Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là một chế độ thai sản của lao động nữ khi tham gia BHXH. Theo đó, họ được nghỉ một số lượng ngày theo quy định để đảm bảo sức khỏe, dưỡng sức. Dựa trên quy định pháp luật, ta xác định được ngày nghỉ thực tế và có được nghỉ bù cuối tuần hay không?
Mục lục bài viết
1. Quy định về số ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Căn cứ theo quy định pháp luật:
Nội dung tại Khoản 2 Điều 41
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác”.
Phân tích quy định pháp luật:
Ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện quản lý người lao động có quyền đưa ra quyết định về số ngày nghỉ hưởng chế độ. Trong trường hợp doanh nghiệp không có tổ chức này, người sử dụng lao động được đưa ra quyết định. Có thể thấy việc quyết định này căn cứ trên khả năng làm việc, làm quen với cường độ và tính chất công việc sau khi người lao động hưởng chế độ thai sản.
Như vậy, thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh phải căn cứ trên thực tế, không vượt quá số ngày tối đa theo quy định. Vì số ngày nghỉ này tương đối ngắn, cho nên người lao động quan tâm là họ có được nghỉ bù nếu rơi vào thứ 7, chủ nhật, ngày lễ hay không. Cùng tìm hiểu nội dung quy định bên dưới.
Tùy vào thực tế, đặc điểm và tính chất của việc sinh con mà thời gian nghỉ tối đa cũng được kiểm soát.
Theo đó:
+ Trong lần sinh nghỉ chế độ thai sản đó, nếu lao động nữ sinh từ 02 con trở lên được nghỉ tối đa 10 ngày. Đây cũng là thời gian nghỉ dưỡng sức được quy định dài nhất dành cho người lao động.
+ Trường hợp sinh mổ cũng ảnh hưởng đến điều kiện sức khỏe thực tế vì vết thương dài. Cho nên đây là chế độ có thời gian nghỉ tối đa 07 ngày.
+ Các trường hợp còn lại có thời gian nghỉ tối đa 05 ngày.
Như vậy phải căn cứ trên thực tế, cũng như tuân thủ các quy định pháp luật khi hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh. Để đảm bảo việc quản lý của các chủ thể có thẩm quyền, bên cạnh các quyền lợi được hưởng của người lao động.
2. Nghỉ dưỡng sức sau sinh có tính thứ 7 và chủ nhật?
Quy định pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 41
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Phân tích quy định pháp luật:
Sau khi đi làm lại, người lao động vẫn được hưởng nghỉ dưỡng sức nhằm phục hồi sức khỏe. Thời gian 30 ngày đầu làm việc, nếu sức khỏe chưa được ổn định thì họ có thể triển khai nhu cầu được hưởng chế độ của mình. Khi đó, thời gian nghỉ hưởng chế độ sẽ được xác định từ khoảng 05 đến 10 ngày như đã phân tích bên trên.
Theo đó, thời gian này sẽ được tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Tức là không có quy định về việc nghỉ bù nếu ngày nghỉ thực tế trùng ngày cuối tuần. Thời gian được quy định nghỉ là ngày nghỉ thực tế, không căn cứ trên các quy định chế độ khác.
Do đó, khi bạn nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh thì sẽ được tính cả ngày nghỉ hằng tuần là thứ 7 và chủ nhật. Chế độ này dành cho người đi làm lại sau khi nghỉ chế độ thai sản, cho nên chỉ mang tính chất bổ sung nhằm phục hồi sức khỏe, làm quen với cường độ công việc. Cho nên không có các chế độ nghỉ bù cho người lao động.
3. Mức hưởng trợ cấp ngày nghỉ dưỡng sức sau sinh:
3.1. Mức hưởng theo chế độ BHXH chi trả:
Người lao động phải gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH để được hưởng quyền lợi của mình. Theo đó, mức hưởng chế độ được xác định cố định theo mức lương cơ sở. Nó không được xác định trên tính chất công việc hay thu nhập ổn định của người lao động.
– Quy định mức hưởng chế độ:
Căn cứ Khoản 3 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở”.
Như vậy, đây là giá trị cố định người lao động được hưởng khi nghỉ chế độ. Căn cứ trên mức lương cơ sở được áp dụng có hiệu lực pháp luật để xác định giá trị của mức hưởng chế độ. Theo đó, số tiền một ngày người lao động được nhận sẽ được tính toán.
Số ngày nghỉ thực tế vừa đảm bảo điều kiện phục hồi sức khỏe cho người lao động, vừa là căn cứ xác định tiền chi trả chế độ họ được nhận.
– Quy định về mức lương cơ sở:
Và khoản 2 Điều 3
“Điều 3. Mức lương cơ sở
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng”.
Đây là mức lương cơ sở vẫn được áp dụng đến thời điểm hiện tại.
Phân tích quy định pháp luật:
Theo đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh một ngày của lao động được tính bằng 30% mức lương cơ sở. Căn cứ trên các số liệu thực tế mà ta có thể tính được số tiền người lao động được nhận.
Lương cơ sở hiện nay theo quy định tại
30% x 1.490.000 đồng = 447.000 đồng/ngày.
Do đó, tùy thuộc số ngày nghỉ được quyết định, mà có căn cứ để xác định số tiền được hưởng. Giả sử khi bạn được nghỉ 5 ngày dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh thì bạn sẽ được hưởng cụ thể:
447.000 đồng x 5 ngày = 2.235.000 đồng.
3.2. Nhận lương trong thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Pháp luật cũng quy định thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản cho người lao động. Khi mà chế độ này được quy định cho người lao động đã được cơ quan BHXH chi trả trợ cấp.
Trên thực tế, đây là số ngày nghỉ mà người lao động không làm việc tại doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp có cần trả lương cho người lao động trong những ngày nghỉ này hay không.
Nội dung này được quy định cụ thể trong Khoản 2 Điều 168
Quy định pháp luật:
“Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”
Phân tích quy định pháp luật:
Pháp luật quy định về quyền lợi của người sử dụng lao động. Do cơ quan BHXH đã chi trả chế độ BHXH rồi, nên doanh nghiệp không cần trả lương cho những ngày không làm việc này.
Tuy nhiên luật lại có quy định về việc thỏa thuận khác giữa các bên. Nếu các bên có thỏa thuận trả lương, trợ cấp,… thì pháp luật không cấm. Nội dung nay giúp thể hiện sự quan tâm sát sao đến đời sống của người lao động. Từ đó có thể nhận thấy nhiều quyền lợi của người lao động tại nơi làm việc.
4. Hồ sơ, thời hạn giải quyết chế độ dưỡng sức:
4.1. Cần giấy tờ gì để giải quyết chế độ dưỡng sức?
Người lao động khi thấy mình không đảm bảo sức khỏe, cần nghỉ dưỡng sức phải làm đơn gửi đến người lao động.
Căn cứ Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 4. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
2.4. Trường hợp hưởng DSPHSK sau ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN: Hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 100, khoản 5 Điều 101 Luật BHXH; khoản 1 Điều 60 Luật ATVSLĐ là Danh sách 01B-HSB do đơn vị SDLĐ lập”.
Theo đó, bạn không phải nộp giấy tờ gì cho công ty. Bạn chỉ cần thể hiện nhu cầu của mình, để được đảm bảo về điều kiện sức khỏe và chế độ được hưởng. Công ty của bạn sẽ chuẩn bị mẫu 01B-HSB và gửi cơ quan BHXH để đề nghị giải quyết chế độ cho bạn.
4.2. Thời hạn nộp hồ sơ hưởng dưỡng sức:
Người lao động có thể theo dõi để đảm bảo các quyền lợi của mình khi hưởng chế độ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản thì công ty sẽ phải danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để yêu cầu giải quyết chế độ cho bạn. Chính doanh nghiệp phải thực hiện các công việc liên quan. Từ đó mà quyền lợi của người lao động được nhận nhanh chóng, đúng quy định pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
– Nghị định 38/2019/NĐ-CP Quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
– Quyết định 166/QĐ-BHXH quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BH thất nghiệp.