Cách xác định thiệt hại khi sức khỏe bị xâm phạm. Căn cứ vào những yếu tố nào để xác định mức bồi thường khi sức khỏe bị xâm phạm?
Sức khỏe, tính mạng của con người là vô giá, không thể có một đơn vị đo lường nào có thể được xác định làm căn cứ xác định thiệt hại về sức khỏe. Tuy nhiên, khi có hành vi trái pháp luật xâm hại tới sức khỏe, cần thiết phải tính toán đến những thiệt hại thực tế mà người bị thiệt hại phải gánh chịu để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Theo quy định tại Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015” thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm các loại thiệt hại sau:
1. Đối với thiệt hại về vật chất
Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Những chi phí hợp lý này có thể bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc để điều trị cho nạn nhân và tiền mua các thiết bị, dụng cụ y tế cần thiết khác, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu,…theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và chi phí để phục hồi chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại như chân tay giả, xe lăn, xe đẩy, máy trợ thính,…(nếu có).
Trên thực tế, có trường hợp người bị thiệt hại được đưa ra nước ngoài điều trị hoặc giữa các bên có tranh chấp về thiệt hại phát sinh liên quan đến việc cứu chữa, điều trị người bị thiệt hại,…Trong trường hợp này, nếu xét thấy cần thiết và theo yêu cầu của một trong các bên, tòa án có thể trưng cầu giám định để xác định thiệt hại (chi phí điều trị) cho hợp lý.
Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Thu nhập được tính để làm căn cứ bồi thường phải là những thu nhập thực tế. Điều này có nghĩa là trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có được thu nhập này, tuy nhiên sau khi sức khỏe bị xâm phạm t.hì thu nhập đó không thu được nữa (bị mất) hoặc chỉ thua được một phần (bị giảm sút). Sau khi xác định được thu nhập thực tế, người bị thiệt hại sẽ được bồi thường thiệt hại này nếu họ thuộc trường hợp bị mất thu nhập hoặc được hưởng phần chênh lệch thu nhập từ việc thu nhập thu được sau khi bị thiệt hại về sức khỏe thấp hơn thu nhập trước đó. Thu nhập thực tế để làm căn cứ xác định mức bồi thường được tính như sau:
+ Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập ổn định từ tiền lương trong biên chế, tiền công từ
+ Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có làm việc và hàng tháng có thu nhập thực tế nhưng mức thu nhập của các tháng khác nhau, thì lấy mức thu nhập trung bình của 6 tháng liền kề (nếu chưa đủ 6 tháng thì của tất cả các tháng) trước khi sức khỏe bị xâm phạm nhân với thời gia điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
+ Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng không ổn định và không thể xác định được, thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại nhân với thời gian điều trị để xác định khoản thu nhập thực tế của người bị thiệt hại.
+ Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại chưa làm việc và chưa có thu nhập thực tế thì không được bồi thường thiệt hại về thu nhập.
Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hai. Đối với chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại cần chú ý:
+ Chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại bao gồm: chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại.
+ Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú. Về nguyên tắc, chỉ tính bồi thường thiệt hại cho một người chăm sóc người bị thiệt hại do mất khả năng lao động.
>>> Luật sư
2. Đối với tổn thất về tinh thần
Ngoài thiệt hại về vật chất, người gây thiệt hại còn phải bồi thường một số tiền bù đắp về tinh thần cho người bị thiệt hại. Tiền tổn thất về tinh thần được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. Mức tiền tổn thất về tinh thần được bồi thường xác định trên nhiều yếu tố: vị trí vết thương trên cơ thể, mức độ ảnh hưởng đối với cuộc sóng, sinh hoạt, giap tiếp xã hội, nghề nghiệp, thẩm mý,… Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết việc bồi thường.