hoặc dưới 55 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên) và không có thu nhập hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn mức lương tối thiểu chung (thấp hơn 1.150.000);
+) Mức hưởng: Với một người chết thì số thân nhân được hưởng không quá 4 người. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương tối thiểu chung; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng70% mức lương tối thiểu chung.
– Trợ cấp tuất một lần:
+) Thân nhân được hưởng: Nếu không có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì thân nhân người mất được hưởng trợ cấp tuất một lần;
+) Mức hưởng: Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong hai tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng bốn mươi tám tháng lương hưu đang hưởng; nếu chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm một tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu, mức thấp nhất bằng ba tháng lương hưu đang hưởng. Trong trường hợp bố bạn đã hưởng lương hưu được 4 năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 25 tháng lương hưu.
Về thủ tục hưởng chế độ tử tuất của người đang hưởng lương hưu, “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” quy định: Thân nhân của người đang hưởng lương hưu nộp hồ sơ gồm Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết và Tờ khai của thân nhân tới tổ chức bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết chế độ tửa tuất cho thân nhân người mất.
5. Về hưởng trợ cấp chế độ tử tuất
Tóm tắt câu hỏi:
Con tôi là công nhân nhà nước đã qua đời. Theo luật bảo hiểm thì tôi được hưởng trợ cấp hàng tháng của nhà nước có đúng không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật thì các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 63 của Luật BHXH đang đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể:
a) Người làm việc theo
b) Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Các đối tương thuộc điểm 1 ở trên thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
– Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ mười lăm năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
– Đang hưởng lương hưu;
– Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2. Thân nhân của các đối tượng quy định tại điểm 1 ở trên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ mười lăm tuổi; con chưa đủ mười tám tuổi nếu còn đi học; con từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Vợ từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ sáu mươi tuổi trở lên; vợ dưới năm mươi lăm tuổi, chồng dưới sáu mươi tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu từ đủ sáu mươi tuổi trở lên đối với nam, từ đủ năm mươi lăm tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng, người khác mà đối tượng này có trách nhiệm nuôi dưỡng nếu dưới sáu mươi tuổi đối với nam, dưới năm mươi lăm tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d ở trên phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
6. Chế độ tử tuất của thân nhân của thương binh mất
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi: Công ty Luật Dương Gia Bố tôi là thương binh 1/4 đã mất tháng 9/1997 do tai nạn giao thông. Sau khi bố tôi qua đời đến nay không được hưởng chế độ gì cho đến thời điểm 01/01/2013 khi Nghị định 31/2013/NĐ-CP được áp dụng. Mẹ tôi sinh năm 1949. Xin luật sư cho biết trước thời điểm Nghị định 31/2013/NĐ-CP ra đời thân nhân của thương binh bị chết có được hưởng trợ cấp hàng tháng không? Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Trước thời điểm Nghị định 31/2013/NĐ – CP (hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2013). Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của họ quy định tại Nghị định được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 thì chế độ ưu đãi cho thân nhân thương binh được quy định tại Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006.
Theo đó, khi thương binh chết thì thân nhân của thương binh được hưởng trợ cấp như sau:
“1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà thương binh được hưởng trước khi chết.
2. Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của thương binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ; con thương binh từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con thương binh bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của thương binh khi đến tuổi 60 trở lên đối với nam, 55 trở lên đối với nữ, sống cô đơn không nơi nương tựa; con thương binh mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn tiếp tục đi học; con thương binh mồ côi bị tàn tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng.”
Theo đó, nếu bố bạn là thương binh hạng ¼ thì khi bố bạn mất, mẹ bạn khi đến độ tuổi đủ 55 sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
7. Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ tử tuất
Mẫu số 3 kèm theo Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
Đối với người được cử đi công tác, học tập, làm việc có thời hạn ở nước ngoài đã chết sau khi về nước nhưng thân nhân chưa được hưởng trợ cấp tuất
Kính gửi: …
Tên tôi là …
Số CMTND….
Hộ khẩu thường trú:…..
là thân nhân (nêu rõ mối quan hệ thân nhân với người lao động): …..của ông (bà)….
Sinh ngày:…..
Được cử đi (hợp tác lao động, học tập, thực tập, làm chuyên gia): ……
tại (tên đơn vị, tổ chức và tên nước) ……
Đơn vị cử đi:…..
Cơ quan chủ quản (Bộ, ngành):…..
Thời hạn làm việc ghi trong Quyết định của đơn vị cử đi: từ …..đến……
Thời điểm về nước: ngày …… tháng ….. năm ……
Lý do về nước:….
Được chuyển trả về đơn vị:….
Ông (bà) … đã từ trần ngày…. tháng …. năm …
Từ khi về nước đến khi từ trần, ông (bà) … chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc, chế độ bảo hiểm xã hội.
Tôi xin cam đoan lời khai trên đây của tôi là đúng sự thật. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.
Đề nghị ………. lập hồ sơ và làm thủ tục giải quyết chế độ tử tuất đối với ông (bà) ……/.
……, ngày ….. tháng ….. năm …… | ……, ngày ….. tháng …. năm …… |
8. Trợ cấp tuất đối với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư. Xin phép hỏi luật sư về chính sách thân nhân được hưởng chế độ tiền trợ cấp tiền tuất. Xin trình bày qua với luật sư về gia cảnh: Bố tôi là quân nhân về nghỉ hưu ở quê Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định từ năm 1996 và đến năm 2003 thì bố tôi mất. Mẹ tôi là nông dân năm nay 81 tuổi, sống cùng bố tôi từ khi ông về hưu ở nhà riêng, không ở cùng với người con nào. Từ khi ông cụ mất thì mẹ tôi vẫn ở nhà riêng để thờ cúng bố tôi, cụ không ở chung với người con nào. Nói về các con: Các cụ tôi sinh được 5 người con, có 4 trai, 1 gái. Chúng tôi đều có gia đình và nhà riêng. (2 người ở rất xa, 3 người khác làm nghề tự do ở quê ở cùng thôn nhưng cũng có gia đình và nhà riêng). Hiện tại mẹ tôi đang được hưởng tiền trợ cấp tuất hàng tháng nhưng bằng 50% lương tối thiểu vùng. Vậy trường hợp của mẹ tôi (hiện nay 81 tuổi) có thuộc diện là thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng hay không? Xin cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
“- Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
– Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.”
Khoản 1 Điều 68 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hàng tháng như sau:
“1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.”
Điều 26 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng:
* Mức trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện theo quy định tại Điều 68 của Luật bảo hiểm xã hội.
* Đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 46: Bà Tr có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 20 năm, có một con 5 tuổi. Hai vợ chồng bà Tr không may bị chết trong một vụ tai nạn giao thông.
Trong trường hợp này, con của bà Tr được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 47: Ông P là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động; ông P có vợ 56 tuổi (không có nguồn thu nhập), có một con 13 tuổi. Trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của ông P được giải quyết như sau:
– Con ông P hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở;
– Vợ ông P được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở cho đến khi con ông P đủ 18 tuổi, sau đó hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 50% mức lương cơ sở.
Ví dụ 48: Ông V là con duy nhất trong gia đình, mẹ đã chết, bố 62 tuổi (không có nguồn thu nhập). Ông V là đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bị chết do tai nạn lao động.
Trong trường hợp này, bố ông V thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 49: Bà K 57 tuổi (không có nguồn thu nhập), chồng đã chết, có một con gái duy nhất đã lấy chồng (hiện đã chết). Con rể bà K có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 16 năm, bị chết do tai nạn rủi ro.
Trong trường hợp này, bà K thuộc diện được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Ví dụ 50: Hai vợ chồng bà T đều đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có một con duy nhất 6 tuổi. Cả hai vợ chồng bà T bị chết do tai nạn lao động. Do vậy, con của vợ chồng bà T sẽ được hưởng 02 lần mức trợ cấp tuất hằng tháng (bằng 2 lần của 70% mức lương cơ sở).
Như vậy, hiện tại mẹ anh có 05 người con, có 2 người ở rất xa, 3 người khác làm nghề tự do ở quê ở cùng thôn nhưng cũng có gia đình và nhà riêng. Do đó mẹ anh không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng đối với trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng.
9. Tư vấn hưởng chế độ tử tuất khi người lao động chết
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, tôi có một người bạn làm việc và đóng bảo hiểm được 9 năm nhưng bạn tôi đã nghỉ về quê chữa bệnh cho chồng, chồng bị bệnh thần kinh. Hai vợ chồng đã xô sát, bạn tôi khộng may tử vong, vậy số tiền bảo hiểm đó chưa lấy được. Nếu lấy thì lấy như thế nào? Bên chồng có được hưởng phần nào số tiền bảo hiểm của bạn tôi không? Vì bên chồng lo mai táng cho bạn tôi. Mong luật sư giúp đỡ tôi, tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, trợ cấp mai táng phí theo quy định tại Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng:
a) Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.
3. Người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp mai táng quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như bạn trình bày, bên gia đình chồng đã lo mai táng cho bạn của bạn, bên gia đình chồng sẽ được hưởng trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng bạn của bạn chết.
Thứ hai, chế độ trợ cấp tuất:
– Trợ cấp tuất hàng tháng: Khoản 1 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
“1. Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng:
a) Đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần;
b) Đang hưởng lương hưu;
c) Chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng với mức suy giảm khả năng lao động từ 61 % trở lên.”
Bạn của bạn mất không thuộc một trong những trường hợp trên do đó thân nhân sẽ không được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng.
– Trợ cấp tuất một lần: Điều 69 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần như sau:
“Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.”
Như vậy, thân nhân của bạn bạn sẽ được hưởng chế độ trợ cấp tuất một lần. Mức trợ cấp tuất một lần theo quy định tại Điều 70 Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội 2014.
– Mức lương cơ sở dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 chết.
Hồ sơ hưởng trợ cấp tuất một lần gồm:
– Sổ bảo hiểm xã hội (01 bản chính);
– Giấy chứng tử hoặc Giấy báo tử hoặc Quyết định của Toà án tuyên bố là đã chết (bản sao được chứng thực);
– Tờ khai của thân nhân người chết (Mẫu số 09A-HSB, bản chính);
Số lượng hồ sơ: 01 bộ gửi tới Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty của bạn bạn làm việc để hưởng chế độ.
10. Chế độ tử tuất đối với thân nhân của người đang hưởng chế độ hưu trí chết
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi Công ty Luật Dương Gia,
Năm 1968, bố cháu đi bộ đội vào Miền Nam chiến đấu. Đến năm 1975, bố cháu chuyển sang ngành Công An. Đến năm 1988, vì sức khỏe nên bố cháu nghỉ hưu sớm và năm 1995 bố cháu mất được chôn nghĩa trang TP HCM, năm đó 3 anh em cháu được hưởng trợ cấp tiền tuất hưu trí đến năm 18 tuổi, Năm bố cháu mất mẹ cháu được 50 tuổi. Theo quy định nhà nước thì mẹ cháu 55 tuổi mới được hưởng trợ cấp. Nhưng năm nay mẹ cháu 71 vẫn chưa được lãnh trơ cấp tiền tuất hưu trí, kính mong Luật sư tư vấn cho cháu biết trường hợp của mẹ cháu có được lãnh trợ cấp không ạ?
Cháu xin chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, trong đó Điểm b Khoản 2 quy định đối với thân nhân là vợ:
“Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
2. (…)
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
(…)
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.”
Theo đó, nếu mẹ của bạn phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở (1.210.000 đồng) (không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công) thì mới được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng của cha bạn.
11. Ai được hưởng tiền tuất theo quy định của pháp luật?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư
Trong di chúc có phần “tôi là chủ sở hữu tài sản gồm:…..” và “các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cấp gồm:….” thì phải điền thế nào? Khi tôi có 1 tài khoản chứng khoán và 1 sổ bảo hiểm xã hội.
Theo tôi được biết, sau khi mất đối tượng hưởng bảo hiểm (mà cụ thể là trợ cấp tuất hàng tháng hoặc 1 lần) chỉ có thân nhân: con, vợ/chồng, cha mẹ. Vậy liệu tôi muốn người hưởng trợ cấp là 1 người khác thì có đúng theo luật hưởng bảo hiểm xã hội hay không vì trong điều kiện về thân nhân là rất cụ thể, nên sợ rằng cơ quan bảo hiểm sẽ làm khó khăn sau này. Và nếu được thì phải điền cụ thể vào phần trống ở câu hỏi trên như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 2 Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hàng tháng như sau:
“Điều 67. Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất hằng tháng
2. Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:
a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;
b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;
d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.”
Theo quy định trên thì tại khoản c và khoản d quy định về việc được hưởng trợ cấp còn có các thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ; dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Ngoài ra, các thành viên này phải đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Điều 107 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”
Như vậy ngoài vợ/chồng, con, cha/mẹ thì vẫn có thành viên khác trong gia đình được hưởng như cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột nếu thỏa mãn các điều kiện để được hưởng tiền tuất.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Điều 634 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về di sản như sau:
“Điều 634. Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Theo quy định này thì những tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác mới được xem là di sản và được đem ra thừa kế. Trong trường hợp bác hỏi thì bác muốn để lại tiền tuất cho người khác như vậy là không đúng quy định của pháp luật. Vì tiền tuất phát sinh sau khi người đóng bảo hiểm mất và chỉ được chi trả nếu thân nhân có đủ điều kiện của pháp luật quy định. Lúc người đóng bảo hiểm còn sống thì tiền tuất chưa được đặt ra và nó cũng chưa là tài sản riêng của người đóng bảo hiểm. Do vậy, vấn đề tiền tuất sẽ không được xem là di sản là không được ghi trong di chúc.