Trình tự, thủ tục và các vấn đề cần lưu ý về chế độ dưỡng sức sau khi sinh mới nhất năm 2021. Các bước tiến hành, để được hưởng chế độ và nghỉ dưỡng sức sau khi sinh cần phải làm gì?
Chế độ dưỡng sức sau sinh là một trong những điều đặc biệt cần lưu ý đối với những bà mẹ vừa sinh con, khi mà cơ thể người mẹ đã bị suy yếu, cơ thể đau nhức, tinh thần căng thẳng. Dưỡng sức sau sinh giúp người mẹ hồi phục cả về sức khỏe lẫn tinh thần. Luật bảo hiểm xã hội 2014 đã quy định khá cụ thể về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh dành cho lao động nữ sinh con.
Tư vấn trình tự thủ tục và các vấn đề cần lưu ý về
Thứ nhất, về đối tượng được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe:
Tại Khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:
“1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.”
Theo đó, lao động nữ có đủ các điều kiện sau thì được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh:
– Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc (sau khi nghỉ hết chế độ thai sản, quay trở lại làm việc) mà sức khỏe chưa phục hồi.
Thứ hai, về hồ sơ hưởng trợ cấp:
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ dưỡng sức sau sinh, sau thai sản mới nhất năm 2022
Tại điều 10 Quy định kèm theo Quyết định 636/QĐ-BHXH có quy định về hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:
“Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính).”
Theo đó, người sử dụng lao động lập bản danh sách theo mẫu nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để giải quyết. Người lao động không cần cung cấp thêm bất cứ giấy tờ nào.
Thứ ba, về trình tự thủ tục:
Điều 103 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức,
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Người lao động không cần nộp thêm bất cứ giấy tờ gì.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và chi trả trợ cấp cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Một số vấn đề cần lưu ý về chế độ dưỡng sức sau sinh:
Xem thêm: Cần lưu ý những gì khi mở hộ kinh doanh cá thể?
Thứ nhất, về thời gian hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.”
Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh con một lần từ hai con trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Theo đó, lao động nữ khi sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý và lao động nữ sinh con trong thời hạn 30 ngày đầu tiên làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ làm việc từ 05 ngày đến tối đa 10 ngày, trường hợp sinh con phẫu thuật được nghỉ tối đa là 07 ngày.
Xem thêm: Thời gian, mức hưởng, thủ tục hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh
Thời gian nghỉ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Ví dụ: Chị T đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, ngày 15/12/2016 trở lại làm việc sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con, đến ngày 10/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên chị T được cơ quan giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 10 ngày (chị T sinh đôi).
Trường hợp này, chị T được nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 10 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.
Quy định này cũng được áp dụng đối với lao động nữ mang thai hộ, trừ trường hợp người này chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc nghỉ việc trước thời điểm sinh con.
Thứ hai, về mức hưởng:
Khoản 3 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
“3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Ví dụ: Chị T sau khi sinh con, đã được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của pháp luật, công ty X đã cho chị nghỉ thêm 05 ngày do sức khỏe chị còn yếu. Mức lương cơ sở ở thời điểm đó là 1.210.000 đồng.
Xem thêm: Trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn và các vấn đề cần lưu ý mới nhất
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 1 ngày của chị là: 30%×1.210.000=363.000 đồng
Do chị T được công ty cho nghỉ 05 ngày nên số tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh mà chị T được hưởng là: 363.000×5=1.815.000 đồng.
Trên đây là bài tư vấn của Luật Dương Gia về “Trình tự, thủ tục và các vấn đề cần lưu ý về chế độ dưỡng sức sau khi sinh”, các bà mẹ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên lưu ý về vấn đề này nếu đang trong giai đoạn thai sản để đảm bảo quyền lợi của mình. Vớ bất kỳ thắc mắc nào, các bạn kết nối tổng đài tư vấn trực tuyến miễn phí 1900.6568 để được giải đáp. Hoặc qua trực tiếp văn phòng Luật Dương Gia tại:
– Hà Nội: Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.
– TP.HCM: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh.
Mục lục bài viết
- 1 1. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật
- 2 2. Quy định về nghỉ dưỡng sức sau khi sinh
- 3 3. Chế độ bảo hiểm trong thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
- 4 4. Quy định về việc nghỉ dưỡng sức sau khi sinh
- 5 5. Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi nghỉ sinh con
1. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật
Điều 24. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật theo Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:
Xem thêm: Các nội dung cần lưu ý trong gói thầu được chia thành nhiều phần
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) Tối đa 7 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Bằng 5 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30% do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày:
a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình;
b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
2. Quy định về nghỉ dưỡng sức sau khi sinh
Tóm tắt câu hỏi:
Em nghỉ sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 2013 và ngày đi làm lại 1 /5/2013, nhưng em do nhu cầu công việc nên em phải đi làm sớm là vào ngày 10/4/2013. Đến hôm nay ngày 24/6/2013 em mới làm giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh, nhưng bên công ty không ký vào giấy và bảo em vi phạm luật. Vậy em có thể nghỉ dưỡng sức sau khi sinh được không ạ?
Xem thêm: Quy định về các vấn đề cần lưu ý về hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng
Luật sư trả lời:
Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 37 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” quy định:
“Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:
1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm ngày đến mười ngày trong một năm.
2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ sở tập trung.”
Như vậy, sau khi đi làm một thời gian thì bạn mới làm giấy nghỉ dưỡng sức sau sinh. Tuy nhiên luật có quy định sau khi nghỉ chế độ thai sản mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Hiện tại thì bạn đã khỏe mạnh thì không được nghỉ dưỡng sức sau sinh nữa.
Trong tường hợp này bạn được nghỉ chế độ thai sản tối đa là 6 tháng, nhưng bạn mới nghỉ 5 tháng. bạn có thể làm đơn xin lãnh đạo nghỉ bù 1 tháng mà bạn đã đi làm, nếu lãnh đạo đồng ý thì bạn có thể nghỉ.
Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi thực hiện thanh lý hợp đồng thuê nhà
3. Chế độ bảo hiểm trong thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi tham gia bảo hiểm xã hội được 13 năm trong ngành lao động độc hại. Trong thời gian này do đau ốm phải phẫu thuật, tôi đã xin nghỉ ốm 60 ngày và đã nghỉ hết số ngày đó. Nhưng trong tuần làm việc đầu tiên, thấy sức khoẻ không thể đi làm được nên tôi xin nghỉ 1 tuần ngay sau đó. Vậy trong trường hợp của tôi 7 ngày đó có được hưởng chế độ bảo hiểm không? Nếu được hưởng thì như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 29. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
Xem thêm: Những điểm cần lưu ý khi xin cấp lại bằng lái xe bị mất, hỏng, quá hạn
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Trong trường hợp của bạn thì bạn đã đóng bảo hiểm được 13 năm và đã nghỉ việc để hưởng chế độ ốm đau nhưng trong vòng 30 ngày đầy nếu sức khỏe chưa phục hồi thì chị được nghỉ dướng sức phục hồi sức khỏe từ 5 đến 10 ngày tùy từng trường hợp:
Tối đa 10 ngày nếu người lao động mắc các bệnh cần chữa trị dài ngày
Tối đa 7 ngày nếu người lao động sau thời gian ốm do phải phẫu thuật
Bằng 5 ngày với các trường hợp khác.
Thời gian này không tính ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Xem thêm: Những điều cần biết về hoàn thuế xuất nhập khẩu
Mức hưởng bảo hiểm trong thời nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do ốm đau
Theo khoản 3 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ trong thời gian nghỉ dưỡng sức:
“3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Như vậy, trong vòng 7 ngày nghỉ dưỡng sức, bạn cần trừ đi những ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần không được hưởng chế độ bảo hiểm dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, còn những ngày còn lại mỗi ngày bạn được hưởng 30% mức lương cơ sở của một ngày theo quy định.
Mức hưởng chế độ cho những ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được xác định theo công sức sau
Một ngày = Tiền lương mức cơ sở : 24 x 30%
4. Quy định về việc nghỉ dưỡng sức sau khi sinh
Tóm tắt câu hỏi:
Sau khi nghỉ thai sản, người lao động được nghỉ dưỡng sức, trong quy định chỉ ghi là sức khoẻ còn yếu vậy sức khẻo còn yếu thì căn cứ vào giấy tờ nào thi không thấy nói rõ trong quy định?
Xem thêm: Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý về hợp đồng cho ở nhờ nhà ở
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thải sản quy định: Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.Lao động nữ đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
– Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Xem thêm: Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp và các điều cần lưu ý
– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Quy định “sức khỏe còn yếu” hiện nay không có quy định cụ thể về như thế nào là sức khỏe còn yếu,… vì có thể hiểu là chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản là một trong những quyền lợi mà pháp luật lao động xây dựng nhằm ưu tiên và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho lao động nữ sau thời kì thai sản mà về cơ bản tất cả lao động nữ sau khi hưởng chế độ thai sản đều có thể hưởng chế độ này.
Những giấy tờ cần thiết như Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh; Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, … đã có trong hồ sơ hưởng chế độ thai sản. Để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bạn chỉ cần lập Hồ sơ hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo Danh sách theo mẫu C70a-HD do người sử dụng lao động lập (bản chính) theo Quyết định số 636/QĐ-BHXH.
5. Chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi nghỉ sinh con
Tóm tắt câu hỏi:
Ở đơn vị em làm việc thì ban chấp hành công đoàn của công ty họ không làm bên thủ tục cho cán bộ nữ sau sinh được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh. Nếu ngưòi nào có biết về chế độ dưỡng sức sau sinh này, ghi đơn tay theo hiểu biết của mình và có quen biết với bệnh viện thì kí được đơn và được hưởng chế độ, còn lại là coi như mất luôn. Em muốn hỏi là tại sao luật bảo hiểm xã hội đã quy định mà sao công ty không làm cho công nhân được hưởng và những người sinh xong mà không được hưởng thì khoản tiền đó đi đâu?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Xem thêm: Một số điều cần lưu ý đối với biện pháp bảo đảm cầm cố
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định trên do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
Luật sư tư vấn chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau khi nghỉ sinh con:1900.6568
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, người lao động sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày. Để hưởng chế độ này người lao động phải chủ động để xuất ý kiến với người sử dụng lao động và người sử dụng lao động phải rà soát các đối tượng trong công ty để làm hồ sơ hưởng chế độ cho người lao động. Đây là chế độ thai sản khi người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội do đó nếu người sử dụng lao động không làm hồ sơ cho người lao động hưởng chế độ dưỡng sức sau thi sản thì chế độ này vẫn được bảo lưu, số tiền hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
Xem thêm: Các vấn đề cần lưu ý khi thực hiện mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Xem thêm: Khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài cần lưu ý gì?