Hợp đồng tín dụng có kèm theo phụ lục để bổ sung cho hợp đồng những điều hai bên đã thỏa thuận. Vậy phụ lục hợp đồng tín dụng là gì, đặc điểm và nội dung như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phụ lục hợp đồng tín dụng trung hạn và dài hạn là gì?
Tại điều 403.
“1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.
2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.”
Phụ lục chi tiết của hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Bản phụ lục hợp đồng luôn được ban hành kèm theo hợp đồng dân sự, nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn phụ thuộc và thực hiện kèm theo khi thực hiện hợp đồng. Nếu như các điều khoản trong phụ lục mà trái với hợp đồng thì sẽ không có hiệu lực.
Như vậy, phụ lục
2. Nội dung và hiệu lực của phụ lục hợp đồng tín dụng trung hạn và dài hạn là gì?
– Nội dung của phụ lục hợp đồng tín dụng: không được trái với pháp luật và nội dung hợp đồng
Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi (Khoản 2 Điều 403
Trường hợp phụ lục hợp đồng bị vô hiệu thì hợp đồng vẫn có hiệu lực, tuy nhiên nếu hợp đồng vô hiệu một phần hoặc toàn bộ sẽ dẫn đến phụ lục hợp đồng cũng bị vô hiệu tương ứng với điều khoản bị vô hiệu ở hợp đồng.
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng: Khi soạn thảo hợp đồng thì sẽ soạn thảo kèm theo phụ lục và khi các bên cùng ký kết hợp đồng thì đồng thời ký kết phụ lục. Hiệu lực của phụ lục phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng. Trong khi thực hiện hợp đồng nếu có bổ sung, hay sửa đổi những điều khoản trong hợp đồng thì bản phụ lục phải ghi rõ nội dung bổ sung hoặc sửa đổi đó.
Phụ lục hợp đồng được ký kết nhằm kèm theo hợp đồng, sửa đổi, bổ sung các điều khoản, việc thực hiện hợp đồng có liên quan đến hợp đồng. Phụ lục hợp đồng tín dụng trung hạn và dài hạn nhằm theo dõi, phát triển tiền vay và kế hoạch trả nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, gia hạn nợ gốc, gia hạn lãi, theo dõi chu kỳ nợ, chuyển nợ quá hạn.
3. Mẫu hợp đồng tín dụng trung han, dài hạn và phụ lục hợp đồng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————————–
MẪU SỐ: 04B/CV
(Do khách hàng và NH cùng lập)
HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TRUNG, DÀI HẠN
– Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng;
– Căn cứ Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 162/2001/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN;
– Căn cứ hồ sơ vay vốn của khách hàng và kết quả thẩm định của NH…….
Hôm nay, ngày……tháng…….năm…….., tại …… chúng tôi gồm có:
BÊN CHO VAY (BÊN A): Chi nhánh NH………
Địa chỉ:…………..
Người đại diện là ông (bà):……………
Giấy ủy quyền số (nếu có)……… do ông (bà)………… ủy quyền
BÊN VAY (BÊN B)
Họ và tên:………
Địa chỉ thường trú:………..
Người đại diện là ông (bà):…….CMND số:………. ngày cấp……… , nơi cấp:……….
Giấy ủy quyền số (nếu có)………. do ông (bà)……………. ủy quyền
Hai bên thống nhất việc Bên A cho Bên B vay tiền theo nội dung thỏa thuận dưới đây:
Điều 1: Phương thức cho vay, số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay:
Phương thức cho vay:……
Số tiền vay (bằng số)………
(Bằng chữ:………….. )
(Số tiền cho vay cụ thể được tính cho từng lần rút vốn được theo dõi tại phụ lục hợp đồng hoặc giấy nhận nợ kèm theo hợp đồng này).
Mục đích sử dụng tiền vay:
……….
Điều 2: Lãi suất cho vay:
– Lãi suất tiền vay là: ….. tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng.
Mức lãi suất tiền vay này được thỏa thuận thay đổi theo định kỳ vào ngày 15 tháng 1 của mỗi năm. Mức lãi suất cho vay khi thay đổi; bằng mức lãi suất tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng (tại thời điểm ngày 15 tháng 1 hàng năm) cộng với mức chênh lệch lãi suất đã được cố định khi cho vay và tính trên số dư nợ hiện còn.
– Lãi tiền vay Bên B phải trả cho Bên A chỉ tính từ ngày vay đến ngày trả nợ.
– Phương pháp trả lãi tiền vay:
+ Theo định kỳ riêng:……. /1 lần vào ngày………
+ Hoặc trả lãi tiền vay cùng với kỳ trả nợ gốc.
– Lãi suất nợ quá hạn: Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu Bên B không có khả năng trả nợ đúng hạn gốc, lãi và không được điều chỉnh kỳ hạn trả gốc, lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc, thì NHNosẽ chuyển toàn bộ số dư nợ thực tế sang nợ quá hạn và Bên B phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất trong hạn trong thời điểm đó.
Điều 3: Thời hạn cho vay, phương thức và kỳ hạn trả nợ:
Thời hạn cho vay:….háng, kể từ ngày……tháng…….năm 200………
Ngày nhận tiền vay lần đầu:.. Ngày trả nợ cuối cùng……
Kế hoạch phát tiền vay và kỳ hạn trả nợ (thực hiện theo phụ lục kèm theo).
Trường hợp Bên B trả nợ bằng đồng tiền khác với đồng tiền cho vay thì phải được Bên A chấp thuận.
Trường hợp Bên B rút tiền vay nhiều lần thì mỗi lần nhận tiền vay Bên B lập một giấy nhận nợ gửi Bên A.
Điều 4: Hình thức bảo đảm tiền vay: Cho vay có/không có bảo đảm bằng tài sản
(Trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản được kèm theo hợp đồng bảo đảm tiền vay).
Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên A:
5.1- Bên A có quyền:
a) Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của Bên B;
b) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện Bên B cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
c) Có quyền định đoạt tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản làm đảm bảo tiền vay trong những trường hợp sau:
– Bên B không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ;
– Không có chủ thể kế thừa nghĩa vụ của Bên B;
– Xảy ra bất kỳ sự kiện pháp lý nào giải phóng Bên B khỏi nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng này;
d) Gia hạn nợ gốc, lãi; điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc, lãi theo quy định của NHNN.
5.2- Bên A có nghĩa vụ
a) Thực hiện đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng;
b) Lưu giữ hồ sơ tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.
Điều 6: Quyền và nghĩa vụ của Bên B
6.1- Bên B có quyền:
a) Từ chối yêu cầu của Bên A không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng này;
b) Khiếu nại, khởi kiện vi phạm hợp đồng này theo quy định của pháp luật.
6.2- Bên B có nghĩa vụ:
a) Cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
b) Sử dụng tiền vay đúng mục đích và thực hiện đúng các nội dung khác đã thỏa thuận trong hợp đồng này;
c) Trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận của hợp đồng này;
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thỏa thuận về việc trả nợ vay.
Điều 7: Một số cam kết khác:
………….
Điều 8: Sửa đổi, bổ sung, chuyển nhượng hợp đồng:
Khi một trong hai muốn có sự thay đổi nội dung điều khoản nào của hợp đồng này thì gửi đề xuất tới bên kia bằng văn bản. Nếu bên kia chấp thuận, hai bên sẽ ký bổ sung điều khoản thay đổi đó trong một thỏa thuận bằng văn bản đi liền với hợp đồng này.
Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng tín dụng này sẽ được hai bên cùng thỏa thuận theo quy định về mua, bán nợ của NHNN. Các điều khoản khác của hợp đồng này không thay đổi.
Điều 9: Cam kết chung
Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng. Nếu có tranh chấp thì hai bên sẽ giải quyết bằng thương lượng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi. Trường hợp không thể giải quyết bằng thương lượng, hai bên sẽ đưa tranh chấp ra giải quyết tại Tòa kinh tế nơi có trụ sở của Bên A.
Hợp đồng này được lập thành 02 bản, các bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký và được thanh lý khi Bên B hoàn trả xong cả gốc và lãi.
ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên, đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG
Kèm theo hợp đồng tín dụng số:……/HĐTD ngày……tháng…….năm 200…
1- THEO DÕI PHÁT TIỀN VAY VÀ KẾ HOẠCH TRẢ NỢ:
PHÁT TIỀN VAY | PHÂN KỲ TRẢ NỢ | CHỮ KÝ | ||||||
Ngày, tháng, năm | Đối tượng cho vay | Số tiền vay | Lãi suất cho vay | Ngày, tháng, năm | Số tiền gốc | Số tiền lãi | Kế toán cho vay | Người vay |
2- ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN TRẢ NỢ GỐC; GAI HẠN NỢ GỐC, LÃI:
NGÀY, THÁNG NĂM | GIA HẠN NỢ GỐC | GIA HẠN NỢ LÃI | ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN NỢ GỐC | ĐIỀU CHỈNH KỲ HẠN TRẢ NỢ LÃI | ||||
Số tiền | Đến ngày…. | Số tiền | Đến ngày…. | Số tiền | Đến ngày…. | Số tiền | Đến ngày…. | |
3- THEO DÕI THU NỢ, CHUYỂN NỢ QUÁ HẠN:
Ngày, tháng, năm | Thu nợ trong hạn | Chuyển nợ quá hạn | Thu nợ quá hạn | Dư nợ | Chữ ký | ||||
Gốc | Lãi | Gốc | Lãi | Tổng số | Trong đó nợ QH | Kế toán cho vay | Người trả | ||
4. Hướng dẫn soạn thảo phụ lục hợp đồng tín dụng trung hạn và dài hạn:
Về hình thức: Bản phụ lục của hợp đồng có giá trị ngang hàng với bản hợp đồng chính thức. Do đó, khi bản hợp đồng chính thức được ký kết giữa hai bên, có công chứng, xác thực cụ thể, thì bản phụ lục cũng phải được chính người đó ký hoặc có giấy ủy quyền. Ngoài ra bản phụ lục cũng phải được công chứng, chứng thực đánh dấu đỏ như bản chính.
Về nội dung: Hiệu lực và nội dung của bản phụ lục sẽ phụ thuộc vào bản hợp đồng chính cũng như những thay đổi, chỉnh sửa bổ sung của cả hai bên đã thống nhất.
Cơ sở pháp lý: