Các hình thức thực hiện vai trò của Viện kiểm sát trong việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
- 2 2. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc quyết định áp dụng, hủy bỏ các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
- 3 3. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc thi hành quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
- 4 4. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
1. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc phê chuẩn việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự, các biện pháp điều tra của Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự được tiến hành công khai nhằm đảm bảo tính chính xác và mức độ tin cậy của những chứng cứ đã thu thập được. Công khai tiến hành các biện pháp điều tra là các biện pháp điều tra được tiến hành có sự hiện diện của những người mà luật quy định phải có mặt (như người bào chữa, người bị hại, kiểm sát viên, hoặc người đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, người láng giềng, người cùng giới, người đại diện cơ quan, tổ chức v.v …). Để chứng cứ có đủ độ tin cậy về giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội thì đòi hỏi chúng phải được thu thập theo một trình tự luật định mang tính công khai mà không thể tiến hành một cách tuỳ tiện.
Chính sự khắt khe này, pháp luật tố tụng hình sự quy định về chứng cứ, các thuộc tính của chứng cứ, trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ phải được tiến hành công khai, đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy của những chứng cứ đã thu thập được. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về việc thu thập chứng cứ tại giai đoạn điều tra cũng nhằm hợp pháp hoá những gì thu được ở giai đoạn này.
Do đó, các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ không có gì khác là nhằm hợp thức hoá các biện pháp thu thập chứng cứ, đảm bảo cho chứng cứ có đủ độ tin cậy khi sử dụng chứng minh tội phạm và người phạm tội. Những chứng cứ thu được thông qua việc thực hiện các biện pháp điều tra tố tụng là căn cứ để Viện kiểm sát ra quyết định truy tố trước
Tuy nhiên, những tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, nhất là các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm về ma túy, tham nhũng … thường hoạt động rất bí mật và bằng các phương thức thủ đoạn tinh vi, khó bị phát hiện. Các loại tội phạm thường sử dụng các máy móc công cụ khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử v.v …, mà nếu chỉ bằng các biện pháp điều tra tố tụng thì không thể phát hiện được.
Điều này đặt ra việc để có thể phát hiện được chúng thì cần phải dùng các biện pháp điều tra khác nhau, trong đó có các biện pháp điều tra bí mật. Để có thể phát hiện được các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, ngoài các biện pháp điều tra tố tụng, các cơ quan có thẩm quyền điều tra tội phạm (như
Điều tra trinh sát (là hoạt động nghiệp vụ được tổ chức và tiến hành dưới hình thức bí mật nhằm thu thập tin tức, tài liệu phản ánh về hoạt động của sự việc phạm tội nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và khám phá nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời các tội phạm xảy ra). Thế nhưng, những tài liệu thu thập được qua công tác điều tra trinh sát không thể là chứng cứ tố tụng và không thể được dùng làm căn cứ cho việc truy tố, xét xử, cũng như việc chứng minh tội phạm và người phạm tội.
Khắc phục tình trạng này, các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được quy định nhằm đáp ứng yêu cầu điều tra khám phá tội phạm trong tình hình hiện nay. Việc áp dụng các biện pháp nhằm bí mật thu thập chứng cứ và đây sẽ là nguồn chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm trực tiếp, hiệu quả nhất. Thông qua các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, những người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong các cơ quan tiến hành tố tụng có thể thu thập được những chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội, phục vụ tốt nhất cho công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm.
Sau khi nhận quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt kèm theo tài liệu liên quan với chức năng nhiệm vụ được giao, Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm tra, xem xét, đánh giá tính chất mức độ cần thiết phải áp dụng các biện pháp điều tra đặc biệt hay không? Nếu áp dụng thì áp dụng biện pháp nào cho phù hợp, có hiệu quả trong việc thu thập chứng cứ để có thể ra quyết định phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt một cách phù hợp, chính xác nhất.
