Như ta đều biết luật quốc tế là một hệ thống pháp luật đặc biệt không có cơ quan lập pháp, hành pháp tư pháp như luật quốc gia. Sự tuân thủ, tự nguyện kết hợp với các biện pháp cưỡng chế thi hành do các chủ thể của luật quốc tế thỏa thuận áp dụng. Bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào tìm hiểu về các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế.
Mục lục bài viết
1. Biện pháp cưỡng chế của Liên Hợp Quốc là gì?
Liên Hợp Quốc (hay còn được gọi là Liên Hiệp Quốc) là một tổ chức liên chính phủ có nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, thực hiện sự hợp tác quốc tế, làm trung tâm Điều hòa các nỗ lực quốc tế và các mục tiêu chung. Xét dưới góc độ pháp luật quốc tế, Liên Hợp Quốc cũng là một chủ thể mang quyền lực như Nhà nước trong pháp luật nội địa. Để bảo đảm mục đích mang tầm vóc toàn cầu đó, Liên Hợp Quốc cũng có những quyền năng đặc biệt buộc các quốc gia là thành viên của Liên Hợp Quốc phải thực thi
Theo đó, Liên Hợp Quốc cũng có những chế tài bắt buộc riêng gọi biện pháp cưỡng chế, đây là chế tài được áp dụng theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhằm loại trừ mối đe dọa đối với hòa bình, an ninh quốc tế, loại trừ sự vi phạm hòa bình và hành vi xâm lược. Để chấm dứt các cuộc xung đột vũ trang có nguy hại đến nền hòa bình thế giới hoặc có hành vi xâm lược.
Biện pháp cưỡng chế có thể là các biện pháp phi vũ lực hoặc các biện pháp dùng lực lượng vũ trang liên quân của các thành viên Liên Hợp Quốc. Hội đồng bảo an là cơ quan duy nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc có toàn quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhân danh Liên Hợp Quốc, trên cơ sở quyết định phù hợp với nguyên tắc nhất trí của các ủy viên thường trực của Hội đồng bảo an. Trong lịch sử, đây từng là các biện pháp chế tài áp dụng đối với những nước thù địch trong Chiến tranh thế giới II và những nước tái diễn hành vi xâm lược chống các nước thành viên khác.
Ví dụ: Khi quyết định các biện pháp nhằm bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế thì Hội Đồng Bảo An của Liên Hợp Quốc chỉ thay mặt, nhân danh các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc chứ không phải là cơ quan tối cao đứng trên các quốc gia để áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Cụ thể Hôi đồng bảo an Liên Hợp Quốc áp dụng biện pháp cưỡng chế vũ trang trong những trường hợp đặc biệt cần thiết.
Liên Hợp Quốc tiếng anh là “United Nations”
Biện pháp cưỡng chế tiếng anh dịch là “Coercive measures”
Biện pháp cưỡng chế của Liên Hợp Quốc tiếng anh có thể dịch là “Coercive measures of the United Nations”
2. Các biện pháp cưỡng chế trong luật quốc tế:
2.1. Căn cứ phát sinh:
Biện pháp cưỡng chế của Luật quốc tế có điểm khác biệt của luật quốc tế so với Luật quốc gia là bởi trong khi Luật quốc gia có bộ máy để đảm bảo thi hành việc cưỡng chế do Nhà nước quy định áp dụng đối với các chủ thê trong đối tượng Điều chỉnh của Luật quốc gia thì ở Luật quốc tế, các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế là do các chủ thể thỏa thuận xây dựng và tự thi hành, không có một bộ máy siêu cường nào đứng trên các quốc gia đặt ra Luật và bắt các quốc gia phải thi hành. Tuy nhiên, khi thảo luận các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế các quốc gia có trách nhiệm thỏa thuận quy định các biện pháp cưỡng chế cần phải được áp dụng: ví dụ như trong Hiến chương Liên Hợp Quốc các quốc gia đã thoa thuận đưa các quy định cưỡng chế vào các Điều 41-51 nhằm chống những hành vi vi phạm pháp luật về giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế. Cụ thể như sau
“Điều 41:
Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện pháp nào phải được áp dụng mà không sử dụng vũ lực để thực hiện các nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên Hợp Quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.
Điều 42:
Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở Điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc thực hiện.
Điều 43:
1. Để góp phần vào việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, theo yêu cầu của Hội đồng bảo an và phù hợp với những thỏa thuận đặc biệt hoặc các thỏa thuận cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tất cả các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ, và mọi phương tiện khác, kể cả cho quân đội Liên Hợp Quốc qua lãnh thổ của mình.
