Căn cứ xác lập quyền sở hữu? Quyền sở hữu được xác lập dựa trên những căn cứ quy định tại Điều 170 Bộ luật dân sự năm 2015.
Mọi công dân Việt Nam đều có có quyền của mình và mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, công dân được tự do sử dụng các quyền của mình mà không bị pháp luật cấm chỉ cần không vi phạm đạo đức xã hội, trái với các quy định của pháp luật thì các quyền này sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Hiện nay, công dân có rất nhiều quyền như: quyền nhân thân như quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền về thay đổi họ tên, quyền học tập, quyền lao động… trong đó có quyền sở hữu tài sản cũng rất quan trọng đối với chủ sở hữu tài sản. Vậy căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản như thế nào? Pháp luật quy định như thế nào trong
Mục lục bài viết
- 1 1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp:
- 2 2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- 3 3. Thu hoa lợi, lợi tức:
- 4 4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến:
- 5 5. Được thừa kế tài sản:
- 6 6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên:
- 7 7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015:
- 8 8. Các trường hợp khác do pháp luật:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp:
Theo quy định của pháp luật khi mà người lao động là người làm việc theo
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
Thông thường theo quy định của pháp luật thì người có quyền sở hữu tài sản hợp pháp có quyền chuyển quyền sở hữu của mình thông qua
3. Thu hoa lợi, lợi tức:
Đối với tài sản phát sinh hoa lợi, lợi tức thì chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức thu được, được hưởng lợi mà hoa lợi, lợi tức mang lại kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó theo sự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Tạo thành vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến:
Theo quy định của pháp luật thì trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành, chủ sở hữu tài sản mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì theo quy định của pháp luật.
Theo cách hiểu thông thường thì trộn lẫn là pha trộn các vật với nhau để tạo thành vật mới, còn theo quy định của pháp luật thì khi tài sản thuộc sở hữu của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì kể từ thời điểm được trộn lẫn thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của chủ sở hữu đó.
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu của nguyên vật liệu khi được đem chế biến tạo thành vật mới là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Công ty A mang gỗ cho công ty B gia công đóng thành tủ thì công ty A này có quyền đối với cái tủ này.
5. Được thừa kế tài sản:
Theo quy định của pháp luật thì mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác thì người thừa kế được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo di chúc và theo pháp luật. Khi xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật.
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên:
Theo quy định của pháp luật thì tài sản vô chủ là tài sản mà chủ sở hữu tài sản đó đã từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
Tùy thuộc vào loại tài sản là động sản hay bất động sản thì người đã phát hiện đã tài sản vô chủ hay người đang quản lý tài sản vô chủ có quyền sở hữu tài sản đã thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật đã quy định thì đó đối với động sản trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, còn đối với bất động sản thì thuộc về Nhà nước.
Đối với tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm thì người phát hiện tài sản phải thông báo hoặc trả lại ngay cho chủ sở hữu thì phải có thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà Nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà người phát hiện tài sản đó mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho chủ sở hữu tài sản đó; Nếu trong trường hợp người phát hiện không biết địa chỉ của người có tài sản đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản từ người phát hiện tài sản bị bỏ rơi phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.
Thông thường do một số tỉnh có thói quen, tập quán thả rông gia súc thường xảy ra việc gia súc bị thất lạc thì theo quy định của pháp luật thì người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau một năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.
Đối với vật nuôi là gia cầm bị thất lạc khi xác lập quyền sở hữu mà người khác bắt được thì người bắt được theo quy định của pháp luật thì phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại. Sau khi người bắt được gia cầm bắt được kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì sau một tháng đó thì quyền sở hữu đối với gia cầm và hoa lợi do gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia cầm đó.
Nếu như chủ sở hữu của gia cầm thì thất lạc nhận lại số gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ số gia cầm sinh ra trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.
Thông thường, đối với vật nuôi dưới nước khi xác lập quyền sở hữu của vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên vào ruộng, ao, hồ của người khác thì vật nuôi dưới nước ngày thuộc sở hữu của người có ruộng, ao, hồ đó. Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệu riêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu của mình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai để chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 01 tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì quyền sở hữu vật nuôi dưới nước đó thuộc về người có ruộng, ao, hồ theo quy định của pháp luật.
7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015:
Theo quy định của pháp luật thì đối với tài sản không có căn cứ pháp luật thì khi người chiếm hữu, người được lợi về tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, còn đối với bất động sản là 30 năm kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu thì sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp của pháp luật có liên quan có quy định khác.
8. Các trường hợp khác do pháp luật:
Khi các bên yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến tài sản thì quyền sở hữu có thể được xác lập căn cứ vào bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.