Hiện nay, pháp luật cho phép người lao động được thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ không hưởng lương cũng như không giới hạn số ngày nghỉ không hưởng lương. Vậy câu hỏi đặt ra: Chế độ nghỉ không hưởng lương của công chức và viên chức được ghi nhận như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ nghỉ không hưởng lương của công chức, viên chức:
1.1. Khái quát chung về chế độ nghỉ không hưởng lương:
Trong cuộc sống hiện nay thì nghỉ không hưởng lương là một chế độ vô cùng phổ biến. Chế độ nghỉ không hưởng lương áp dụng cho tất cả người lao động, trong đó bao gồm cả đối tượng công chức và viên chức. Có thể nói, cuộc sống đôi khi có những khó khăn và nguyên nhân khác nhau, người lao động nhiều lúc không thể tránh khỏi nhiều tình huống phức tạp, gặp nhiều công việc nhất định và cần phải giải quyết, cho nên bắt buộc phải xin nghỉ không lương. Để đáp ứng được nhu cầu này cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc được thoải mái giải quyết các nhu cầu cá nhân, ngoài những ngày nghỉ lễ và nghỉ tết, nghỉ phép năm, nghỉ thứ bảy và chủ nhật thông thường, nghỉ có hưởng lương, thì pháp luật có ghi nhận thêm quy định về việc người lao động có thể nghỉ việc không hưởng lương. Theo đó thì có thể hiểu: Nghỉ không hưởng lương là quyền của người lao động, với mục đích trong trường hợp cần thiết, người lao động có thể thông báo cho người sử dụng lao động về việc xin nghỉ thời gian dài mà không bị sa thải theo quy định của pháp luật. Việc nghỉ phép không lương tuy là quyền để bảo vệ người lao động nhưng vẫn phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động, vì suy cho cùng thì người lao động vẫn cần phải được đặt dưới sự quản lý thống nhất của người sử dụng lao động.
1.2. Chế độ nghỉ không hưởng lương của công chức, viên chức:
Hiện nay pháp luật có quy định cụ thể về chế độ nghỉ không lương đối với các chủ thể được xác định là công chức và viên chức. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật cán bộ, công chức năm 2019 hiện nay có ghi nhận: Các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được hưởng chế độ nghỉ hằng năm, nghỉ lễ và nghỉ để giải quyết việc riêng tư phù hợp với pháp luật lao động, trong trường hợp các cán bộ và công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm, thì ngoài khoản tiền lương, người sử dụng còn phải tiến hành hoạt động thanh toán thêm một khoản tiền cho những ngày không nghỉ theo
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật viên chức năm 2019 hiện nay quy định: Các chủ thể được nghỉ hằng năm và nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần. Nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 115 của
– Người lao động kết hôn thì theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được nghỉ 3 ngày;
– Người lao động có con kết hôn theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được nghỉ 1 ngày;
– Bố đẻ hoặc mẹ đẻ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng của người lao động qua đời, vợ hoặc chồng của người lao động qua đời, con của người lao động qua đời thì theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được nghỉ 03 ngày.
Bên cạnh đó thì người lao động được phép nghỉ không hưởng lương 1 ngày Theo quy định của pháp luật và phải tiến hành hoạt động thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp khi ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại, anh chị em ruột của người lao động qua đời, bố hoặc mẹ của người lao động kết hôn, anh chị em ruột của người lao động kết hôn. Ngoài ra thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương, thời gian nghỉ không hưởng lương trong trường hợp này sẽ do hai bên tự thỏa thuận và pháp luật không quy định giới hạn thời gian cụ thể.
Do đó, công chức, viên chức sẽ được nghỉ không lương tối thiểu là 01 ngày theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, công chức và viên chức có quyền thỏa thuận với cấp trên trực tiếp quản lý mình để xin nghỉ không lương với thời gian dài hơn.
Bên cạnh đó,
– Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
– -Tết Âm lịch 05 ngày;
– Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
– Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
– Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Xử lý kỷ luật viên chức, công chức tự ý nghỉ việc mà không có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị:
Hiện nay căn cứ theo quy định Điều 16 của
– Không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật, không tuân thủ quy trình và quy định chuyên môn nghiệp vụ, không tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử, và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhắc nhỏ bằng văn bản tuy nhiên vẫn tái phạm;
– Vi phạm các quy định của pháp luật về chức năng và nhiệm vụ của viên chức, vi phạm kỷ luật lao động và nội quy lao động, vi phạm quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
– Lợi dụng vị trí của mình nhầm mục đích trục lợi cá nhân, có thái độ hách dịch gây khó khăn đối với người dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ được giao, xác nhận và cấp giấy tờ pháp lý cho người dân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm và uy tín của người khác dưới bất kỳ hình thức nào trong khi hoạt động nghề nghiệp;
– Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền và không thực hiện tốt nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng, có hành vi gây mất nội bộ đoàn kết trong đơn vị và cơ quan, có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống tội phạm và phòng chống tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự an toàn xã hội và phòng chống tham nhũng;
– Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước hoặc vi phạm quy định của pháp luật về vấn đề giải quyết khiếu nại và tố cáo, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư hoặc xây dựng, vi phạm quy định trong lĩnh vực đất đai hoặc tài nguyên môi trường, kế toán tài chính hoặc lĩnh vực ngân hàng, vấn đề quản lý và sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của các chủ thể;
– Vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới, dân số và hôn nhân gia đình, an sinh xã hội và một số quy định pháp luật khác có liên quan đến công chức và viên chức.
Theo đó thì có thể thấy, trong trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc trái quy định của pháp luật mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị xử lý kỷ luật khiển trách nếu đây được xem xét là hành vi vi phạm lần đầu và gây ra hậu quả ít nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu hành vi này được lặp đi lặp lại nhiều lần và gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức, bãi nhiệm hoặc buộc thôi việc.
3. Nghỉ không lương có được tính nâng bậc lương hay không?
Công chức và viên chức hiện tại theo quy định của pháp luật sẽ được đường hai chế độ xét nâng bậc lương đó là, nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước hạn. Theo đó thì điều kiện để được hưởng chế độ nâng bậc lương như sau:
Thứ nhất, nâng bậc lương thường xuyên: Chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch, có đủ thời gian giữ bậc trong ngạch, được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên, không vi phạm kỷ luật để bị khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
Thứ hai, nâng bậc lương trước hạn: Có các điều kiện để được nâng bậc lương thường xuyên, lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ và được cấp có thẩm quyền công nhận bằng văn bản.
Ngoài ra, pháp luật hiện nay còn ghi nhận thời gian không được tính để xét nâng bậc lương thường xuyên gồm:
– Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
– Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong và ngoài nước vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
– Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giam, tạm giữ và các loại thời gian không làm việc khác ngoài thời gian nghỉ làm việc hưởng nguyên lương, hưởng
Như vậy, khi nghỉ không lương thì công chức, viên chức sẽ không được xét thời gian đó khi tính nâng bậc lương.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Viên chức năm 2019;
– Luật Cán bộ, công chức năm 2019.