Kiểm sát viên thụ lý hồ sơ phải khẩn trương nghiên cứu tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án để khẳng định việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là có căn cứ và đúng pháp luật hay không. Trong hoạt động này, cần kiên quyết nhưng thận trọng, không chấp nhận việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không có căn cứ và trái pháp luật; yêu cầu áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt khi đã đủ căn cứ nhưng kiên quyết từ chối phê chuẩn các quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt không có căn cứ và trái pháp luật.
Khác với việc kiểm sát CQĐT tiến hành các biện pháp điều tra công khai theo tố tụng. Đối với các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, trách nhiệm của VKS mang tính đặc thù riêng, bởi lẽ các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là các biện pháp điều tra bí mật, không được sử dụng rộng rãi, không được áp dụng đối với tất cả các loại tội phạm… Trong mọi trường hợp trước khi áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt quyết định áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt đều phải được sự phê chuẩn của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, nếu Viện kiểm sát cùng cấp không phê chuẩn thì Cơ quan điều tra không được áp dụng các biện pháp này. Đây là một điểm đặc biệt khác biệt so với việc Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp điều tra công khai theo tố tụng.
Nếu thấy việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt rõ ràng là không có căn cứ, trái pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra
hoặc tự mình ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Nếu quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là có căn cứ và đúng pháp luật thì yêu cầu Cơ quan điều tra chuẩn bị tốt các phương án, phương tiện kỹ thuật, con người để triển khai.
2. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc quyết định áp dụng, hủy bỏ các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được tiến hành trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực âm thanh, hình ảnh, điện tử viễn thông, trình độ của chuyên viên công nghệ thông tin… bí mật thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng bị áp dụng nhằm phục vụ công tác điều tra, khám phá tội phạm. Sau khi khởi tố vụ án, trong quá trình điều tra, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, gồm: Ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Những biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho phép ghi nhận hình ảnh với độ phân giải tốt, âm thanh chất lượng và những thông tin, tài liệu khác, đồng thời đảm bảo yếu tố bí mật với đối tượng áp dụng và những người không liên quan.
Viện kiểm sát cần đánh giá dựa trên hồ sơ, chứng cứ thu thập, tính chất vụ việc để có căn cứ áp dụng BPĐT TTĐB là những tội phạm có tổ chức chặt chẽ, phương thức, thủ đoạn phạm tội và che dấu tội phạm hết sức tinh vi, xảo quyệt, đối tượng phạm tội thường ngoan cố, chống đối đến cùng, thiếu hợp tác với cơ quan tố tụng dẫn tới các biện pháp điều tra tố tụng thông thường không mang lại hiệu quả hay hiệu quả thấp mới được áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt cho phép Cơ quan điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ trực tiếp chứng minh tội phạm, xác định nhanh chóng, chính xác, toàn diện vụ án, chứng minh tội phạm và người phạm tội, truy nguyên tài sản liên quan đến hoạt động phạm tội này.
Viện kiểm sát còn có trách nhiệm kiểm sát để quá trình áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt của Cơ quan điều tra phải được thực hiện đúng theo quy định của BLTTHS. Khi thực hiện việc áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật các hoạt động này của Cơ quan điều tra hay nói cách khác Viện kiểm sát kiểm sát các hoạt động này theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt liên quan trực tiếp nhất đến quyền bí mật đời tư của cá nhân được quy định tại Điều 21
Kiểm sát viên khi thấy có căn cứ áp dụng biện pháp ĐTTTĐB thì đề xuất Lãnh đạo duyệt thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để tránh việc lạm dụng hay áp dụng quá lâu ảnh hưởng tới đời tư của cá nhân. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt là khoảng thời gian tối đa mà pháp luật cho phép để tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đây là trường hợp Viện kiểm sát xét thấy việc áp dụng biện pháp này không còn cần thiết nữa, các chứng cứ thu thập được đã đầy đủ để chứng minh hành vi phạm tội hoặc đủ căn cứ để xử lý theo đúng quy định pháp luật, việc không tiếp tục áp dụng không ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả điều tra vụ án. Vì vậy, nếu có căn cứ này, Viện kiểm sát phải ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng.
Các trường hợp và thủ tục hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt Kiểm sát viên cần nắm rõ theo quy định của BLTTHS; nếu thấy cần thiết thì đề xuất lãnh đạo ký Quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt để tránh tình trạng quá thời hạn áp dụng, tránh tình trạng căn cứ áp dụng đã không còn… Điều luật này quy định, Viện trưởng VKS đã phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp ĐTTTĐB phải kịp thời hủy bỏ quyết định đó khi: có đề nghị bằng văn bản của Thủ trưởng CQĐT đã ra quyết định áp dụng, có vi phạm trong quá trình áp dụng biện pháp ĐTTTĐB; không cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp ĐTTTĐB.
3. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc kiểm sát việc thi hành quyết định áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
3.1. Hình thức kiểm sát trực tiếp:
Do phải đảm bảo nguyên tắc bí mật khi các hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt đang diễn ra nên đối với hình thức kiểm sát trực tiếp chỉ có Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra cấp trên mới có điều kiện áp dụng. Đối với hình thức này, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của ngành kiểm sát và căn cứ vào Điều 225 BLTTHS năm 2015 có thể thấy trong mọi trường hợp khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, Cơ quan Viện kiểm sát phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá tính chất mức độ của vụ án, đối chiếu để xác định việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có phù hợp với quy định của BLTTHS hay không? Áp dụng biện pháp nào là phù hợp?… Mặc dù BLTTHS không quy định cụ thể việc kiểm sát của Cơ quan Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra, cũng như việc kiểm sát của Cơ quan điều tra cấp trên với Cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu. Nhưng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định có thể thấy, việc kiểm sát trực tiếp các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện như sau:
– Trong một số trường hợp nếu xét thấy cần thiết Viện kiểm sát có quyền trực tiếp kiểm sát Cơ quan điều tra thực hiện các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Hình thức này được áp dụng khá nhiều trên thực tế đối với việc áp dụng các biện pháp điều tra truyền thống quy định trong BLTTHS và đã thu được nhiều kết quả tốt. Bởi thông qua hình thức kiểm sát này Viện kiểm sát đã giúp cho Cơ quan điều tra thực hiện các biện pháp điều tra đúng trọng tâm với những chiến thuật phù hợp nhất góp phần giúp cho nhiều vụ án được giải quyết một cách nhanh chóng, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật… Viện kiểm sát có thể kiểm sát những vấn đề mà Viện kiểm sát thấy cần thiết hoặc kiểm tra việc thực hiện kháng nghị mà Viện kiểm sát đã ban hành trước đây đối với hoạt động này.
– Đối với các biện pháp trinh sát trước đây thì việc Cơ quan điều tra áp dụng các biện pháp này là tùy nghi, không phải chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có những đặc thù nên việc kiếm sát các biện pháp này cũng cần có những quy định riêng biệt, hướng dẫn cụ thể để thực tiễn áp dụng được phù hợp, chính xác.
– Các biện pháp kiểm sát trực tiếp có thể thực hiện như Viện kiểm sát có thể cử cán bộ theo dõi, tham gia thực hiện ngay khi các thao tác nghiệp vụ về ghi âm bí mật, ghi hình bí mật, thu thập bí mật dữ liệu điện tử. Việc kiểm sát này nhằm đáp ứng yêu cầu về bảo vệ quyền của người bị buộc tội, đảm bảo việc áp dụng là cần thiết, không có biểu hiện lạm dụng, đảm bảo không ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của người bị áp dụng và đảm bảo các thông tin thu thập có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
– Bên cạnh việc báo trước theo kế hoạch cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân cũng có thể tiến hành kiểm sát đột xuất, đây là việc Viện kiểm sát, trực tiếp kiểm sát khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra trong khi áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và Viện kiểm sát nhận thấy cần thiết phải tiến hành kiểm sát. Những dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra khi tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt như có vi phạm về căn cứ, về thời hạn, về thủ tục, về phạm vi loại tội phạm áp dụng, có hành vi lạm quyền, để lộ bí mật, ảnh hưởng đến sinh hoạt bình thường của đối tượng… Việc kiểm sát đột xuất có thể được tiến hành ngay khi phát hiện có vi phạm pháp luật xảy ra mà không kể đó là thời điểm nào. Sau khi kiểm sát, Viện kiểm sát phải có kết luận bằng văn bản xác định nguyên nhân và hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra; đồng thời, yêu cầu Cơ quan điều tra có biện pháp chấm dứt việc làm vi phạm pháp luật và có biện pháp xử lý đối với người vi phạm.
