Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Văn bản pháp luật » Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007

Văn bản pháp luật

Luật phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007

  • 18/01/202018/01/2020
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    18/01/2020
    Văn bản pháp luật
    0

    Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

    LUẬT

    PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;

    Quốc hội ban hành Luật phòng, chống bạo lực gia đình.

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    1. Luật này quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

    2. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

    Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình

    1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

    a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

    b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

    c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

    đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

    e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

    g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

    h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

    i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

    2. Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.

    Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình

    1. Kết hợp và thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, lấy phòng ngừa là chính, chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình, tư vấn, hoà giải phù hợp với truyền thống văn hoá, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

    2. Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

    3. Nạn nhân bạo lực gia đình được bảo vệ, giúp đỡ kịp thời phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ và điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước; ưu tiên bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật và phụ nữ.

    4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.

    Điều 4. Nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình

    1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

    2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

    4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

    Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

    1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
    a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
    b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
    c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
    d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;
    đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
    2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu.
    Điều 6. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình
    1. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
    2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, tài trợ cho hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình; phát triển các mô hình phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình.
    3. Khuyến khích việc nghiên cứu, sáng tác văn học, nghệ thuật về phòng, chống bạo lực gia đình.
    4. Tổ chức, hỗ trợ việc bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
    5. Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng, nếu bị thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật.
    Điều 7. Hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình
    1. Nhà nước khuyến khích hợp tác quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền, phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.
    2. Nội dung hợp tác quốc tế bao gồm:
    a) Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án, hoạt động về phòng, chống bạo lực gia đình;
    b) Tham gia tổ chức quốc tế; ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình;
    c) Trao đổi thông tin và kinh nghiệm về phòng, chống bạo lực gia đình.

    Điều 8. Những hành vi bị nghiêm cấm

    1. Các hành vi bạo lực gia đình quy định tại Điều 2 của Luật này.
    2. Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
    3. Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh nhằm kích động bạo lực gia đình.
    4. Trả thù, đe doạ trả thù người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình, người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
    5. Cản trở việc phát hiện, khai báo và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
    6. Lợi dụng hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình để trục lợi hoặc thực hiện hoạt động trái pháp luật.
    7. Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.

    Chương 2:
    PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    Mục 1:
    THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    Điều 9. Mục đích và yêu cầu của thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

    1. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình nhằm thay đổi nhận thức, hành vi về bạo lực gia đình, góp phần tiến tới xoá bỏ bạo lực gia đình và nâng cao nhận thức về truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
    2. Thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
    a) Chính xác, rõ ràng, đơn giản, thiết thực;
    b) Phù hợp với từng đối tượng, trình độ, lứa tuổi, giới tính, truyền thống, văn hóa, bản sắc dân tộc, tôn giáo;
    c) Không làm ảnh hưởng đến bình đẳng giới, danh dự, nhân phẩm, uy tín của nạn nhân bạo lực gia đình và các thành viên khác trong gia đình.

    Điều 10. Nội dung thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

    1. Chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới, quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình.
    2. Truyền thống tốt đẹp của con người, gia đình Việt Nam.
    3. Tác hại của bạo lực gia đình.
    4. Biện pháp, mô hình, kinh nghiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình.
    5. Kiến thức về hôn nhân và gia đình; kỹ năng ứng xử, xây dựng gia đình văn hoá.
    6. Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

    Điều 11. Hình thức thông tin, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình

    1. Thực hiện trực tiếp.
    2. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
    3. Lồng ghép trong việc giảng dạy, học tập tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
    4. Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hoá quần chúng khác.

    luat-phong-chong-bao-luc-gia-dinh

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Mục 2:
    HÒA GIẢI MÂU THUẪN, TRANH CHẤP GIỮA CÁC THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH

    Điều 12. Nguyên tắc hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình

    1. Kịp thời, chủ động, kiên trì.
    2. Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
    3. Tôn trọng sự tự nguyện tiến hành hòa giải của các bên.
    4. Khách quan, công minh, có lý, có tình.
    5. Giữ bí mật thông tin đời tư của các bên.
    6. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
    7. Không hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình quy định tại Điều 14 và Điều 15 của Luật này trong những trường hợp sau đây:
    a) Vụ việc thuộc tội phạm hình sự, trừ trường hợp người bị hại yêu cầu không xử lý theo quy định của pháp luật hình sự;
    b) Vụ việc thuộc hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý hành chính.

    Điều 13. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do gia đình, dòng họ tiến hành

    Gia đình có trách nhiệm kịp thời phát hiện và hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
    Trường hợp gia đình không hòa giải được hoặc có yêu cầu của thành viên gia đình thì người đứng đầu hoặc người có uy tín trong dòng họ chủ động hòa giải hoặc mời người có uy tín trong cộng đồng dân cư hòa giải.

    Điều 14. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do cơ quan, tổ chức tiến hành

    Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa người thuộc cơ quan, tổ chức mình với thành viên gia đình họ khi có yêu cầu của thành viên gia đình; trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan, tổ chức ở địa phương để tiến hành hòa giải.

    Điều 15. Hoà giải mâu thuẫn, tranh chấp do tổ chức hòa giải ở cơ sở tiến hành

    1. Tổ hòa giải ở cơ sở tiến hành hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
    2. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

    Mục 3:
    TƯ VẤN, GÓP Ý, PHÊ BÌNH TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VỀ PHÒNG NGỪA BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    Điều 16. Tư vấn về gia đình ở cơ sở
    1. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở cho các thành viên trong cộng đồng dân cư để phòng ngừa bạo lực gia đình.
    2. Tư vấn về gia đình ở cơ sở bao gồm các nội dung sau đây:
    a) Cung cấp thông tin, kiến thức, pháp luật về hôn nhân, gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình;
    b) Hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong gia đình; kỹ năng ứng xử khi có mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.
    3. Việc tư vấn về gia đình ở cơ sở tập trung vào các đối tượng sau đây:
    a) Người có hành vi bạo lực gia đình;
    b) Nạn nhân bạo lực gia đình;
    c) Người nghiện rượu, ma tuý, đánh bạc;
    d) Người chuẩn bị kết hôn.
    4. Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên hướng dẫn, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về gia đình ở cơ sở.

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Bạo hành gia đình


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Phụ nữ bị bạo hành nên làm gì? Bạo hành gia đình phải gọi ai?

    Các hành vi bạo hành gia đình? Phụ nữ bị bạo hành gia đình nên làm gì? Biện pháp xử lý người có hành vi bạo hành gia đình?

    Ngược đãi, bạo hành trẻ em đến chết bị xử lý như thế nào?

    Ngược đãi, bạo hành trẻ em là gì? Hành vi ngược đãi, bạo hành trẻ em đến chết bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?

    Bạo hành trẻ em là gì? Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp?

    Bạo hành trẻ em là gì? Thực trạng bạo hành trẻ em hiện nay? Nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em? Các giải pháp hạn chế tình trạng bạo hành trẻ em?

    Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em và hướng dẫn cách viết

    Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em là gì? Mẫu đơn tố cáo hành vi bạo hành trẻ em mới nhất? Hướng dẫn soạn đơn tố cáo bạo hành trẻ em? Quy định của pháp luật về bạo hành trẻ em?

    Bạo hành gia đình là gì? Xử phạt khi bạo hành vợ con như thế nào?

    Bạo hành gia đình là gì? Xử phạt khi bạo hành vợ con như thế nào? Chửi bới vợ con có phải là một hình thức bạo hành tinh thần không? Các hình thức bạo hành gia đình: Bạo hành thể xác, bạo hành tinh thần, bạo hành xã hội,...

    Thủ tục ly hôn đơn phương khi bị chồng đánh đập, bạo hành

    Chồng bạo lực gia đình, vợ có thể đơn phương ly hôn được không? Thủ tục ly hôn đơn phương khi bị chồng đánh đập thường xuyên? Thủ tục ly hôn một phía khi chồng có hành vi bạo hành?

    Bạo lực gia đình là gì? Đặc điểm và hậu quả của bạo lực gia đình?

    Bạo lực là gì? Bạo lực gia đình là gì? Đặc điểm của bạo lực gia đình? Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình? Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong luật phòng chống bạo lực gia đình? Hậu quả của hành vi bạo lực gia đình?

    Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

    Xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. Cố ý gây thương tích cho người khác.

    Tố cáo hành vi bạo hành giữa bố chồng và con dâu

    Tố cáo hành vi bạo hành giữa bố chồng và con dâu. Tranh chấp quyền nuôi con giữa bố chồng và con dâu.

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