Hiện nay, vận tải đường biển được lựa chọn sử dụng ngày càng phổ biến hơn vì khả năng di tải hàng hóa với số lượng lớn, có thể đi đường dài và chi phí rất hợp lý. Nhưng bên cạnh những ưu điểm của phương thức này thì doanh nghiệp sử dụng phương thức này sẽ vẫn phải dối diện với các rủi ro. Bài viết dưới đây sẽ phân tích vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Các loại rủi ro phổ biến trong vận tải đường biển cần biết:
Vận tải đường biển là một trong những phương thức vận tải được các doanh nghiệp lựa chọn phục vụ cho việc vận chuyển chuyên xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn, đặc biệt là mặt hàng máy móc, thiết bị cồng kềnh thì hình thức này đảm bảo được chất lượng hàng hóa tối ưu nhất. Bên cạnh đó, cũng dễ dàng nhận thấy ưu điểm về chi phí để sử dụng hình thức vận chuyển này là tương đối thấp so với đường hàng không khi đưa hàng ra nước ngoài. Với những ưu điểm vượt bậc như giao thông thuận tiện, khả năng vận tải nhiều loại hàng hóa cao, giúp hoạt động vận tải hàng hóa trở nên phổ biến giá thành hợp lý nên đã thúc đẩy ngành vận tải biển bước lên tầm cao mới, tân tiến nhất trong hệ thống vận tải quốc tế.
Mặc dù sở hữu những ưu điểm nhất định trong vận tải đường biển nhưng doanh nghiệp vẫn phải đối diện với những loại rủi ro dưới đây:
– Thứ nhất, Rủi ro vì yếu tố thiên nhiên:
Vận chuyển trên bất kỳ hình thức nào thì yếu tố thiên nhiên cũng có tác động đến quá trình này nhưng riêng với hình thức vận chuyển đường biển thì thời tiết là yếu tố quyết định cho tuyến đường vận tải trên biển diễn ra thuận lợi và suôn sẻ bởi hình thức này có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng nề mà khó có thể né tránh khi gặp các hiện tượng bão, sóng lớn, biển động. Khi đang vận chuyển trên biển mà không thể kịp thời về nơi tránh trú thì có thể đối diện với tình trạng lật, nghiêng tàu, nghiêm trọng hơn là làm gãy thân tàu, dẫn đến hàng hóa bị rò rỉ, vỡ nát do va đập;
Đồng thời khi đang di tải trên biển, hiện tượng tự nhiên là sét đánh trúng khiến hàng hóa bốc cháy thì việc khắc phục những vụ cháy lớn trên tàu vô cùng khó khăn vì không đủ nhận lực và các phương tiện hỗ trợ dẫn đến làm hư hại làm thất thoát số tài sản, hàng hóa.
– Thứ hai, đối diện với rủi ro từ tai nạn:
Khi di tải trên biển thì khả năng quan sát trên mặt nước có thể rộng hơn so với di chuyển bởi hình thức khác nhưng không thể theo dõi được những vật cản nằm dưới mặt nước biển nên không ít trường hợp tàu bị tai nạn như mắc cạn, chìm đắm, cháy nổ hay đâm va đều gây tổn thương đến con tàu và hàng hóa bị ảnh hưởng chất lượng hoặc chìm dưới biển;
– Thứ ba, khi có rủi ro từ con người:
Không chỉ đối diện với yếu tố tự nhiên mà con người cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro cho hàng hóa khi vận tải trên biển. Doanh nghiệp cũng không thể lường trước tình trạng mất cắp, mất trộm, thiếu hụt hay không giao hàng do dành động phi pháp do các cá nhân là thuyền trưởng và thuyền viên ở trên tàu vận chuyển.
2. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần lưu ý những vấn đề gì?
