Quy định của pháp luật về việc xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc. Các trường hợp xác lập quyền sở hữu đối với gia súc, gia cầm bị thất lạc.
1. Xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ, thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục đích sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ (theo Wikipedia Tiếng Việt). Việc xác lập quyền sở hữu đối với người bắt được gia cầm bị thất lạc cũng được pháp luật quy định một cách cụ thể, với những điều kiện nhất định nhằm tránh phức tạp trong việc giải quyết các trường hợp có tranh chấp xảy ra giữa người bắt được gia cầm bị thất lạc với người sở hữu gia cầm bị thất lạc đó.
Việc xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc được quy định tại Điều 232
“1. Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc mà người khác bắt được thì người bắt được phải
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia cầm bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và chi phí khác cho người bắt được gia cầm. Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm.”
Theo quy định trên, có thể thấy pháp luật có hướng ưu tiên bảo vệ cho chủ sở hữu gia cầm hợp pháp, do vậy, trong trường hợp một người bắt được gia cầm của một người bị thất lạc thì phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia cầm biết mà nhận lại và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia cầm trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc. Thông báo công khai với hình thức và nội dung như thế nào luật không quy định cụ thể do còn phụ thuộc vào tập quán, điều kiện của từng địa phương, từng vùng khác nhau.
Có hai trường hợp xảy ra khi xác lập quyền sở hữu đối với gia cầm bị thất lạc:
- Một là, trong vòng một tháng kể từ ngày thông báo công khai, người chủ sở hữu gia cầm đến nhận lại gia cầm bị thất lạc thì người bắt được gia cầm phải giao lại cho người chủ sở hữu gia cầm bị thất lạc đó và người chủ sở hữu phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được.
- Hai là, sau một tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì gia cầm đó thuộc sở hữu của người bắt được.
Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này của pháp luật thường không được thực hiện đúng, hoặc người dân không biết để thực hiện. Có thể thấy được, gia cầm là một loài động vật có kích thước khá nhỏ, thường được sử dụng để lấy thịt làm thực phẩm cho con người, mặt khác, dân trí của nước ta khá thấp nên tỉ lệ biết và thực hiện theo quy định là không cao, thường sẽ sở hữu mà không thông báo công khai. Bên cạnh đó, người chủ sở hữu cũng thường có tư tưởng mất với số lượng nhỏ như một hoặc hai con khó có thể lấy lại được nên bỏ không tìm kiếm.
Qua đó, cho thấy rằng pháp luật đã quy định khá rõ ràng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của người dân nhưng việc thực thi được trên thực tế thì gặp khá nhiều khó khăn do trình độ, sự hiểu biết cũng như ý thức của người dân Việt Nam còn chưa cao.
2. Xác lập quyền sở hữu đối với gia súc bị thất lạc
Tóm tắt câu hỏi:
Gia đình tôi có nuôi 2 con bò (đã đẻ được 2 con nghé). Khi chúng tôi lùa bò về thì phát hiện một con bò đã nhập vào với 4 còn bò, nghé của nhà tôi. Tôi đã đi hỏi các gia đình có nuôi bò gần đó và báo với UBND xã nhưng không thấy gia đình nào báo mất bò. Vì thế tôi đã nuôi chúng cùng với đàn gia súc của mình. Một thời gian sau, có một người ở thôn bên đến tìm tôi và xác nhận đó là bò của họ bị lạc nên muốn nhận lại. Tôi không đồng ý vì bò đã do tôi chăm sóc. Tôi và người đó có tranh chấp về con bò này. Liệu tôi có được quyền sở hữu con bò này không?
Luật sư tư vấn:
Giữa bạn và người thôn bên đã xảy ra tranh chấp về 1 con bò bị thất lạc. Ở tình huống này, cần phải xem xét về việc xác lập quyền sở hữu đối với con bò kia. Để giải quyết tình huống trên, cán bộ UBND xã cần vận dụng các quy định tại Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015.
“1. Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại. Sau 06 tháng, kể từ ngày thông báo công khai hoặc sau 01 năm đối với gia súc thả rông theo tập quán thì quyền sở hữu đối với gia súc và số gia súc được sinh ra trong thời gian nuôi giữ thuộc về người bắt được gia súc.
2. Trường hợp chủ sở hữu được nhận lại gia súc bị thất lạc thì phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được gia súc. Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, nếu gia súc có sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số gia súc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cố ý làm chết gia súc.”
Theo đó, trong trường hợp gia súc của một người bị thất lạc, mà người khác bắt được thì người bắt được phải thông báo công khai để chủ sở hữu gia súc biết mà nhận lại. Chủ sở hữu nhận lại gia súc bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chi phí khác cho người bắt được.
Trong trường hợp này, bạn đã báo với UBND xã về con bò đi lạc nên trách nhiệm thông báo công khai thuộc về UBND xã. Theo Điều 231 Bộ luật dân sự năm 2015, thì sau sáu tháng tháng, kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận thì con bò đó thuộc sở hữu của bạn. Do bạn không nói rõ thời gian dài ở đây là bao lâu nhưng căn cứ vào quy định của luật thì thời hạn để bạn được sở hữu con bò đó là 6 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không ai đến nhận.