Biện pháp ngăn chặn là một trong những biện pháp hỗ trợ cho cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ việc. Vậy những quy định về các biện pháp ngăn chặn như thế nào? Có các biện pháp ngăn chặn gì hợp lý. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Biện pháp ngăn chặn là gì?
Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang, để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Biện pháp ngăn chặn được quy định trong bộ luật tố tụng hình sự gồm: bắt người, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.
2. Mục đích của các biện pháp ngăn chặn:
Việc thực hiện các biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự nhằm các mục đích sau:
+ Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội;
+ Bảo đảm thi hành án.
3. Đối tượng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn:
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự có quyền áp dụng một trong số các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
4. Các biện pháp ngăn chặn theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015 :
Theo quy định của
– Biện pháp bắt: Biện pháp bắt gồm các trường hợp: bắt bị can, bị cáo để tạm giam; bắt người trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Việc bắt người phải tiến hành đúng thẩm quyền theo luật định, trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Phải có biên bản về việc bắt người và phải
Bắt giữ là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự được áp dụng đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện, người thực hiện tội phạm đang bị đuổi bắt hoặc người đang bị truy nã để ngăn chặn tội phạm, đảm bảo cho hoạt động phát hiện, xử lý tội phạm hoặc đảm bảo thi hành án. Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt giữ các đối tượng nêu trên và dẫn giản đến
Sau khi nhận người bị bắt, cơ quan điều tra phải thực hiện lấy lời khai ngay và trong thời hạn 24 giờ phải ra quyết định tạm giữ hoặc tả tự do cho người bị bắt. Đối với người bị truy nã thì sau khi lấy lời khai, cơ quan điều tra cần phải
– Biện pháp tạm giữ: Biện pháp tạm giữ được áp dụng trong trường hợp: người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Tổng thời hạn tạm giữ (bao gồm thời hạn tạm giữ thông thường và thời hạn gia hạn tạm giữ) là 9 ngày. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam, một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì người bị tạm giữ phải được trả tự do ngay.
Biện pháp ngăn chặn tạm giữ được áp dụng đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội tang để cách ly họ với xã hội trong một thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, cản trở điều tra và xác định sự liên quan của người này đối với tội phạm.
– Biện pháp tạm giam: Các trường hợp áp dụng biện pháp tạm giam bao gồm: bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng hoặc bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự 2015 quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới ba mươi sáu tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trú rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 . Lưu ý rằng: Chế độ tạm giữ, tạm giam khác với chế độ đối với người đang chấp hành hình phạt tù.
Tạm giam là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.
Đây là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền tự do thân thể của công dân. Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang trong thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc là người già yếu, người đang bệnh nặng, có nơi cư trú rõ ràng thì không bị tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Chỉ trong những trường hợp đặc biệt như phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và có căn cứ cho rằng nếu không tạm giam thì người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì mới tạm giam họ.
Việc tạm giam phải có lệnh của người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam. Lệnh tạm giam của Trưởng công an, Phó trưởng công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó Thủ tướng cơ quan điều tra cấp tỉnh trở lên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp trong quân đội nhân dân phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê duyệt trước khi thi hành.
– Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú: Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú rõ ràng. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú có trách nhiệm quản lý, theo dõi họ. Bị can, bị cáo vi phạm lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra, viện kiểm sát,
Biện pháp này chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng, lần đầu, có nơi cư trú rõ ràng, có thái độ khai báo thành khẩn, trong trường hợp bị can, bi cáo không bị bắt để tạm giam hoặc đã bị tạm giam nhưng được co quan điều tra, viện kiểm sát,
Khi áp dụng biện pháp này, cơ quan điều tra , viện kiểm sát hoặc tòa án buộc bị can, bị cáo làm giấy cam đoan không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt khi có giấy triệu tập. Trong trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan đã áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Nếu bị can, bị cáo vi phạm cam đoan sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn chặn
Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn để quản lý, theo dõi.
– Biện pháp bảo lĩnh: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Điều kiện của chủ thể nhận bảo lĩnh quy định tại khoản 4 Điều 92 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nếu cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan.
– Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm: Biện pháp này là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Trong trường hợp bị can, bị cáo chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan thì cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trả lại cho họ số tiền hoặc tài sản đã đặt.
5. Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn:
Theo bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015, căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn bao gồm: Ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử, khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội, khi cần để bảo đảm thi hành án
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn phải do người có thẩm quyền quyết định trừ trường hợp bắt người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã và bảo đảm đúng các thủ tục theo quy định pháp luật do bộ luật Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định. Khi tiến hành tố tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm soát và tòa án trong phạm vi trách nhiệm của mình phải thường xuyên tiến hành thực hiện việc kiểm tra tính hợp pháp và sự cần thiết của những biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết hoặc có thể thay thế bằng biện pháp ngăn chặn khác.