Sau ly hôn muốn đòi lại quyền nuôi con cần có điều kiện gì? Trường hợp nào thì được đòi lại quyền nuôi con? Con đã đủ 36 tháng tuổi, làm thế nào để đòi lại quyền nuôi con? Cần điều kiện gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn do vợ cũ lấy chồng mới
- 2 2. Thủ tục đòi lại quyền nuôi con khi con đã đủ 3 tuổi
- 3 3. Con có được quyền lựa chọn ở với cha hoặc mẹ sau khi ly hôn
- 4 4. Cách giành quyền nuôi cả hai con sau khi ly hôn?
- 5 5. Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn
- 6 6. Các trường hợp bố được nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn
- 7 7. Đòi lại quyền nuôi con vì bị ngăn cấm đến thăm con
- 8 8. Điều kiện để được nuôi con trên 36 tháng tuổi sau ly hôn
1. Đòi lại quyền nuôi con sau ly hôn do vợ cũ lấy chồng mới
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có cậu em họ kết hôn và có một bé gái đến nay được 4 tuổi, hai vợ chồng đã ly dị. Người vợ đã có đối tượng mới. Gia đình em họ tôi muốn đón bé gái về nuôi dưỡng, nhưng khi nghe được thông tin như vậy thì người vợ đã li gián, không cho phía nội gặp gỡ bé nữa. Bây giờ, với tình hình như vậy, gia đình em tôi rất lo lắng nếu người vợ tái giá thì không biết tương lai bé như thế nào. Gia đình em tôi rất muốn đón bé về nuôi dưỡng và chăm lo suốt đời có được không ạ, và nếu được có phải thực hiện những thủ tục pháp lý gì không? Kính nhờ Luật sư tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của con, Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, Tòa án chỉ quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, em bạn chỉ có thể yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con từ mẹ sang bố khi em bạn chứng minh được rằng người mẹ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Nếu em bạn không có căn cứ chứng minh, và thực tế người mẹ vẫn đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con thì dù người mẹ kết hôn với người khác, Tòa án cũng không thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được.
Tuy nhiên, Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng quy định: Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Việc không cản trở quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con được coi là nghĩa vụ của bên trực tiếp nuôi con và buộc phải thi hành sau khi đã có bản án ly hôn. Do đó, trong trường hợp em bạn muốn thăm con nhưng bị ngăn cản thì em bạn gửi đơn yêu cầu cơ quan thi hành án, buộc bên kia phải thực hiện nghĩa vụ cho em bạn thăm con bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng, cơ quan Thi hành án có thể tiến hành cưỡng chế theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
Mặt khác, theo quy định tại Điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007, hành vi “ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau” là hành vi bạo lực gia đình ngay cả khi vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình, người nào có hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, (trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án); giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Thẩm quyền xử phạt thuộc Cơ quan Công an các cấp (từ cấp xã) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Trong trường hợp nếu em bạn có căn cứ chứng minh rằng mẹ bé kết hôn với người khác mà bỏ bê việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (dù có đù nguồn tài chính) thì Tòa án có thể xem xét ra quyết định thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Trong trường hợp này, em bạn cần nộp hồ sơ yêu cầu đến Tòa án cấp huyện nơi vợ cũ của em bạn đang cư trú. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
– Bản án ly hôn;
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Thủ tục đòi lại quyền nuôi con khi con đã đủ 3 tuổi
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2010 vợ chồng tôi có ly hôn, nhưng lúc đó con tôi dưới 3 tuổi thì mẹ trực tiếp nuôi con. Lúc đầu vợ của tôi để con của tôi cho ông bà ngọai chăm sóc và tôi vẫn thường đến thăm con. Từ đầu năm 2012 thì vợ tôi nói là phải đi nước ngoài và dẫn con tôi đi cùng và tiền chu cấp cho con thì hàng tháng tôi đều gửi và trong thời gian đó vợ tôi cứ viện lý do là con tôi bệnh và nhiều lý do khác kêu tôi liên tục gửi tiền và số tiền càng ngày càng lớn và tôi vẫn gửi cho con tôi với hy vọng là con tôi được trị bệnh và có được cuộc sống đầy đủ.
Vào giữa tháng 5 tôi phát hiện là vợ tôi vẫn đang ở Việt Nam và đã có gia đình khác với 1 đứa con riêng (còn con tôi hoàn toàn khỏe mạnh không có bất cứ bệnh gì và tôi đã bị lừa một số tiền rất lớn) nên tôi đã yêu cầu được gặp để thăm con tôi nhưng vợ tôi không cho tôi gặp và diện nhiều lý do để không cho tôi gặp con quyền thăm con của tôi bị ngăn cản như vậy. Trong trường hợp này tôi nên làm như thế nào để bảo vệ quyền của mình?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 82 của
“3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này”.
Vì vậy, việc ngăn cản không cho bạn thăm con là trái với quy định của pháp luật và là hành vi phạm bị xử phạt hành chính quy định tại Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.”
Vì vậy trong trường hợp này anh có quyền làm đơn tố cáo gửi đến công an cấp xã nơi vợ anh đang cư trú để cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Con có được quyền lựa chọn ở với cha hoặc mẹ sau khi ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Sau ly hôn, tôi là mẹ nên rất muốn được nuôi con, tuy nhiên xét về kinh tế tôi không bằng chồng mình. Nhưng khi tòa hỏi, con gái tôi (10 tuổi) nói muốn ở với mẹ. Vậy tôi có được nuôi con không?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu không thoả thuận được thì toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Việc con bạn đồng ý ở với mẹ là một tiêu chí quan trọng trong việc ra quyết định ai là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Tuy nhiên, nguyện vọng của con bạn là muốn được ở với bạn không phải là cơ sở duy nhất mà nó chỉ có ý nghĩa như là một trong các điều kiện để toà án xem xét, đánh giá trong việc ra quyết định ai sẽ là người nuôi con, trên cơ sở xem xét một cách toàn diện nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con bạn.
4. Cách giành quyền nuôi cả hai con sau khi ly hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề cần được tư vấn mong luật sư giúp tôi. Vợ chồng tôi hiện có 2 con chung, con chung thứ nhất được 4 tuổi, con chung thứ 2 được 2 tuổi. Vợ chồng tôi thuận tình ly hôn thì 2 con của tôi có được ở với tôi (bố) không? Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Trong trường hợp cụ thể của anh:
Đối với cháu thứ nhất nếu anh, chị không thể thoả thuận được với nhau được ai là người nuôi con sau ly hôn thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…
Đối với cháu thứ hai, vì cháu mới được 2 tuổi thì nếu anh, chị không thể thoả thuận được với nhau được ai là người nuôi con sau ly hôn thì toà án giao cho mẹ trực tiếp nuôi.
Về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu hai người (vợ, chồng) không thể thoả thuận được với nhau thì toà án sẽ có quyền phán xét, giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại…
Chính vì vậy, có thể thấy người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc … Mà như vậy, thường thì người cha (chồng) có lợi thế hơn. Tuy nhiên, người mẹ (vợ) lại thường có lợi thế hơn về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái. Chính vì vậy, trong các vụ án ly hôn, người vợ thường chỉ ra những “thói hư tật xấu” của người chồng như ham vui rượu bia, vũ phu đối với con hoặc không đôn đốc chuyện học hành của con cái… để có ưu thế trong “cuộc chiến” giành quyền nuôi con.
5. Quy định về quyền nuôi con sau ly hôn
Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định cụ thể trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Bên cạnh đó, Điều 84, Luật này cũng quy định:
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, theo quy định trên thì sau khi ly hôn, quyền nuôi con có thể thay đổi nếu có đủ căn cứ chứng minh người có quyền nuôi con không có điều kiện chăm sóc và giáo dục con tốt, cho con được phát triển cả về thể chất và tinh thần thì người còn lại sẽ giành được quyền nuôi con.
6. Các trường hợp bố được nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quyết định của Tòa án khi một bên vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng yêu có yêu cầu. Khi ly hôn, có ba vấn đề cần giải quyết giữa vợ và chồng, đó là: chấm dứt quan hệ vợ chồng; chia tài sản chung của vợ chồng và xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau ly hôn. Trong đó việc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái sau ly hôn là một vấn đề quan trọng vì người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của con cái về thể chất và tinh thần.
