Có lẽ bất cứ gia đình nào cũng đã và đang gặp phải, đó là: "Quyền riêng tư của con". Đây là một vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm và ý kiến đa chiều, vậy liệu rằng: "Bố mẹ xâm phạm quyền riêng tư của con cái có bị phạt không?
Mục lục bài viết
1. Quyền riêng tư của con cái:
1.1. Khái quát chung về quyền riêng tư:
– Quyền riêng tư của con cái là quyền mà con cái được được giữ bí mật về thông tin cá nhân, hoạt động đời tư, về các thông tin thư tín, điện tín, các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Bất kỳ ai cũng không có quyền xâm phạm đến quyền này nếu không được sự đồng ý của con.
– Hệ quả của việc không tôn trọng quyền riêng tư của con cái:
+ Bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Con cái sẽ cảm thấy không có sự gần gũi, tôn trọng của bố mẹ từ đó có tâm lý ít chia sẻ, thậm chí có những lối suy nghĩ, hành động mất kiểm soát, tiêu cực, thậm chí gặp vấn đề về sức khỏe tâm.
1.2. Quy định về quyền riêng tư của con cái:
– Nội dung quyền riêng tư:
+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình.
+ Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
+ Được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
+ Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
+ Có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
– Trách nhiệm của bố mẹ đối với quyền riêng tư của con cái:
+ Bảo đảm để con cái thực hiện được đầy đủ quyền riêng tư, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ và vì lợi ích tốt nhất của con.
+ Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về việc bảo vệ thông tin cá nhân, đời tư bản thân.
+ Chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư.
* Lưu ý: Để quan tâm con cái đúng cách, cũng can thiệp, quản lý, chăm sóc thì bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện và chia sẻ với trẻ, nhiều khả năng trẻ sẽ chia sẻ những chuyện bí mật. Hãy đặt mình vào vị trí của con để thấu hiểu và cảm thông với những suy nghĩ và việc làm của con, khi đó sẽ có cách nuôi dạy con cái tốt hơn ấy.
– Trách nhiệm của con cái đối với quyền riêng tư của bản thân:
+ Có trách nhiệm với bản thân; không hủy hoại thân thể, danh dự, nhân phẩm của bản thân.
+ Không sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
+ Chăm chỉ học tập, không tự ý bỏ học, không rời bỏ gia đình sống lang thang.
+ Sống trung thực, khiêm tốn; giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể.
2. Xử lý vi phạm pháp luật về quyền riêng tư của con cái:
2.1. Xử lý kỷ luật:
– Trường hợp bố mẹ có những hành vi xâm phạm đến quyền riêng tư của con cái chưa đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Hình thức xử phạt (Tùy thuộc vào quy định nơi làm việc và các quy định pháp luật):
+ Nếu là người lao động bình thường, áp dụng các hình thức kỷ luật sau: Khiển trách; Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; Cách chức; Sa thải.
+ Nếu là cán bộ, áp hình thức kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.
+ Nếu là công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng hình thức kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc.
+ Nếu là công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng hình thức kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
+ Nếu là viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng hình thức kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Buộc thôi việc.
+ Nếu là viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng hình thức kỷ luật là: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Buộc thôi việc.
2.2. Xử phạt vi phạm hành chính:
– Về hành vi: tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Buộc xin lỗi công khai; Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi.
2.5. Truy cứu trách nhiệm hình sự:
– Cấu thành tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
+ Về mặt chủ thể của tội phạm: Người đủ 16 tuổi trở lên, năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
+ Về mặt khách thể của tội phạm: xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác là quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín hoặc các hình thức trao đổi riêng tư khác.
+ Về mặt khách quan của tội phạm: đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi xâm phạm quyền riêng tư nhưng vẫn thực hiện các hành vi đó là Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào; cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác; nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật; Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật; hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm.
+ Về mặt chủ quan của tội phạm: Nhận thức rõ hành vi xâm phạm thư tín, điện thoại, điện tín là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Hình thức phạt chính:
+ Khung thấp nhất: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
+ Khung cao nhất: Phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
– Hình phạt bổ sung: Có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3. Giải pháp khi bị xâm phạm quyền riêng tư:
– Tâm sự, trao đổi với bố mẹ về tâm tư, nguyện vọng về vấn đề quyền riêng tư.
– Đối với Trẻ em: có thể gửi khiếu nại đến Liên Hợp Quốc khi quyền của các em bị vi phạm và hệ thống pháp luật của quốc gia của các em không thể đưa ra giải pháp; Gọi cho Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 – đây là tổng đài tư vấn tâm lý, hỗ trợ cho trẻ em; tiếp nhận, xử lý thông tin,
– Không chia sẻ các thông tin cá nhân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân, tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội, các trang điện tử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 28 tháng 11 năm 2013.
–
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội.