Nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự, tổ chức của cơ quan điều tra? Chức năng của cơ quan điều tra? Tuân thù pháp luật trong hoạt động Điều tra?
Điều tra hình sự là một quá trình trong tố tụng hình sự, theo đó cơ quan có thẩm quyền đó là cơ quan điều tra sẽ tiến hành hoạt động điều tra để tìm ra chứng cứ, manh mối để biết được sự thật của vụ án một cách khách quan và đầy đủ, từ đó có thể xác định việc có quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự. Đây cũng là giai đoạn để tăng cường pháp chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháo của công dân và góp phần phòng chống tội phạm hiện nay.
Việc tổ chức điều tra vụ án hình sự phải thực hiện theo quy định của pháp luật vè đảm bảo thực hiện đúng những Nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự, tổ chức của cơ quan điều tra do pháp luật quy định. Vậy cụ thể nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự, tổ chức của cơ quan điều tra gồm những gì? được pháp luật quy định như thế nào? dưới đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
1. Nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự, tổ chức của cơ quan điều tra
Căn cứ theo quy định tại điều 3. Nguyên tắc tổ chức Điều tra hình sự
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất, hiệu lực, hiệu quả; phân công, phân cấp rành mạch, chuyên sâu, tránh chồng chéo và được kiểm soát chặt chẽ; Điều tra kịp thời, nhanh chóng, chính xác, khách quan, toàn diện, đầy đủ, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
3. Cơ quan Điều tra cấp dưới chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên; cá nhân chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
4. Chỉ cơ quan, người có thẩm quyền quy định trong Luật này mới được tiến hành hoạt động điều tra hình sự.
Nguyên tắc đầu tiên đó là tổ chức hoạt động điều tra hình sự phải tuân thủ theo quy định của hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bởi hiến pháp là đạo luật gốc để từ đó đề ra những quy định khác có liên quan, chính vì thế nên thực hiện các hoạt động của cơ quan điều tra phải đồng nhất và tuân thủ theo quy định của hiến pháp.
Nguyên tắc thứ hai, phải đảm bảo sự chỉ đạo cảu cơ quan có thẩm quyền bởi nếu không điều tra chính xác kịp thời, nhanh chóng và khách quan thì sẽ dẫn tới những hậu quả như để lọt tội phạm hay gây ra những vụ án oan nên việc quy định bảo đảm sự chỉ đạo, chỉ huy tập trung thống nhất của cơ quan diều tra là rất cần thiết. Bên cạnh đó cơ quan cấp dưới phải hoạt động dưới sự chỉ đạo của câp trên để thống nhất hành động với nhau và tự chịu trách nhiệm nếu có hành động tự quyết định trong các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật
Nguyên tắc thứ ba có thể hiểu can cư dựa trên khoan 3 như trên thì việc chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ của Cơ quan Điều tra cấp trên là điều rất cần thiết để có thể tiến hành đúng đắn và thống nhất đối với hoạt động điều tra nên quy định này theo chúng tôi là rất hợp lý và nên thực hiện nghiêm túc
Nguyên tắc thứ tư được hiểu là những hoạt động điều tra hình sự là hoạt động điều tra có tính chất đặc thù mà chỉ cơ quan này mới có đủ năng lực, thẩm quyền và có đủ điều kiện để tiến hành, chức năng của cơ quan điêu tra chính là thực hiện điều tra nên nếu không phải cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì không được tùy tiện tiến hành hoạt động điều tra hình sự
2. Chức năng của cơ quan điều tra
Căn cứ theo quy định tại điều 8 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 thì cơ quan điều tra có một số chức năng nhất định mà pháp luật thừa nhận, cụ thể chức năng của cơ quan điều tra đó là:
Chức năng thứ nhất đó là cơ qua điều tra có chức năng tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Theo đó cơ quan điều tra là nơi mà nhân dân tin tưởng và tố giác tội phạm cũng như được phép kiến nghị khởi tố. Khi phát hiện hoặc nhận được thông tin tố giác thì cơ quan điều tra cần phải nhanh chóng tiến hành xử lý, xác minh sau đó phân loại và trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm kiến nghị khởi tố; kiểm tra, xác minh có hay không có dấu hiệu tội phạm để quyết định việc khởi tố hay không khởi tố vụ án và tiến hành những hoạt động cần thiết khác để giải quyết vụ việc.
Chức năng thứ hai đó là cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chuyển giao, theo đó khi được giao nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án do cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra chuyển giao thì cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ vụ án theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho cơ quan đã chuyển giao hồ sơ vụ án.
Chức năng thứ ba đó là cơ quan điều tra có chức năng tiến hành Điều tra các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do luật định để phát hiện, xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội; lập hồ sơ, đề nghị truy tố. Theo đó cơ quan điều tra chuyên trách sẽ có chức năng điều tra tất cả các vụ án hình sự, các cơ quan khác chỉ tiến hành một số hoạt động điều tra sơ bộ và tiến hành một số biện pháp điều tra theo yêu cầu của Cơ quan điều tra chuyên trách. Ngoài ra trong quá trình điều tra thì cơ quan điều tra trong quá trình điều tra có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, các biện pháp thu thập chứng cứ và các biện pháp khác theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để điều tra, xử lý tội phạm, được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật và một nội dung không thể thiếu đó là phải lập hồ sơ vụ án hình sự và tuỳ theo kết quả điều tra để ra những quyết định tố tụng cần thiết. Khi kết thúc điều tra cơ quan điều tra phải làm bản kết luận điều tra, tùy kết quả điều tra để đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra. Trong những trường hợp có căn cứ do luật định, cơ quan điều tra ra các quyết định khác như quyết định tạm đình chỉ điều tra, quyết định phục hồi điều tra ..
Chức năng thứ tư của cơ quan điều tra có chức năng tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa theo quy định của pháp luật.
3. Tuân thù pháp luật trong hoạt động Điều tra
Căn cứ theo quy định tại điều 19. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra
” Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải tuân thủ pháp luật khi tiến hành hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật này.
Mọi hoạt động điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành khách quan, toàn diện và đầy đủ; phát hiện nhanh chóng, chính xác mọi hành vi phạm tội, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.”
Như vậy có thể căn cứ dựa trên quy định này chúng ta thấy rằng hoạt động điều tra chính thức được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố trên cơ sở quyết định khởi tố của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Khi tiến hành điều tra phải tôn trọng sự thật, tiến hành một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ và phát hiện chính xác, nhanh chóng mọi hành vi phạm tội, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.
Ngoài ra việc thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động điều tra, Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ như áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội hay lập hồ sơ, đề nghị truy tố… Nhưng trên thực tế chúng ta thấy cũng có nhiều ý kiến về nguyên tắc mới được bổ sung này của
Trên đây là thông tin của công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Nguyên tắc tổ chức điều tra hình sự, tổ chức của cơ quan điều tra” và các thông tin pháp lý có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Hi vọng thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.