Quy định về hoạt động thương mại điện tử? Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử? Khái niệm và các nguyên tắc của hoạt động thương mại điện tử? Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử?
Hiện nay, sự phát triển của mạng xã hội đang phát triển, nhu cầu giao dịch qua các trang thương mại điện tử của người dùn cũng tăng lên, các trang thương mại điện tử hoạt động dựa trên các quy định của pháp luạt để kinh doanh thu nguồn lơi về cho tổ chức kinh doanh và có các nguyên tắc của hoạt động thương mại điện tử được pháp luật quy định. Vậy để hiểu thêm về hoạt động thương mại điện tử. Dưới bài viết này chúng tôi xin giới thiệu các thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
–
1. Quy định về hoạt động thương mại điện tử?
1.1. Khái niệm thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác ( Khoản 1 điều 3 Nghị định Số:
1.2. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử
Tại Điều 5. Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử Nghị định Số: 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử có quy định về
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thương mại điện tử, tiêu chuẩn, quy chuẩn ứng dụng thương mại điện tử và các quy định về quản lý dịch vụ thương mại điện tử đặc thù.
3. Quản lý, giám sát các hoạt động thương mại điện tử.
4. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thương mại điện tử.
5. Tổ chức thực hiện hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thương mại điện tử.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai, ứng dụng thương mại điện tử.
7. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho thương mại điện tử.
8. Thống kê về thương mại điện tử.
9. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử.
10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử.
Theo đó, Nội dung quản lý nhà nước về thương mại điện tử được quy dịnh về Các thông tin về kế hoạch thương mại điện tử thực hiện tuân thủ quyết định, chính sách nhà nước để tránh được các tình trạng thủ tục hành chính rườm rà và các thủ tục pháp lý không đầy đủ, đồng bộ minh bạch tạo nên một vai trò rất lớn để cải tạo môi trường kinh doanh nhất là trong môi trường kinh doanh biến đổi ngày nay đối với thương mại điện tử
Đối với hoạt động của thương mại điện tử thì Nhà nước hỗ trợ tạo lập để Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử và cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại điện tử bằng cách thông qua các quan hệ thương mại, sự giao lưu hành hóa trong nước và quốc tế và thiết lập khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn, đồng bộ hơn, tiến bộ hơn, trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Như vậy, để tạo ra môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh ở mức độ cao như hiện nay thì cần sự đòi hỏi nhà nước phải quản lý vĩ mô và các đổi mới nhận thức tư duy và các chính sách quản lý nâng cao năng lực, phẩm chất, điều hành lãnh đạo trong thương mại điện tử theo quy định của pháp luật
2. Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử
Căn cứ vào Điều 24
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử nhằm để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
– Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
– Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
– Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.
3. Khái niệm và các nguyên tắc của hoạt động thương mại điện tử
Các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử được quy định tại Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.
2. Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử
Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.
3. Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
a) Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;
b) Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;
c) Trường hợp người bán trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử
Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
4. Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử
Tại Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định về các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử gồm:
– Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình.
– Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại. Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bao gồm các loại sau:
+ Sàn giao dịch thương mại điện tử;
+ Website đấu giá trực tuyến;
+ Website khuyến mại trực tuyến;
+ Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.
– Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng hoặc website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tại Nghị định này.
– Bộ Công Thương quy định cụ thể về các hoạt động thương mại điện tử tiến hành trên mạng viễn thông di động.
Như vậy, các hình thức tổ chức hoạt động thương mại gồm các Website thương mại điện tử bán hàng và các Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ các nh cầu về thương mại như mua bán ví dụ như trang thương mại điện tử như shoppe và lazada, các trang thương mại điện tử này cung cấp các dịch vụ như mua bán hàng hóa, đầy đủ các loại mặt hàng, Trang thương mại điện tử thì có các quy định và quy chế hoạt động riêng của nó và phải cam kết không hoạt dộng mua bán hay trao đổi các loại hàng hóa vi phạm quy định của pháp luật như kinh doanh hnagf giả, Hàng nhái, hàng kém chất lượng…
Ngoài ra, Việc quản lý các Website thương mại điện tử để cung cấp các dịch vụ thương mại khác nhau. Hiện nay Với các ứng dụng cài đặt trên thiết bị điện tử có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân và các tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, tùy theo tính năng của ứng dụng đó mà thương nhân, tổ chức phải tuân thủ các quy định về website thương mại điện tử bán hàng như ví dụ đã nêu như trên thì các trang thương mại điện tử là ứng dụng khá tiện ích đối với người sử dụng và thu lại nguồn lợi nhuận cho các tổ chức kinh doanh thương mại điện tử.
Trên đây là quy định của chúng tôi về Khái niệm và các nguyên tắc của hoạt động thương mại điện tử và các thông tin pháp lý liên quan về trang thương mại điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành.