Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản? Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận? Nguyên tắc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực? Nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác? Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Quan hệ dân sự được
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản
So với Điều 5 BLDS năm 2005 thì khoản 1 Điều 3 trên đây bảo đảm chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp, đầy đủ về nổi dụng của yếu tố bình đẳng trong quan hệ dân sự Quy định tại khoản 1 Điều 3 dã cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 2013 về các quyền cơ bản của công dân, gồm: quyền tự do, bình đẳng về nhân thân và tài sản của cá nhân và một cơ chế bảo hộ như nhau không có sự phân biệt đối xử.
Binh đẳng là khái niệm chính trị – pháp lý, đây là yếu tố cơ bản của nền dân chủ trong chế độ nhà nước pháp quyền được ghi nhận trong Hiến pháp đạo luật cơ bản của nhà nước ta cùng nhiều đạo luật khác, rộng hơn là các chủ thể đều bình đẳng trước pháp luật. Trong quan hệ dân sự, bản chất là bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xác lập, thực hiện quan hệ dân sự. Bình đẳng và không phân biệt đối xử có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm công bằng xã hội, hạn chế đặc quyền, đặc lợi hoặc cạnh tranh không lành mạnh khi lợi dụng sự yếu thế về kinh tế. Quan hệ dân sự không bảo đảm yếu tố bình đẳng có thể bị coi là vô hiệu
2. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận
Theo truyền thống, tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận là tiêu chí quan trọng để các chủ thể của quan hệ dân sự xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình. Tự do ý chí trong việc lựa chọn hướng xác lập quan hệ dân sự cụ thể và tự nguyện, không bị đe dọa, cưỡng ép trong xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự là yêu cầu cơ bản đối với mọi quan hệ dân sự. Vi phạm quy định trên đây, quan hệ dân sự cụ thể đó có thể bị coi là vô hiệu.
Tính chất điều chỉnh của pháp luật dân sự hoàn toàn khác với tính chất điều chính của luật hình sự và một số ngành luật khác. Khi quy định cơ sở của trách nhiệm hình sự Điều 2
Còn trong pháp luật dân sự, các chủ thể có quyền tùy nghị thỏa thuận dù chưa được pháp luật dân sự quy định, nhưng “mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”. Vì vậy, mặc dù BLDS năm 2015 không có quy định, không dự liệu… nhưng các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự vẫn có thể thỏa thuận với nhau và vẫn có sự ràng buộc pháp lý. Sự ràng buộc này vẫn được pháp luật dân sự công nhận; quyền và nghĩa vụ của các bên vẫn được pháp luật bảo đảm thực hiện.
3. Nguyên tắc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực
Yêu cầu của pháp chế xã hội chủ nghĩa và truyền thống đạo đức là trong quan hệ xã hội hoặc trong quan hệ pháp luật phải thiện chí, trung thực; không gian dối và có thiện chí thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà chủ thể đã cam kết. Một trong những yêu cầu của quan hệ dân sự là: các bên phải cùng nhau hợp tác, thiện chí, trung thực khi xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Các bên không chỉ chăm lo đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình mà còn phải tôn trọng, quan tâm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Trong quá trình xác lập, thực hiện quan hệ dân sự, các bên không được lừa dối, chây ỳ mà phải giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhau thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào. Do đặc trưng của giao lưu dân sự nên trước đây BLDS năm 1995 còn có quy định: các giao dịch dân sự đã xác lập luôn được suy đoán là thiện chí, trung thực. Vì vậy, nếu một bên cho rằng bên kia không trung thực, thiện chí thì phải đưa ra được chứng cứ, bằng chứng để chứng minh tính chất không trung thực, thiện chí đó. Hiện tại, Điều 6
Thông thường, các quan hệ dân sự khi xác lập, thực hiện luôn được coi là thiện chỉ, trung thực. Truyền thống của pháp luật dân sự là phương thức suy đoán: mọi quan hệ dân sự được xác lập, thực hiện đều được coi là thiện chí, trung thực. Nếu một chủ thể cho rằng, trong quá trình xác lập, thực hiện quan hệ dân sự nhưng phía chủ thể bên kia đã không thiện chí, trung thực, thì họ phải có trách nhiệm chứng minh về tính không thiện chí, trung thực của chủ thể bên kia theo các quy định và nguyên tắc tố tụng dân sự. Nói cách khác, khi xác định yếu tố thiện chí, trung thực phải có chứng cứ để chứng minh. Dân gian đã có câu thành ngữ: “nhầm thua, vô ý mất tiền”.
4. Nguyên tắc không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Nguyên tắc quan trọng này thể hiện giới hạn quyền hành xử của các cá nhân, pháp nhân khi xác lập, thực hiện quan hệ dân sự. Pháp luật dân sự tôn trọng quyền tự định đoạt theo tự do ý chí của chủ thể, nhưng không phải là không bị bắt kỳ một hạn chế nào. Để bảo vệ lợi ích của nhà nước, của dân tộc, lợi ích cộng đồng và lợi ích hợp pháp của người khác, khoản 4 Điều 3 BLDS năm 2015 đã quy định rõ giới hạn “không được xâm phạm”. Nghĩa là, trong quan hệ dân sự (bao gồm cả việc xác lập, thực hiện) vì lợi ích của một chủ thể mà làm ảnh hưởng hoặc xâm phạm đến “lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác” thì quan hệ dân sự đó không được pháp luật dân sự công nhận, bảo hộ.
Như vậy, việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của chủ thể trong quan hệ dân sự không phải luôn được thực hiện tùy nghỉ theo ý chí và mong muốn của chủ thể. Quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự phải chú ý giới hạn cấm không được xâm phạm và thực hiện theo sự hướng dẫn của quy phạm pháp luật dân sự thể hiện tại các điều luật tương ứng. Do các quan hệ dân sự phong phú, đa dạng nên pháp luật dân sự cho phép các chủ thể trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ dân sự có thể cam kết, thỏa thuận những nội dung mà BLDS không có quy định nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của BLDS; không làm thiệt hại hoặc ảnh hưởng đến lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự
Trong pháp luật dân sự thì trách nhiệm tài sản là trách nhiệm của chủ thể này trước chủ thể khác khi có hành vi vi phạm nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục những hậu quả xấu do hành vi vi phạm gây ra. Đặc trưng của trách nhiệm pháp lý trong luật dân sự tuy cũng là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhưng bản chất pháp lý hoàn toàn khác và chỉ mang tính chất tài sản. Tự chịu trách nhiệm dân sự có thể được quy định trong pháp luật dân sự nhưng cũng có thể do các chủ thể thỏa thuận trong quá trình cam kết, thỏa thuận xác lập các giao dịch dân sự (chủ yếu là đối với các quan hệ về hợp đồng).
Tự chịu trách nhiệm dân sự là cơ sở pháp lý nhằm bảo đảm cho mọi quan hệ dân sự đã được các chủ thể xác lập luôn được thực hiện nghiêm minh trong một hành lang pháp lý an toàn. Khi có một bên trong giao dịch dân sự không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các điều khoản mà chủ thể đó đã tự nguyện cam kết, thỏa thuận, thì họ phải tự chịu trách nhiệm dân sự trước bên có quyền bị vi phạm. Khi một chủ thể có hành vi tráu pháp luật xâm phạm đến các quyền tuyệt đối của một chủ khác thì chủ thể có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật cũng phải chịu trách nhiệm bồi thường những thiệt hại vật chất, thiệt hại tinh thần do hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của mình gây ra.
Trong các quan hệ dân sự mỗi chủ thể khi tham gia giao dịch dân sự cụ thể phải tự chịu trách nhiệm về các hành vi và hậu quả của hành vi đó. Nếu bên vi phạm không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện. Trong quan hệ dân sự thì trách nhiệm tài sản là trách nhiệm của chủ thể này trước chủ thể khác khi có hành vi vi phạm nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu hoặc khắc phục những hậu quả xấu do hành vi vi phạm gây ra. Đặc trưng của trách nhiệm pháp lý trong luật dân sự tuy cũng là biện pháp cưỡng chế của Nhà nước nhưng bản chất pháp lý hoàn toàn khác và nguyên tắc là chủ thể phải tự chịu trách nhiệm về cam kết, thỏa thuận xác lập quan hệ dân sự.