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn được quy định chung tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Về nguyên tắc, cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho con cái và quyền, nghĩa vụ này không mất đi khi cha mẹ ly hôn. Vì vậy, khi ly hôn cha hoặc mẹ đều có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con cái. Tuy nhiên, với con dưới 36 tháng tuổi pháp luật quy định sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Như vậy, với con dưới 36 tháng tuổi mẹ được ưu tiên quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi. Nhưng ưu tiên này không phải quyền tuyệt đối, trong những trường hợp nhất định, người bố sẽ có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi. Cụ thể, trong các trường hợp sau, tòa án sẽ quyết định bố là người trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn:
– Bố và mẹ thỏa thuận bố là người nuôi con và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con. Quan hệ hôn nhân gia đình cũng là một quan hệ pháp luật dân sự nên khi giải quyết ly hôn, Tòa án tôn trọng thỏa thuận của các đương sự. Do đó, nếu vợ chồng đã thỏa thuận rõ bố nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn và thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của con Tòa án sẽ ghi nhận điều này.
– Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con dưới 36 tháng tuổi. Mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con là mẹ không đáp ứng đủ một hoặc cả hai điều kiện sau:
+) Điều kiện về vật chất bao gồm: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.
+) Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.
Để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp này, người bố ngoài đưa ra các chứng cứ chứng minh mẹ không đủ điều kiện cũng phải chứng minh mình có đủ hai điều kiện trên.
Như vậy nếu thuộc một trong hai trường hợp trên, bố sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con dưới 36 tháng tuổi sau ly hôn.
7. Đòi lại quyền nuôi con vì bị ngăn cấm đến thăm con
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, hai vợ chồng tôi sống với nhau được 5 năm và có hai cháu. Cháu lớn là con trai lúc đó 5 tuổi cháu bé con gái lúc đó 2 tuổi. Sau khi chúng tôi ra tòa chấm dứt hôn nhân thì chúng tôi có thương lượng về tài sản và con cái, trong 5 năm sinh sống hai vợ chồng tạo ra tôi không lấy. Và chồng tôi có đưa ra điều kiện nuôi hai đứa con tôi. Một là tôi nuôi hai đứa, hai là chồng tôi nuôi cả hai đứa. Và tôi đồng ý để hai con cho chồng nuôi .Chồng tôi cũng không cần tôi phụ cấp hàng tháng.
Và đến thời điểm hiện tại đã 3 năm trôi qua tôi có xuống thăm con nhưng một điều hết sức vô lý là gia đình nhà tôi muốn đón cháu về chơi nhưng chồng tôi không chịu. Và lấy rất nhiều lý do. Vậy tôi muốn hỏi luật sư có thể giúp tôi và cho tôi biết. Liệu bây giờ tôi đưa đơn ra tòa đòi nhận nuôi một cháu có được không. Và phải làm cách nào thưa luật sư? Rất ghi nhận những ý kiến của luật sư và tôi mong sớm có câu trả lời của luật sư. Cám ơn luật sư nhiều?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền và nghĩa vụ đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:
“Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được chung với người trực tiếp nuôi, câp dưỡng cho con, nghĩa vụ thăm nom con, yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Như vậy, nếu việc bạn đón con về nhà ngoại chơi không ảnh hưởng gì tới việc học tập hay các vấn đề khác của cháu thì việc chồng bạn luôn ngăn cản là hoàn toàn vi phạm, không đảm bảo quyền của người không trực tiếp nuôi con. Nếu như khi ly hôn, không yêu cầu giải quyết quyền nuôi con nhưng sau đó có căn cứ thì bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con.
Căn cứ Điều 84
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Về nguyên tắc, con dưới ba mươi sáu tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi con nhưng khi đó bạn và chồng đã có thỏa thuận nhường quyền nuôi cả hai con cho chồng. Thời điểm 3 năm sau khi ly hôn, bé lớn nhà bạn 8 tuổi, bé thứ hai 5 tuổi, nghĩa là con bạn đều trên 36 tháng tuổi, như vậy bạn không còn được ưu tiên giành quyền nuôi con, về quyền nuôi con lúc ấy giữa hai bạn sẽ là ngang nhau.
Theo như thông tin bạn cung cấp thì việc thỏa thuận là vô cùng khó khăn. Do đó, để giành lại quyền nuôi con thì bạn cần có đủ cơ sở chứng minh việc chồng bạn không đảm bảo được các quyền lợi của con (như điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; đặc biệt là các điều kiện cần thiết cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con), trong khi đó bạn lại đáp ứng đủ mọi điều kiện thì Tòa án có thể xem xét thụ lý đơn của bạn. Ngoài ra, Tòa án cũng sẽ tôn trọng, nguyện vọng, mong muốn của con bạn khi cháu đã đủ 7 tuổi.
Vì vậy, bạn có quyền gửi đơn ra Tòa yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Hồ sơ yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:
– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
– Bản án ly hôn;
– Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con;
Để thực hiện quyền yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, bạn phải gửi hồ sơ tới Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng cũ của bạn cư trú.
8. Điều kiện để được nuôi con trên 36 tháng tuổi sau ly hôn
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề về hôn nhân và gia đình kính mong Công ty xem xét sớm giải đáp thắc mác giúp tôi. Tôi đã kết hôn được hơn 4 năm hiện tại vợ chồng tôi có một cháu bé hơn 3 tuổi. Hiện tại chúng tôi đang sống trong phòng trọ (do mẹ tôi quản lý), trong cuộc sống vợ chồng tôi có nhiều suy nghĩ bất đồng (không hợp nhau) nên chúng tôi quyết định ly hôn. Xin luật sư cho tôi hỏi: Nếu như chúng tôi ly hôn tôi có đc phép nuôi dưỡng cháu bé không?
Điều kiện của tôi: lương tháng 5 triệu. Ngoài ra tôi có thể kiếm thêm nếu như làm việc tốt, mẹ tôi cam kết: sau khi bà chết đi mọi của cải nhà cửa tôi sẽ được thừa hưởng – nếu bây giờ tôi chuyển về ở cùng bà sẵn sàng đón nhận (hiện tại tôi và vợ tôi đang sống ở phòng trọ của bà) – việc làm của tôi thuận lợi đã được công ty đóng bảo hiểm 8 năm rồi.
Điều kiện của vợ tôi: – làm giáo viên mầm non ( mới được hơn 5 tháng) – lương tháng hơn 2 triệu – chưa được cơ quan chủ quản đóng bảo hiểm. – nhà bố mẹ ở xa ( ở quê), không có điều kiện giúp đỡ – nếu bây giờ ly hôn với tôi sẽ phải thuê nhà trọ. Với điều kiện của hai người như vậy kính mong luật sư xem xét ai sẽ đủ điều kiện để nuôi dưỡng cháu bé. Kính mong luật sư xem xét sớm hồi âm cho tôi. Trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại điều 81
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Luật sư tư vấn pháp luật xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn:1900.6568
Trong trường hợp trên bạn muốn nuôi con khi ly hôn, pháp luật sẽ tôn trọng sự thỏa thuận giữa bạn và vợ của bạn khi ly hôn trên cơ sở bảo đảm quyền lợi cho con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Với điều kiện con bạn đã trên 36 tháng tuổi và chưa đủ 07 tuổi trở lên nên chưa phải xem xét nguyện vọng của con. Tòa án sẽ căn cư vào điều kiện về việc nuôi con của hai bên nếu bên nào đáp ứng điều kiện tốt hơn thì tòa án sẽ giao con cho bên đó, bên còn lại không trực tiếp nuôi con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật.
Theo thông tin bạn cung cấp, điều kiện của bạn có nhiều điều kiện tốt hơn vợ bạn như: tiền lương, tính chất ổn định công việc, chỗ ở,… Vì vậy, đây cũng được xem xét là một trong những yếu tố giúp bạn được ưu tiên hơn khi giành quyền nuôi con tại Tòa. Tuy nhiên, trong trường hợp này để xác định chắc chắn xem Tòa án sẽ xét xử ai đủ điều kiện để nuôi con thì chưa đủ căn cứ, việc xác định người trực tiếp nuôi con còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh rằng việc bạn nuôi con sẽ mang đến nhiều quyền lợi về mọi mặt của con.