3.2. Hình thức kiểm sát qua hồ sơ, tài liệu:
Khi thực hiện các biện pháp điều tra đặc biệt như ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; Thu thập bí mật dữ liệu điện tử, các chủ thể áp dụng phải thực hiện theo đúng trình tự của BLTTHS. Các thông tin thu thập từ các biện pháp này phải đảm bảo có giá trị về mặt pháp lý để có thể được công nhận là nguồn chứng cứ của vụ án. Việc thực hiện các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt và thông tin thu thập được phải được thể hiện bằng các văn bản pháp lý. Mọi hoạt động điều tra phải được thể hiện bằng biên bản điều tra theo đúng quy định của pháp luật TTHS.
Riêng Viện kiểm sát với quyền năng theo luật định phải kiểm sát các hoạt động này của Cơ quan điều tra, đảm bảo việc thực hiện hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục của tố tụng hình sự cả về hình thức thực hiện, quy trình thực hiện, chủ thể thực hiện… Ví dụ, khi cơ quan điều tra thực hiện các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt thì tất cả các hoạt động đó đều phải thể hiện bằng biên bản điều tra, Viện kiểm sát kiểm sát các hoạt động đó bằng cách xem xét các trình tự thực hiện đó như thế nào? Ngày giờ thực hiện? Địa điểm thực hiện? Ai là người thực hiện, người chứng kiến? quá trình thực hiện thu thập được những gì?…
Cơ quan điều tra phải lập hồ sơ theo dõi đối tượng áp dụng. Hồ sơ, sổ sách theo dõi người bị áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt bao gồm như quyết định khởi tố vụ án, Quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt đang còn hiệu lực; quyết định phê chuẩn của Viện kiểm sát, danh chỉ bản, số điện thoại được nghe lén, ảnh, hồ sơ và các tài liệu khác có liên quan. Kiểm sát viên cũng cần kiểm sát hồ sơ của đối tượng bị áp dụng để giúp cho Kiểm sát viên khái quát được đặc điểm về hình dáng khi ghi hình, quy luật sinh hoạt, đi lại và các mối quan hệ xã hội có thể có liên quan đến tội phạm v.v…
Kiểm tra hồ sơ để giúp cho Kiểm sát viên biết rõ được quá trình thực hiện thủ tục, biện pháp áp dụng, qua đó thu thập các vi phạm từ việc nghiên cứu hồ sơ để có cơ sở chắc chắn chứng minh vi phạm là có thật. Trong mỗi vi phạm đã phát hiện và xác minh có thể lập thành biên bản, vi phạm thu thập được qua nghiên cứu hồ sơ cũng cần được phân loại thành từng dạng để phục vụ cho việc tổng hợp kết quả kiểm soát. Do đó khi kiểm sát bắt buộc Kiểm sát viện, cơ quan điều tra cấp tỉnh, cấp quân khu phải nghiên cứu hồ sơ.
Sau mỗi lần kiểm sát, Viện kiểm sát phải có kết luận bằng văn bản. Sau khi thu thập các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung công tác kiểm sát, Kiểm sát viên tổng hợp tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác định những ưu điểm, tồn tại, vi phạm, xác định nguyên nhân, tiến hành phân loại các loại vi phạm, tính chất, mức độ, hậu quả của vi phạm theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, xác định áp dụng biện pháp kiến nghị, kháng nghị hay yêu cầu làm cơ sở ban hành kết luận kiểm sát.
4. Vai trò của Viện kiểm sát trong việc sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt:
Là những biện pháp thu thập chứng cứ, khi được quy định trong BLTTHS, các BPĐT TTĐB sẽ tăng cường hiệu lực và hiệu quả cho công tác điều tra. Các chứng cứ được thu thập hợp pháp sẽ không cần phải qua giai đoạn chuyển hóa (từ biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành được quy định trong các luật về tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan nhà nước sang áp dụng biện pháp thu thập theo quy định của luật), mà được sử dụng trực tiếp để chứng minh tội phạm.
Thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt có thể dùng làm chứng cứ. Đây là nguồn chứng cứ mới hết sức quan trọng có giá trị trực tiếp chứng minh tội phạm và được sử dụng để giải quyết vụ án.
Các thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt chỉ được sử dụng vào việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời.
Có thể thấy, trên thực tế khi áp dụng các biện pháp này, thông tin thu được sẽ rất phong phú, không chỉ liên quan đến các hành vi phạm tội mà còn có thể là các thông tin tài liệu về bí mật đời tư, các mối quan hệ xã hội, các hoạt động hợp pháp khác của đối tượng bị áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, thậm chí có thể có cả các thông tin về những người hoàn toàn không có liên quan gì đến vụ án đang điều tra.
Do đó, Cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan thi hành quyết định phải phân tích, đánh giá, chọn lọc những thông tin, tài liệu có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội, truy tìm đồng bọn, ngăn chặn đối tượng bỏ trốn, truy nguyên tài sản từ mua bán trái phép chất ma túy… và sử dụng làm chứng cứ phục vụ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Bộ luật nghiêm cấm sử dụng thông tin, tài liệu, chứng cứ thu thập được vào mục đích khác.
Ngoài việc thông tin, tài liệu thu thập được bằng việc áp dụng biện pháp điều tra đặc biệt phải được gửi cho viện trưởng VKS đã phê chuẩn trong thời gian áp dụng biện pháp này và có thể được dùng làm chứng cứ trong tố tụng hình sự thì các chủ thể tiến hành cũng phải đảm bảo tất cả thông tin, tài liệu không liên quan đến vụ án phải tiêu hủy kịp thời. Hơn nữa, nếu việc sử dụng chứng cứ ảnh hưởng đến an toàn của cá nhân liên quan hoặc có thể phát sinh hậu quả nghiêm trọng khác thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp bảo vệ đặc biệt hoặc không làm lộ thân phận của người có liên quan.
Đảm bảo thực hiện tốt hoạt động kiểm sát điều tra trong quá trình tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt ngoài việc có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động điều tra vụ án hình sự thì còn liên quan trực tiếp đến bí mật đời tư cá nhân.
Vì vậy, việc đảm bảo hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt chỉ phục vụ quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự là rất cần thiết, tránh việc lợi dụng thực hiện biện pháp này vào mục đích khác. Đảm bảo thực hiện tốt hoạt động kiểm sát trong quá trình tiến hành biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt góp phần giúp hoạt động này diễn ra khách quan, đúng quy định của pháp luật. Hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát được thực hiện từ khi CQĐT ra quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt, gia hạn áp dụng, sử dụng thông tin, tài liệu, kết quả đến khi hủy bỏ áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt.
Như vậy, theo quy định của BLTTHS năm 2015, hoạt động kiểm sát điều tra của Viện kiểm sát được quy định chặt chẽ, xuyên suốt quá trình tiến hành hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt.
Để phát huy vai trò kiểm sát trong hoạt động điều tra tố tụng đặc biệt và có cơ sở đánh giá chính xác biện pháp điều tra tố tụng trong giải quyết vụ án còn cần thiết nữa không, Cơ quan điều tra có trách nhiệm