Việc lựa chọn vận tải bằng đường biển sẽ đối diện với những rủi ro nêu trên nên để hạn chế hoặc né tránh vấn đề này thì cần lưu ý những yếu tố sau:
– Doanh nghiệp cần xác định rằng: Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chịu ảnh hưởng và tác động nhiều từ thiên nhiên như: mưa gió, lũ lụt, sóng thần.. thì trước khi thực hiện vận chuyển phải có sự nghiên cứu, xem xét thời tiết để tránh mọi rủi ro, đảm bảo hàng hóa được vận chuyển theo đúng cam kết với khách hàng;
– Liên quan đến các quy định của pháp luật của quốc gia: Phải xác định rằng trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, việc các tàu có thể sẽ phải dừng chân ở nhiều cảng khác nhau thuộc các quốc gia khác nhau nên hoạt động này cũng nằm trong sự điều chỉnh của chính sách pháp luật của mỗi quốc gia đó;
– Cần lưu ý khi tham gia sử dụng loại hình vận chuyển này thì lựa chọn một công ty vận tải đường biển uy tín và chuyên nghiệp. Chỉ khi hợp tác được với công ty như vậy thì các hoạt động vận chuyển được diễn ra thuận tiện, nhanh chóng hơn;
– Đơn vị có hàng hóa vận chuyển phải lựa chọn phương tiện vận chuyển vận tải thích hợp: Phương tiện sử dụng chuyên chở hàng hóa trên biển hết sức đa dạng và phong phú như tàu hàng làm lạnh, chở hàng bách hóa, container, du lịch và phà tuy nhiên không phải lựa chọn phương tiện nào cũng có thể đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển. hính vì vậy, tùy thuộc vào mặt hàng và khối lượng mà lựa chọn phương thức vận tải hàng hóa sao cho phù hợp vì mỗi hình thức vận chuyển sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau. Hợp đồng vận chuyền hàng bằng đường biển đã được ký kết thì có giá trị ràng buộc nghĩa vụ của các bên nên doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật khi ký hợp đồng vận chuyển nên cần kiểm tra kỹ các nội dung thỏa thuận về vấn đề này;
– Doanh nghiệp có thể cân nhắc việc mua bảo hiểm trong quá trình vận tải bằng đường biển. Đây được đánh giá là một trong những cách tối ưu giúp giảm thiểu rủi ro, tránh được tình trạng phát sinh trong quá trình vận chuyển. Khi những rủi ro xảy ra thì công ty bảo hiểm cũng sẽ đền bù thiệt hại cho bạn khi xảy ra sự cố;
3. Doanh nghiệp lựa chọn vận tải đường biển thì có thể tham gia loại hợp đồng bảo hiểm nào?
Như đã biết thì quá trình vận chuyển hàng hóa qua đường biển bằng tàu, thuyền sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thiên tai, các tai nạn bất ngờ trên biển: mắc cạn, hỏng tàu, chìm tài, cướp biển,… tất cả các yếu tố này có thể lường trước được nhưng để né tránh hoàn toàn thì không thể đảm bảo. Vì vậy, việc doanh nghiệp tham gia bảo hiểm hàng hải là một đối sách hợp lý. Doanh nghiệp có thể tham gia một trong hai loại hợp đồng bảo hiểm trong vận tải đường biển:
– Thứ nhất, ký kết với công ty bảo hiểm về hợp đồng bảo hiểm chuyến:
Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm thường áp dụng cho những lô hàng nhỏ, lẻ tẻ, không có kế hoạch vận chuyển nhiều trong thời gian tới. Có thể kể đến một số tên gọi hợp đồng như: Hợp đồng hành trình, hợp đồng thời gian, hợp đồng hỗn hợp, hợp đồng định giá hoặc hợp đồng không định giá.
Khi ký kết loại hợp đồng này thì sẽ chỉ có giá trị bảo hiểm cho một chuyến hàng được vận chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác được ghi cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. Chính vì vậy, trách nhiệm bảo hiểm của các đươn vị bảo hiểm là những hàng hóa trong phạm vi một chuyến đã được quy định.
– Thứ hai, hợp đồng bảo hiểm mở:
Hợp đồng bảo hiểm mở được biết đến là loại hợp đồng bảo hiểm cho những lô hàng có khối lượng vận chuyển lớn. Hợp đồng này thể hiện điểm khac rõ rệt so với hợp đồng bảo hiểm chuyến là bảo hiểm trong nhiều chuyến ở một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặc không giới hạn về thời gian.
Khi xảy ra rủi ro thiệt hại thì tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm bao đều được bảo hiểm một cách tự động và phí bảo hiểm sẽ được trả theo chứng từ trong khoảng thời gian đã thỏa thuận ( thông thường mỗi tháng sẽ được thanh toán hỗ trợ);
Như vậy, khi tiến hành mua bảo hiểm hàng hóa trong vận tải đường biển là có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp. Mục đích chính của hoạt động này là được đền bù, giảm thiểu các thiệt hại về tài chính. Tuy nhiên, doanh nghiệp ký hợp đồng cũng sẽ chỉ được chi trả bảo hiểm nếu thuộc những trường hợp rủi ro được bảo hiểm, rủi ro bảo hiểm riêng như khi có tính chất tự nhiên hoặc ngoài ý muốn như bão, lốc, tàu đắm, mất tích, mắc cạn, đâm va hoặc cháy nổ thì người sử dụng bảo hiểm hàng hóa sẽ được bên cung cấp dịch vụ bồi thường tuyệt đối; hoạt động phá hoại từ con người (chiến tranh, nội chiến, đình công, mất cắp, cướp biển) để được bao hiểm cần có một số điều khoản và thỏa thuận riêng của hai bên.
THAM KHẢO THÊM: