Các trường hợp miễn nhiệm công chứng viên? Trình tự miễn nhiệm công chứng viên?
Trong thời buổi xã hội ngày càng phát triển dẫn đến các hoạt động kinh doanh, các giao dịch dân sự ngày càng được xác lập nhiều hơn, chính việc này đã dẫn tới việc cần phải công chứng những loại giấy tờ quan trọng, hồ sơ, hợp đồng hoặc các văn bản dịch thuật được dịch từ tiếng nước ngoài hoặc tiếng khác sang tiếng Việt Nam và ngược lại từ tiếng Việt Nam sáng các thứ tiếng khác. Việc công chứng ngoài việc được thực hiện bởi các đơn vị cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương thì theo như quy định của pháp luật công chứng hiện hành thì việc công chứng này còn được thực hiện ở các văn phòng công chứng. Việc pháp luật hiện hành quy định về nội dung này là vì một phần để giảm thiểu các công việc cho bộ phận một của, mặt khác là tạo điều kiện có các văn phòng công chứng hoạt động và thực hiện các trình tự công chứng được nhanh gon và đơn giản, thuận tiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên việc công chức dù được thực hiện ở đâu thì cũng đều do công chứng viên thực hiện việc xác thực các loại văn bản giấy tờ, hợp đồng,… này.
Để trở thành một công chứng viên thì đối với những cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo như quy định của pháp luật công chứng thì mới có thể trở thành công chứng viên và được cấp thẻ công chứng để hành nghề công chứng theo như mong muốn. Những thẻ công chứng sau khi được cấp thì kèm theo các điều kiện quy định về thẻ này. Chính vì vậy mà do một lý do nào đó công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm và không thể tiếp tục thực hiện hoạt động công chứng theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về các trường hợp và trình tự miễn nhiệm công chứng viên có nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc về nội dung này.
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Các trường hợp miễn nhiệm công chứng viên
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì đối với một số ngành nghề như luật sự, công chứng viên khi được cấp thẻ hành nghề mà không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động thì theo như quy định sẽ bị miễn nhiệm hành nghề hoặc được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác. Do đó, đối với công chứng viên cũng vậy, họ có thể bị miễn nhiệm hoặc được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác trong các trường hợp mà pháp luật hiện hành quy định. Cụ thể, Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 15
“Điều 15. Miễn nhiệm công chứng viên
2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Kiêm nhiệm công việc khác;
d) Không bắt đầu hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;
đ) Bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.
e) Đã bị xử phạt hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;
g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm làm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm”.
Từ quy định vừa được nêu ra thì theo như Luật này thì công chứng viên sau khi được bổ nhiệm là công chứng viên thì sẽ được hoạt động hành nghề công chứng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời thì đối với những công chứng viên không đáp ứng được các điều kiện về sức khỏe, thời gian không hoạt động và thời gian hoạt động, các vấn đề về đạo đức hoặc là công chứng viên đã kiêm nhiệm nhiều công việc khác thì cũng thuộc các trường hợp bị miễn nhiệm công chứng viên.
Đồng thời với hoạt động miễn nhiệm công chứng viên thì đối với những trường họp mà người bị miễn nhiệm công chứng viên sẽ bị thu hồi Thẻ công chứng viên. Sau khi bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định nêu trên vẫn được Sở Tư pháp thực hiện việc xem xét bổ nhiệm lại nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định và lý do miễn nhiệm không còn. Do đó, đối với những người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định Luật Công chứng năm 2014 thì sẽ được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định và lý do miễn nhiệm công chứng viên trước đó đã không còn.
Bên cạnh đó thì đối với những người bị miễn nhiệm công chứng viên sẽ không được bổ nhiệm lại công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc.
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì căn cứ vào tình hình thực tế và các điều kiện mà pháp luật hiện hành đã có quy định mà công chứng viên có thể được miễn nhiệm theo nguyện vọng hoặc bị miễn nhiệm trong các trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự miễn nhiệm công chứng viên
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục miễn nhiệm công chứng viên. Cụ thể tại Khoản 1, khoản 3 Điều 15 Luật Công chứng viên thì việc miễn nhiệm công chứng viên trong từng trường hợp và điều kiện quy định khác nhau thì sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật tại
“1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.
Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp địa phương nơi mình đang hành nghề, trong đó báo cáo rõ về việc thực hiện các yêu cầu công chứng mà mình tiếp nhận và các quyền, nghĩa vụ với tổ chức hành nghề công chứng mà mình hành nghề.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
…..
3. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, rà soát việc bảo đảm tiêu chuẩn hành nghề của công chứng viên tại địa phương mình.
Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này hoặc theo đề nghị, yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, Sở Tư pháp nơi công chứng viên đang hành nghề tiến hành kiểm tra, xác minh. Trường hợp kết luận công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm công chứng viên”.
Như vậy, từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy rằng việc miễn nhiệm công chứng viên sẽ được thực hiện trong trường hợp được miễn nhiệm là thực hiện theo nguyện vọng của công chứng viên và bị miễn nhiệm được áp dụng trong trường hợp công chứng viên thuộc các trường hợp bị miễn nhiệm, thủ tục miễn nhiệm công chứng viên như sau:
Thẩm quyền giải quyết: Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Trình tự thực hiện khi công chứng viên được miễn nhiệm:
Bước 1: Công chứng viên có nguyện vọng miễn nhiệm hoặc chuyển làm công việc khác nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Tư pháp từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần theo như quy định của pháp luật hiện hành
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ hợp lệ và đầy đủ theo quy định thì cấp Biên nhận hồ sơ;
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, công chức được phân công tiếp nhận hướng dẫn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Sở Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên. Trường hợp từ chối, thì
Bước 5: Người đề nghị miễn nhiệm Công chứng viên đến nhận kết quả theo thời gian được xác định trong phiếu hẹn.
– Lần 1: Người đề nghị miễn nhiệm Công chứng viên đến Sở Tư pháp nhận thông tin đã chuyển hồ sơ đến Bộ Tư pháp.
– Lần 2: Người đề nghị miễn nhiệm Công chứng viên liên hệ Bộ Tư pháp nhận kết quả giải quyết.
Trình tự thực hiện khi công chứng viên bị miễn nhiệm:
Bước 1: Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm trên đây Sở Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên.
Như vậy, để có thể tiến hành miễn nhiệm Công chứng viên thì các chủ thể của các văn phòng công chứng muốn miễn nhiệm hoặc chuyển làm công việc khác thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật và tiến hành việc chuyển đổi theo một trình tự cụ thể được tác giả nêu trên theo như quy định của pháp luật hiện hành. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật sẽ giúp quá trình tiến hành miễn nhiệm hoặc chuyển làm công việc khác được nhanh chóng, thuận lợi, chính xác và đảm bảo tốt đa nhất quyền lợi của các chủ thể miễn nhiệm hoặc chuyển làm công việc khác khi thực hiện việc miễn nhiệm công chứng viên này theo như quy định của pháp Luật Công chứng hiện hành.