Chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với cán bộ quản lý. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó hiệu trưởng. Cách tính tiền lương làm thêm giờ.
Chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với cán bộ quản lý. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó hiệu trưởng. Cách tính tiền lương làm thêm giờ.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là hiệu trưởng một trường tiểu học. Theo quy định tôi được biên chế một phó hiệu trưởng giúp việc. Hiện nay phó hiệu trưởng nghỉ thai sản không có người thay thế. Tôi làm cả phần việc của phó hiệu trưởng. Tôi có được tính thêm giờ không? Nếu được thì tính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 41/2010/TT- BGDĐT ban hành điều lệ trường Tiểu học, Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, do Trưởng phòng giáo dục và đào tạo bổ nhiệm đối với trường công lập, công nhận đối với trường tư thục theo quy trình bổ nhiệm hoặc công nhận Phó Hiệu trưởng của cấp có thẩm quyền. Mỗi trường tiểu học có từ 1 đến 2 Phó Hiệu trưởng, trường hợp đặc biệt có thể được bổ nhiệm hoặc công nhận thêm.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó hiệu trưởng như sau:
“3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Hiệu trưởng :
a) Chịu trách nhiệm điều hành công việc do Hiệu trưởng phân công;
b) Điều hành hoạt động của nhà trường khi được Hiệu trưởng uỷ quyền;
c) Dự các lớp bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ quản lí; tham gia giảng dạy bình quân 4 tiết trong một tuần; được hưởng chế độ phụ cấp và các chính sách ưu đãi theo quy định.”
Theo quy định tại Điểm c) Khoản 1 Điều 3
Đồng thời, Mục II Thông tư 78/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác như sau:
“II- ĐIỀU KIỆN VÀ NGUYÊN TẮC HƯỞNG PHỤ CẤP
1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:
a) Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.
b) Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc
quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.”
Đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì bạn đang là Hiệu trưởng trường tiểu học. Phó hiệu trưởng nghỉ thai sản nên bạn phải làm cả phần công việc của hiệu phó. Do bạn không có
>>> Luật sư tư vấn chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với cán bộ quản lý: 1900.6568
Theo Điều 7
Về nguyên tắc tính trả thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở công lập được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch
Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:
– Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;
– Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;
– Tiền lương 01 giờ dạy:
Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:
Tiền lương 01 giờ dạy | = | Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học | x | Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ) |
Định mức giờ dạy/năm | 52 tuần |
Đối với nhà giáo làm công tác quản lý hoặc được phân công làm nhiệm vụ tổng phụ trách Đội, cán bộ Đoàn, Hội ở cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề được tính theo công thức nêu trên, trong đó định mức giờ dạy/năm là định mức giờ dạy/năm của giáo viên cùng bậc học, cấp học, bộ môn của cơ sở giáo dục đó;
Như vậy, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ và phụ cấp công tác phí thì bạn cũng chỉ được hưởng thêm tiền lương làm thêm/dạy thêm giờ.