Quy định của pháp luật về quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình? Các quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản của mình? Về hình thức sở hữu? Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản?
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản đều là các quyền của chủ sở hữu tài sản. Các quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản của mình được pháp luật quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản của mình. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc quy định của pháp luật hiện hành về các quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản của mình.
Luật sư
Căn cứ pháp lý:
1. Quy định của pháp luật về quyền của chủ sở hữu đối với tài sản của mình
Theo quy định của pháp luật, mỗi một chủ thể với tư cách là chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyển chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khác nhau đối với tái sản của mình; chủ sở hữu tài sản có thể trực tiếp thực hiện toàn bộ các quyền năng của quyền sở hữu hoặc giao cho người khác thực hiện một số quyền năng nhất định của quyền sở hữu đối với tài sản của mình.
Quyền sở hữu theo quy định của pháp luật bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu (căn cứ Điều 158
Theo đó, chủ sở hữu của tài sản có các quyền sau: quyền chiếm hữu được hiểu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản; quyền sử dụng được hiểu là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản và quyền định đoạt được hiểu là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Như vậy, chủ sở hữu có toàn quyền đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình và chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
2. Các quyền của chủ sở hữu đối với các tài sản của mình
2.1. Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
Chiếm hữu được hiểu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Chiếm hữu bao gồm hai trường hợp là chiếm hữu của chủ sở hữu và trường hợp chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Đối với trường hợp chiếm hữu của người người không phải là chủ sở hữu thì không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, trừ trường hợp tài sản được xác lập quyền sở hữu đó là tài sản vô chủ hoặc là tài sản không xác định được chủ sở hữu. Trường hợp chiếm hữu của chủ sở hữu thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
Như vậy chủ sở hữu chính là người được toàn quyền chiếm hữu tài sản, nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp mà không phải dựa vào ý chí của các chủ thể khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là mặc dù chủ sở hữu là chủ thể có toàn quyền chiếm hữu tài sản của mình nhưng việc chiếm hữu đó không được trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Đó là những điều bị nghiêm cấm và không được làm của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, những điều cấm đó sẽ giới hạn quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, không cho họ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của xã hội và những chủ thể khác.
2.2. Quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu
Quyền sử dụng được hiểu là quyền khai thác công dụng của tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu là việc sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc hay lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Trường hợp đối với người không phải là chủ sở hữu của tài sản thì được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật tại Điều 194 Bộ luật dân sự.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản của cá nhân trên cơ sở một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn như cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.
2.3. Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản của chủ sở hữu tài sản.
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt: phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện việc định đoạt không trái với quy định của pháp luật
Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu được hiểu là chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hay tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu tài sản thực hiện quyền định đoạt tài sản ở hai khía cạnh:
– Định đoạt về số phận thực tế của tài sản
Định đoạt về số phận thực tế của tài sản hoặc làm cho tài sản không còn trong thực tế nữa, chẳng hạn như việc tiêu dùng hết tài sản, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. Trong việc định đoạt số phận thực tế của tài sản, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trực tiếp đến tài sản.
– Định đoạt về số phận pháp lý của tài sản
Định đoạt về số phận pháp lý của tài sản là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người này sang người khác. Thông thường định đoạt về số phận pháp lý của tài sản phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sỡ hữu như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế tài sản,… thông qua việc định đoạt tài sản mà chủ sở hữu có thể tiêu dùng hết hoặc chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi giữ); quyền chiếm hữu và quyện sử dụng tài sản trong một khoảng thời hạn (trong hợp đổng cho thuê, cho mượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyển sở hữu tài sản cho người khác bằng hợp đổng bán, đổi, cho… theo quy định của pháp luật.
Trong việc định đoạt về số phận pháp lý của tài sản, chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể khác một quan hệ pháp luật dân sự. Đối với hình thức định đoạt này, Bộ luật dân sự đã quy định: Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự. Nghĩa là, người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể. Trong những trường hợp tài sàn ít giá trị (chủ yếu tài sản là động sản) thì việc thực hiện quyền định đoạt tài sản có thể bằng phương thức giản đơn như: thoả thuận miệng, chuyển giao ngay tài sản… nhưng trong những trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục, thì phải tuân theo những quy định đó
3. Về hình thức sở hữu
Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận 03 hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân; sở hữu riêng và sở hữu chung. Cụ thể như sau:
– Sở hữu toàn dân: trong trường hợp đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật.
– Sở hữu riêng là sở hữu tài sản của một cá nhân hoặc một pháp nhân; tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng hay giá trị tài sản.
– Sở hữu chung là sở hữu tài sản của nhiều chủ thể đối với tài sản, sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
4. Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
– Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan. Trong trường hợp luật không có quy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên sở hữu; trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao.
– Trường hợp tài sản chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên có tài sản chuyển giao, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật.
– Về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật theo Điều 236 Bộ luật dân sự 2015:
Để bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự và sự thống nhất trong quy định pháp luật liên quan đến thời hiệu hưởng quyền, Bộ luật dân sự đã quy định nguyên tắc chung về thời hiệu xác lập quyền sở hữu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật mà không phân biệt tài sản đó thuộc sở hữu của ai. Theo đó, người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với tài sản là động sản, 30 năm đối với tài sản là bất động sản thì người đó sẽ trở thành chủ sở hữu của tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật dân sự và luật khác có liên quan có quy định khác.