Các văn bản liên quan đến vấn đề bảo tồn động vật hoang dã? Các biện pháp bảo tồn động vật hoang dã?
Hiện nay, hoạt động săn bắn, buôn bán động vật hoang dã có xu hướng ngày gia tăng và đã trở thành một vấn nạn mà cả xã hội đang lên án. Các đối tượng khai thác, săn bán động vật hoang dã đã có những thủ đoạn hết sức tinh vi và có diễn biến hết sức phức tạp. Theo thống kê mỗi năm có đến hàng ngàn động vật hoang dã bị săn bắt, điều này đã dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến không chỉ cuộc sống mà còn tác động vô cùng to lớn đối với hệ sinh thái tự nhiên. Để ngăn chặn, khắc phục tình trạng này thì cần phải có những biện pháp bảo tồn động vật hoang dã và hệ thống văn bản pháp luật nước ta đã có những quy định về bảo vệ động vật hoang dã.
Luật sư
1. Các văn bản liên quan đến vấn đề bảo tồn động vật hoang dã.
Hiện tại, các văn bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này tương đối rộng. Dưới đây là một số văn bản pháp luật mà bạn có thể tham khảo để làm tài liệu nghiên cứu:
1. Luật bảo vệ môi trường 2020
2. Luật đa dạng sinh học (2008)
3. Nghị định 06/2019/NĐ- CP của Chính phủ ngày 22 tháng 01 năm 2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
4.
5. Danh mục các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển và Danh mục những đối tượng bị cấm khai thác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
6. Quyết định 5104/2019/QĐ- BNN- PC của Bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày 31 tháng 12 năm 2019 về việc công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2019
8. Thông tư liên tịch 14/2020/TTLT- BNNPTNT-BTP-VKSNDTC-TANDTC bãi bỏ thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT- BNNPTNT-BTP- VKSNDTC-TANDTC ngày 08/3/2007 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, bộ tư pháp, bộ công an, viện kiểm sát nhân dân tối cao,
9. Nghị định 49/2019/NĐ- CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
10. Nghị định 35/2019/NĐ – CP ngày 25 tháng 04 năm 2019 của Chính phủ quy đĩnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
11. Nghị định 155/2016/NĐ- CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Các biện pháp bảo tồn động vật hoang dã.
Động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm được xếp vào danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được quy định trong Luật đa dạng sinh họ 2008. Theo đó, việc bảo tồn động vật hoang dã là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay khi số lượng động vật hoang dã mỗi ngày đều bị hụt đi đáng kể. Hàng loạt những loài động vật hoang dã không còn được sinh sống trong những khu rừng, khu bảo tồn mà lại được ở trên thùng của những chiếc xe container đi xuyên các quốc gia. Do vậy, cần đề ra những biện pháp bảo tồn động vật:
– Xuất phát từ ý thức của mỗi công dân, trách nhiệm quản lý của các cấp lãnh đạo, các Bộ, cơ quan ngang bộ: Công an, Công Thương, Tài chính, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, kiểm định và có những biện pháp ngăn ngừa, đấu tranh, triệt phá các đường dây tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong việc mua bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, quảng cáo, tiêu dùng trái phép mẫu vật động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đặc biệt là mẫu vật tê giác và voi từ các nước châu Phi.
– Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, cảng biển, đường bộ quốc tế, đường mòn lối mở qua biên giới; tập trung phát hiện, xử lý dứt điểm các tụ điểm buôn bán trái phép mẫu vật loài hoang dã bao gồm cả mẫu vật giả ở khu vực biên giới và trong thị trường nội địa; và từ đó có những biện pháp xử lý một cách triệt để, kiên quyết thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong quá trình điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm; tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân và cán bộ công chức trong lĩnh vực bảo tồn động vệ động vật hoang dã.
– Ngoài ra, bên cạnh các Bộ như Bộ công an, Bộ công thương, Bộ tài chính, Bộ quốc phòng, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông, thì Bộ Tư pháp cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, đảm bảo các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này đều phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
– Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đề nghị cơ quan Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan điều tra đẩy mạnh trong công tác điều tra, truy tố, xét xử đối với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật hình sự trong việc mua bán, vận chuyển mẫu vật tê giác, voi và mẫu vật của các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khác.
– Đặc biệt, các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền những điển hình tốt về bảo tồn, kiểm soát buôn bán động vật hoang dã; luôn cập nhật, đưa những thông tin một cách khách quan nhất đảm bảo lợi ích quốc gia và tích cực phát hiện và lên án mạnh mẽ, nghiêm khắc những hành vi, việc làm trái quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, thực hiện các hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã và đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước với cơ quan có thẩm quyền để đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp theo quy định của pháp luật.
– Bên cạnh đó, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng có những vai trò, nhiệm vụ trong công tác chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật của Nhà nước và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý và bảo tồn động vật hoang dã trong các nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng cũng như các cơ quan, tổ chức xã hội. Đồng thời tổ chức kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về săn, bắt, mua, bán, khai thác, vận chuyển, nuôi, giết mổ, kinh doanh, tàng trữ, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu các loài động vật hoang dã nguy cấp quý, hiếm và sản phẩm từ động vật hoang dã, ngoài ra, những cơ quan này còn có trách nhiệm trong việc chỉ đạo các lực lượng liên ngành tại các cửa khẩu tăng cường kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn tình trạng vận chuyển trái phép mẫu vật động vật hoang dã qua biên giới.
– Chính quyền các cơ quan chức năng ở các địa phương phải luôn quan tâm, ban hành những kế hoạch liên quan đến công tác phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm liên quan đến quản lý, bảo tồn động vật hoang dã, có những biện pháp kiểm soát, bảo tồn các loài động vật hoang dã, nguy cấp quý hiếm trên địa bàn. Các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong công tác phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm.
– Các cơ quan Kiểm lâm, cơ quan Công an, cơ quan Vện kiểm sát và cơ quan Toà án nhân dân địa phương có sự phối hợp để thực hiện theo đúng quy định về việc đấu tranh, xử lý vi phạm pháp luật và các tội phạm về bảo vệ, bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm. Khi phát hiện những vụ việc vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã xảy ra trên địa bàn, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải đẩy nhanh tiến độ điều tra đối với các vụ án vi phạm về bảo tồn động vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm, nhanh chóng thu thập tài chứng cứ để chứng minh tội phạm, phối hợp với các cơ quan tư pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật về bảo tồn động vật hoang dã.
Pháp luật Việt Nam đã quy định những mức, những khung hình phạt khác nhau tuỳ vào mức độ và hành vi vi phạm, bao gồm xử lý vi phạm hành chính ( được quy định trong các văn bản như thông tư, nghị định, thông tư liên tịch) hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự ( các tội danh được quy định trong