Cho vay tiền là giao dịch dân sự rất phổ biến, và khi cho vay tiền thì các bên cần xác lập hợp đồng vay hoặc giấy vay tiền để có thể có căn cứ đòi nợ về sau. Tuy nhiên trong trường hợp không giao kết hợp đồng vay, thì căn cứ để chứng minh một người đã từng vay tiền của mình là gì?
Mục lục bài viết
1. Căn cứ để chứng minh một người vay tiền của mình là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 92 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 hiện nay, pháp luật có quy định một cách cụ thể về các trường hợp không cần phải chứng minh, cụ thể như sau:
– Sẽ không phải chứng minh đối với các tình tiết và các sự kiện đã rõ ràng mà mọi người đều biết và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án thừa nhận;
– Sẽ không cần phải chứng minh đối với các tình tiết và các sự kiện đã được xác định trong bản án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án này đã có hiệu lực pháp luật;
– Sẽ không cần phải chứng minh đối với các tình tiết và các sự kiện đã được ghi nhận trong các văn bản được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp bởi chủ thể có thẩm quyền, trường hợp nếu có dấu hiệu nghi ngờ về tính khách quan của những tình tiết và các sự kiện này, có sự nghi ngờ về tính khách quan của văn bản công chứng và chứng thực của chủ thể có thẩm quyền thì khi đó, thẩm phán sẽ yêu cầu các đương sự và các chủ thể có liên quan xuất trình bản gốc và bản chính để tiến hành đối chiếu;
– Không cần phải chứng minh khi một bên đường sự thừa nhận hoặc không phản đối đối với các tình tiết và sự kiện, không phản đối về các tài liệu và văn bản cũng như kết luận của các cơ quan chuyên môn mà đương sự phía còn lại đưa ra;
– Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng theo đúng quy định của pháp luật, thì sự thừa nhận của người đại diện cũng sẽ được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu như không vượt quá phạm vi đại diện.
Vì thế theo như phân tích ở trên, nguyên tắc chung của pháp luật hiện nay, khi đưa ra yêu cầu thì các đương sự sẽ phải chứng minh cho yêu cầu của mình là hợp pháp và có căn cứ. Tuy nhiên trong quan hệ cho vay và trong các giao dịch vay tiền, nếu bên vay thừa nhận việc vay tiền của mình thì theo quy định tại khoản 2 Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì sẽ không có nghĩa vụ chứng minh, và bên vay sẽ phải thực hiện nghĩa vụ là trả lại khoản tiền vay đó cho bên cho vay theo như sự thỏa thuận của các bên.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, bên cho vay không thừa nhận rằng mình đã vay khoản tiền đó thì, câu hỏi đặt ra sẽ là: Căn cứ để chứng minh một người đã vay tiền của mình là gì? Câu hỏi này hiện nay đang nhận được nhiều sự quan tâm. Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu thêm quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. căn cứ theo quy định tại Điều 6 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 hiện nay có quy định như sau: Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập và giao nộp các chứng cứ kèm theo tài liệu khác có liên quan cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Về bản chất thì nội hàm của quy định này hướng các đường sự đến việc thể hiện một cách rõ nét các tài liệu chứng cứ của mình, và chủ động tích cực hơn trong việc thu thập cũng như đưa ra các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình, bởi vì việc chỉ đưa ra khi ước vay mà không có tài liệu và chứng cứ kèm theo việc
Có rất nhiều cách để chứng minh về việc một người đã vay tiền của mình, cụ thể như sau:
– Tài liệu gián tiếp để chứng minh cho việc một người vay tiền của mình đó là chữ ký tại bàn tất toán kê khai gốc lãi của các bên, hợp đồng các bên đã giao kết với nhau về việc cho vay tiền, tức là xuất trình được giấy vay tiền (có chữ ký của bên vay là bị đơn);
– Các đoạn ghi âm bên vay thừa nhận rằng mình đã vay tiền, các đoạn tin nhắn thể hiện việc vay tiền của bên vay, các đoạn trích xuất camera thể hiện sự
2. Cho người khác vay tiền của mình có bắt buộc phải viết giấy tờ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay có quy định về giao dịch dân sự, cụ thể như sau: Giao dịch dân sự là khái niệm để chỉ hợp đồng hoặc các hành vi pháp lý đơn phương của các chủ thể làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời bên cạnh đó, căn cứ theo quy định Điều 119 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hình thức giao dịch dân sự, cụ thể như sau: Giao dịch dân sự có thể được thực hiện dưới các dạng hình thức khác nhau, ví dụ như lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Đồng thời thì giao dịch dân sự còn có thể thông qua phương tiện điện tử được thể hiện dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, hình thức giao dịch dân sự này sẽ được coi là giao dịch bằng văn bản.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 về hình thức của hợp đồng vay tài sản, cụ thể như sau: hợp đồng vay tài sản là khái niệm để chỉ sự thỏa thuận của các bên theo đúng quy định của pháp luật, Theo đó thì bên cho vay sẽ giao tài sản của mình cho bên vay, hai bên sẽ thỏa thuận thời hạn trả, đến thời hạn trả bên vay sẽ phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng và chất lượng, theo sự thỏa thuận của các bên và chỉ phải trả lãi nếu các bên có thỏa thuận lãi hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy thì có thể thấy, vay tiền chính là một trong những giao dịch dân sự được thực hiện thông qua hợp đồng vay tài sản, pháp luật hiện nay không có quy định bắt buộc rằng hợp đồng vay tài sản phải được thể hiện bằng văn bản. Do đó cho nên, cho vay tiền không bắt buộc phải viết giấy tờ mà các bên hoàn toàn có thể cho nhau vay tiền thông qua lời nói (gọi điện thoại) hoặc bằng hành vi cụ thể (chuyển khoản).
3. Không có giấy tờ khi cho một người vay tiền của mình thì có đòi lại được không?
Theo như đã phân tích ở trên, thì pháp luật vẫn công nhận và bảo vệ đối với các trường hợp vay tiền không lập giấy tờ, vì hợp đồng vay tài sản có thể được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể. Mặc dù hiện nay pháp luật không quy định vay tiền phải được thể hiện thông qua giấy tờ tuy nhiên không phải mọi trường hợp vay tiền đều hợp pháp, và vay tiền lập thành văn bản chính là một trong những hình thức đảm bảo nhất để đòi quyền lợi cho các bên. Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 hiện nay có quy định về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự, trong đó có hợp đồng vay tài sản, cụ thể như sau:
– Chủ thể có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập theo đúng quy định của pháp luật;
– Chủ thể tham gia giao dịch dân sự không bị lừa dối và ép buộc, tham gia một cách hoàn toàn tự nguyện theo ý chí của các bên;
– Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
Như vậy thì có thể thấy, khi đắp ứng được đầy đủ các điều kiện có hiệu lực trên của một giao dịch dân sự, thì hợp đồng vay tài sản dù được thể hiện dưới hình thức nào vẫn sẽ có hiệu lực pháp luật và vẫn được coi là hợp pháp, cho nên người cho vay tiền vẫn sẽ có cơ sở để đòi lại quyền lợi của mình trong trường hợp người vay không có thiện chí hoàn trả số tiền đã vay.
4. Hướng giải quyết, xử lý đòi nợ khi cho vay tiền không có giấy tờ:
Thứ nhất, khởi kiện dân sự. Hiện nay rất nhiều trường hợp cho vay nhưng không ghi giấy tờ bởi vì các bên vô cùng tin tưởng lẫn nhau. Vậy cho nên trong trường hợp bên vay cố tình không trả và không phối hợp với bên cho vay, thì khi đó bên cho vay hoàn toàn có thể khởi kiện ra tòa án căn cứ theo Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Khi đó thì các bên cần phải cung cấp chứng cứ chứng minh sự tồn tại của các giao dịch vay tiền, cụ thể như sau:
– Các tài liệu đọc được nghe được và nhìn được thậm chí bao gồm cả dữ liệu điện tử;
– Các vật chứng lời khai của đương sự lời khai của người làm chứng, văn bản có công chứng, chứng thực bởi các chủ thể có thẩm quyền … hoặc các chứng cứ khác theo quy định tại Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Thứ hai, tố giác tội phạm. Nếu người vay có dấu hiệu bỏ trốn không trả nợ thì hoàn toàn có thể tố giác người này ra cơ quan công an có thẩm quyền về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều một 75 Bộ luật hình sự năm 2015. Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm hai loại trường hợp sau:
– Chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản … bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc cố tình không trả lại tài sản đó khi đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng để trả lại;
– Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê v.v. vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Điều luật này quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.