Bồi thường thiệt hại khi tài sản bị hư hỏng. Lấy xe không hỏi ý kiến của chủ xe, gây thiệt hại về tải sản thì có phải bồi thường không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có một sự việc muốn nhờ luật sư giải đáp giúp tôi: Vào ngày 21/12/2015, gia đình tôi có công việc trong đám cưới hỏi của người thân. Em trai tôi có để xe ở dưới nhà và lên tầng trên ngủ, thì có bạn của em tôi tên là T lên lấy chìa khóa xe và lấy xe đi (khi chưa được sự đồng ý cho mượn). T có chở thêm 1 người đi cùng là anh H có chút say rượu và tự gây tai nạn không va chạm với ai. Hiện tại xe bị hư hỏng hoàn toàn. Anh T bị tai nạn đi bệnh viện, còn anh H chỉ bị xây xước nhẹ. Hiện tại hai người đã nhập viện và sức khỏe đã bình phục, không nghiêm trọng lắm. Do người tự ý lấy chìa khóa và lấy xe đi lại là bạn thân của em trai tôi. Nên gia đình muốn để anh T bình phục và 2 gia đình nhà anh H và T cùng nhau thỏa thuận và đền bù cho gia đình tôi. Nhưng giờ cả 2 bên đều chối cãi và đổ tội cho nhau bảo mình không phải là người cầm lái. Và không có ý định đền bù. Gia đình tôi rất bức xúc. Tôi muốn hỏi luật sư 1 số điều sau :
1. Bây giờ họ không chịu đền bù thì gia đình tôi báo công an là bị mất cắp xe có được không? (Vì lúc anh T lấy xe đi, do chưa đồng ý cho mượn nên giấy tờ xe đang để ở nhà).
2. Nếu bây giờ gửi đơn lên công an để giải quyết vụ việc thì tôi cần chuẩn bị những thủ tục gì để có thể bắt họ đền bù cho gia đình tôi (chiếc xe mới được mua hồi tháng 7/2015 với giá trị là 24 triệu đồng).
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Bây giờ họ không chịu đền bù thì gia đình tôi báo công an là bị mất cắp xe có được không? (Vì lúc anh T lấy xe đi, do chưa đồng ý cho mượn nên giấy tờ xe đang để ở nhà).
Đối với trường hợp của em trai bạn, việc bên gây thiệt hại có đền bù chiếc xe hay không không ảnh hưởng đến việc gia đình bạn có được báo công an về việc bị mất chiếc xe hay không. Em trai bạn là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe nên em trai bạn hoàn toàn có quyền báo cơ quan chức năng khi chiếc xe này bị mất.
2. Nếu bây giờ gửi đơn lên công an để giải quyết vụ việc thì tôi cần chuẩn bị những thủ tục gì để có thể bắt họ đền bù cho gia đình tôi (chiếc xe mới được mua hồi tháng 7/2015 với giá trị là 24 triệu đồng).
Khi gia đình bạn làm đơn lên cơ quan chức năng để yêu cầu giải quyết vụ việc thì cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra và xác minh sự việc. Nếu cơ quan chức năng điều tra được hành vi của T cấu thành tội Trậm cắp tài sản theo quy định tại Điêu 138 Bộ Luật Hình sự:
“Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm ngàn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm ngàn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm hoặc đã bị xử phạt hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
thì T sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Trộm cắp tài sản.
Nếu hành vi của T không cấu thành tội Trộm cắp tài sản thì gia đình bạn sẽ tiến hành gửi đơn ra
“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”
Trong trường hợp này, T đã lấy xe của em trai bạn mà không hỏi em trai bạn- chủ sở hữu của tài sản thì ở đây hành vi của T được coi là hành vi chiếm hữu bất hợp pháp. Em trai bạn có thể kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với hành vi của T. Bởi hành vi của T đáp ứng đủ cả 4 dấu hiệu sau:
-Một là chủ thể thực hiện hành vi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. T là chủ thể thực hiện hành vi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đủ độ tuổi chịu trách nhiệm dân sự, có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi).
-Hai là có hành vi vi phạm thực tế xảy ra. Cụ thể là hành vi chiếm hữu bất hợp pháp chiếc xe của T và T đã làm chiếc xe bị hư hỏng.
-Ba là có hậu quả thực tế xảy ra. Hậu quả thực tế trong trường họp này là chiếc xe của em trai bạn đã bị hư hỏng hoàn toàn.
-Bốn là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xẩy ra. Trong trường hợp này, hành vi lấy xe không hỏi ý kiến em trai bạn của T và đã đi xe trong khi uống rượu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc chiếc xe bị hư hỏng nặng.
>>> Luật sư
Khi tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với hành vi của T thì bạn và em trai bạn cần phải chuẩn bị: Theo quy định tại Nghị quyết số 01/2004/NQ-HĐTP thì:
“Người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tế đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và phải có chứng từ hoặc giấy biên nhận hợp lệ về các khoản chi phí hợp lý, về thu nhập của người bị thiệt hại.”
Như vậy, bạn cần phải chứng minh được thiệt hại thực tế đối với chiếc xe do hành vi vi phạm của T gây ra cũng như mức yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với chiếc xe và có chứng từ chứng minh thiệt hại. Cụ thể như bạn nói, chiếc xe của em bạn trị giá 24 triệu đồng. Như vậy, bạn có thể chứng minh thiệt hại đối với chiếc xe bằng cách đưa ra hóa đơn mua xe, đưa ra Giấy đăng kí xe chứng minh em trai bạn là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành xác định giá trị chiếc xe ngay tại thời điểm thực tế trên thị trường (có trừ đi hao mòn đã qua sử dụng) và tiến hành yêu cầu bồi thường thiệt hại cho em trai bạn. Trong trường hợp này T và H sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.