Hợp đồng vay tài sản được xem là một trong những loại hợp đồng thông dụng và được các cá nhân, tổ chức sử dụng nhiều cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh. Hiện nay, các vấn đề pháp lý về loại hợp đồng này được điều chỉnh khá cụ thể trong Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hiện nay, các quy định pháp luật điều chỉnh về loại hợp đồng này cũng còn tồn tại một số vấn đề hạn chế, bất cập nhất định. Xuất phát từ đó, bài viết tập trung phân tích những quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản, đánh giá thực tiễn áp dụng và chỉ ra một số vấn đề bất cập còn tồn tại để từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định pháp luật hiện hành.
Đặt vấn đề:
Hiện nay,
Quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản
Căn cứ Điều 463
Một là, hợp đồng vay tài sản có thể là hợp đồng song vụ hoặc là hợp đồng đơn vụ. Theo đó, hợp đồng vay tài sản sẽ là hợp đồng song vụ khi mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau (Điều 402 BLDS 2015); có nghĩa là, quyền lợi của bên này là nghĩa vụ của bên kia, theo đó đòi hỏi hợp đồng được giao kết phải có tính chất “có đi có lại”, khi thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực cũng đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Bên cho vay có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận. Bên vay có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn nếu tài sản là tiền, trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng nếu tài sản là vật. Ngược lại, hợp đồng vay tài sản sẽ là hợp đồng đơn vụ khi thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên vay chuyển giao tài sản cho bên cho vay, kể từ thời điểm này mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.
Hai là, đối tượng của hợp đồng vay tài sản là các loại tài sản mà cá nhân, tổ chức được phép sở hữu. Tài sản theo quy định là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản (Điều 105 BLDS 2015). Tuy nhiên, không phải tài sản nào được liệt kê trên cũng đều thuộc đối tượng điều chỉnh của hợp đồng vay tài sản. Bởi đối tượng của hợp đồng vay tài sản phải là các động sản vì với loại tài sản này, các bên tham gia hợp đồng mới thực hiện được các hành vi giao nhận với nhau. Ngoài ra, không phải động sản nào cũng có thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản, bên cạnh các điều kiện chung về tính hợp pháp, động sản chỉ có thể là một khoản tiền hoặc vật cùng loại. Điều này cũng đồng nghĩa rằng, các loại vật khác như vật đặc định, vật không tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng vay tài sản, chúng chỉ có thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc hợp đồng mượn tài sản. Bên cạnh đó, tài sản cho vay phải là tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, chiếm hữu, sử dụng hợp pháp của bên cho vay. Điều này là đương nhiên, vì nếu tài sản có được do trộm cắp hay từ các hành vi bất hợp pháp khác thì tài sản đó sẽ không thể trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản.
Ba là, về hình thức của hợp đồng. Theo quy định chung thì khi giao kết, hình thức hợp đồng dân sự mà các bên tham gia có thể áp dụng là bằng miệng, bằng văn bản, bằng hành vi, bằng thông điệp dữ liệu (Điều 119 BLDS 2015). Như vậy, hợp đồng vay tài sản cũng sẽ có những hình thức trên và các bên sẽ được tự do thỏa thuận lựa chọn hình thức phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, thực tế, để hạn chế những tranh chấp không đáng có, các bên tham gia vào hợp đồng này nên lựa chọn hình thức bằng văn bản. Bởi hình thức miệng chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp cho vay với giá trị tài sản không lớn hoặc giữa các bên có mối quan hệ thân thiết. Một khi tranh chấp xảy ra, những hợp đồng vay tài sản bằng miệng thường rất khó chứng minh, xác định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên.
Bốn là, xác định thời điểm chuyển rủi ro trong hợp đồng vay tài sản. Về nguyên tắc, ai là chủ sở hữu tài sản thì phải gánh chịu rủi ro đối với tài sản của mình. Các bên có thể thỏa thuận cụ thể về thời điểm chịu rủi ro đối với tài sản trong hợp đồng vay. Nếu trong quá trình giao kết, các bên không thỏa thuận thì khi bên vay tài sản nhận tài sản cho vay thì đây sẽ là thời điểm chuyển rủi ro. Đề cập thêm thì hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng chuyển quyền sở hữu nên khi bên vay nhận tài sản cũng chính là thời điểm bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản và phải gánh chịu mọi rủi ro liên quan (nếu trường hợp không thỏa thuận về thời điểm chuyển rủi ro).
Năm là, về phân loại, hợp đồng vay tài sản gồm hợp đồng vay không kỳ hạn và hợp đồng vay có kỳ hạn. Hợp đồng vay không kỳ hạn là loại hợp đồng mà bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào nhưng phải
Có thể thấy rằng, hợp đồng vay tài sản được xem là loại hợp đồng thông dụng hiện nay và có ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội. Đây chính là phương thức hiệu quả để các bên có thể thỏa mãn được nhu cầu của chủ thể đi vay và chủ thể cho vay. Chủ thể đi vay sẽ có tài sản để phát triển sản xuất, kinh doanh tăng thêm thu nhập cho bản thân và gia đình hoặc phục vụ cho mục đích tiêu dùng hoặc nhu cầu khác, còn chủ thể cho vay sẽ có thêm một khoản lợi ích nhất định. Điều này có ý nghĩa rằng, trong xã hội, nhiều chủ thể có tài sản nhàn rỗi nhưng tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng đến nên họ chuyển giao cho những chủ thể khác có nhu cầu khác, trong khi đó, một bộ phận chủ thể có nhu cầu sử dụng tài sản rất lớn nhưng họ lại không có hoặc không đủ tài sản để đáp ứng. Do vậy việc vay tài sản là hoạt động diễn ra rất thường xuyên. Chính vì thế, việc pháp luật có sự điều chỉnh cụ thể như hiện nay là cơ sở pháp lý quan trọng để giúp cho hoạt động này diễn ra được hợp pháp, thuận lợi và nhanh chóng.