Chào thiếu đơn vị hàng hóa trong hồ sơ đề xuất. Sai lệch thiếu trong hồ sơ dự thầu ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đấu thầu?
Chào thiếu đơn vị hàng hóa trong hồ sơ đề xuất. Sai lệch thiếu trong hồ sơ dự thầu ảnh hưởng như thế nào đến kết quả đấu thầu?
Tóm tắt câu hỏi:
Trong một gói chào hàng cạnh tranh có giá trị 1,2 tỷ đồng, nhà thầu duy nhất chào đủ phạm vi cung cấp, không vượt giá gói thầu lại mắc phải lỗi tác nghiệp văn phòng về số lượng của 01 mục mời chào giá trong hồ sơ yêu cầu (từ 02 đơn vị hàng hóa nhầm thành 01 đơn vị). Tuy nhiên giá trị chào thiếu của 01 đơn vị đó lại chiếm khoảng 23% của toàn bộ giá chào của gói chào hàng. Nếu tính đủ theo khối lượng chào thầu với đơn giá mà nhà thầu này đã chào thì vẫn đảm bảo không vượt giá gói chào hàng cạnh tranh. Vậy tôi phải xử lý tình huống này như thế nào? Hiệu chỉnh cân bằng thừa thiếu với giá trị chào thiếu 23% liệu có được phép không? Xin được sự giúp đỡ, chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Luật Đấu thầu 2013 quy định về vấn đề xét duyệt trúng thầu như sau:
Điều 42. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
1. Nhà thầu tư vấn là tổ chức được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
c) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có điểm kỹ thuật cao nhất đối với phương pháp giá cố định và phương pháp dựa trên kỹ thuật; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
d) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
2. Nhà thầu tư vấn là cá nhân được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ lý lịch khoa học, đề xuất kỹ thuật (nếu có) tốt nhất và đáp ứng yêu cầu của điều khoản tham chiếu;
b) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
Điều 43. Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu;
c) Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu;
d) Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
đ) Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá;
e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt. Trường hợp dự toán của gói thầu được phê duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu được phê duyệt thì dự toán này sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xét duyệt trúng thầu.
2. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, trong thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do nhà thầu không trúng thầu.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, hồ sơ dự thầu bị loại bỏ trong các trường hợp có sai lệch thiếu lớn hơn 10% giá dự thầu, trừ gói thầu dịch vụ tư vấn.
Trường hợp 1: Nếu đây gói thầu bên bạn đang mời thuộc gói thầu dịch vụ tư vấn thì gói thầu sẽ xem xét giá thấp nhất và tiêu chí chấm thầu để đánh giá lựa chọn.
Trường hợp 2: Nếu gói thầu thuộc gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, nếu sai lệch phải đảm bảo có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu và có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất đối với phương pháp giá thấp nhất; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá để lựa chọn nhà thầu.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Gói thầu 4 tỷ có thể áp dụng chào hàng cạnh tranh không?
– Mẫu hồ sơ yêu cầu chào hàng cạnh tranh mua sắm hàng hóa
– Cách áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài