Nguyên tắc đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh. Cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động cho cá nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Nguyên tắc đăng ký hành nghề khám, chữa bệnh. Cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động cho cá nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tổ chức triển khai cấp chứng chỉ hành nghề, cấp giấy phép hoạt động cho tất cả các các cá nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện thuộc thẩm quyền; Xây dựng cơ sở dữ liệu về mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh trên toàn tỉnh, từng bước củng cố, hoàn thiện công tác quản lý, tổ chức hệ thống khám bệnh, chữa bệnh địa phương, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân và ổn định an sinh xã hội.
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; Nghị định số 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Theo Điều 11 Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Ngành Y tế thực hiện lộ trình cấp chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động và các quy định dựa trên nguyên tắc sau:
1. Một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, không được đồng thời làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật từ hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trở lên.
2. Một người hành nghề chỉ được đăng ký làm người phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không được đồng thời làm người phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác).
3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể kiêm nhiệm phụ trách khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng chỉ được phụ trách một khoa và phải phù hợp với văn bằng chuyên môn được đào tạo của người đó.
4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ.
5. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước không được đăng ký làm người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo
6. Người hành nghề đã đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được đăng ký làm việc ngoài giờ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên cùng địa bàn tỉnh nhưng tổng thời gian làm ngoài giờ không quá 200 giờ theo quy định của “Bộ luật lao động năm 2019”.
Xem thêm: Phạt là gì? Xử phạt là gì? Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính?
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
7. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề tại một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không được đăng ký làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh khác với nơi mình đang hành nghề để bảo đảm tính liên tục, ổn định trong cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.
8. Người hành nghề đã đăng ký hành nghề ở một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo chế độ luân phiên cán bộ từ tuyến trên xuống tuyến dưới, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc thực hiện kỹ thuật chuyên môn (ví dụ: hội chẩn, mổ phiên) theo hợp đồng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì không phải đăng ký hành nghề.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
– Thay đổi thông tin đăng ký khám chữa bệnh ban đầu
– Hỏi về vấn đề áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
Xem thêm: Bảo hộ quyền tác giả là gì? Nguyên tắc và thủ tục bảo hộ quyền tác giả?
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến qua điện thoại
– Tổng đài tư vấn luật miễn phí 1900.6568
– Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài 24/7