2. Những thỏa thuận nói trên sẽ ấn định số lượng và binh chủng quân đội, mức độ chuẩn bị, sự bố trí và tính chất các phương tiện dịch vụ và giúp đỡ trang bị cho quân đội này.
3. Các cuộc đàm phán về ký kết một hay những thỏa thuận nói trên sẽ được tiến hành trong thời gian càng sớm càng tốt, theo sáng kiến của Hội đồng bảo an. Các Điều ước này sẽ được ký kết giữa Hội đồng bảo an với những thành viên của Liên Hợp Quốc và phải được các quốc gia ký kết phê chuẩn theo quy định trong Hiến pháp của từng quốc gia.
Điều 44:
Khi Hội đồng bảo an đã quyết định dùng vũ lực, thì trước khi yêu cầu một thành viên có đại diện ở Hội đồng bảo an cung cấp các lực lượng vũ trang để thi hành những nghĩa vụ đã cam kết theo Điều 43, Hội đồng bảo an phải mời thành viên đó, nếu họ muốn, tham gia việc định ra những nghị quyết của Hội đồng bảo an về sử dụng lực lượng vũ trang của thành viên ấy.
Điều 45:
Với mục đích đảm bảo cho Liên Hợp Quốc có thể áp dụng những biện pháp quân sự khẩn cấp, các thành viên phải đặt một số phi đội không quân vào tư thế sẵn sàng chiến đấu nhằm phối hợp các hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế. Số lượng, mức độ chuẩn bị và kế hoạch phối hợp hành động của các phi đội này sẽ được Hội đồng bảo an, với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự, ấn định theo những thỏa thuận đặc biệt nói ở Điều 43.
Điều 46:
Những kế hoạch sử dụng lực lượng vũ trang sẽ do Hội đồng bảo an đề ra với sự giúp đỡ của Ủy ban tham mưu quân sự.
Điều 47
1. Ủy ban Tham mưu Quân sự sẽ được thành lập để tư vấn và giúp Hội đồng Bảo an về mọi vấn đề có liên quan đến các yêu cầu quân sự của Hội đồng Bảo an nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, về việc tuyển dụng và chỉ huy những lực lượng quân sự đặt dưới quyền Điều hành của Hội đồng Bảo an, cũng như về vấn đề hạn chế vũ trang và giải trừ quân bị.
2. Ủy ban Tham mưu Quân sự gồm có các Tham mưu trưởng của các ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an hay đại diện của các Tham mưu trưởng ấy. Ủy ban tham mưu quân sự có thể mời bất cứ thành viên nào của Liên Hiệp Quốc không có đại diện thường trực trong Ủy ban hợp tác với mình, khi xét thấy cần thiết có sự tham gia của thành viên này vào trong công việc của Ủy ban, để Ủy ban tham mưu thực hiện được nhiệm vụ của mình.
3. Dưới quyền của Hội đồng Bảo an, Ủy ban tham mưu quân sự chịu trách nhiệm về việc chỉ huy chiến lược tất cả những lực lượng vũ trang thuộc quyền Điều hành của Hội đồng Bảo an. Những vấn đề về việc chỉ huy các lực lượng ấy sẽ được quy định cụ thể sau.
4. Ủy ban Tham mưu quân sự, dưới sự đồng ý của Hội đồng Bảo an và sau khi tham khảo ý kiến của các tổ chức, khu vực tương ứng, có thể lập ra các tiểu ban khu vực.
Điều 48
1. Những hành động cần thiết cho việc thi hành những nghị quyết của Hội đồng Bảo an để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế sẽ do tất cả các Thành viên hay một số Thành viên của Liên Hiệp Quốc thực hiện, tùy vào nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
2. Những nghị quyết ấy sẽ do các Thành viên của Liên Hiệp Quốc trực tiếp thi hành hay thi hành bằng những hành động của họ trong các tổ chức quốc tế thích hợp mà họ là thành viên.
Điều 49
Các Thành viên Liên Hiệp Quốc cần phải hợp tác tương trợ lẫn nhau trong việc thi hành các biện pháp đã được Hội đồng Bảo an quyết định.
Điều 50
Nếu Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp đề phòng hoặc cưỡng bức với một quốc gia nào đó, bất cứ một quốc gia nào khác dù là thành viên của Liên Hiệp Quốc hay không, nếu gặp khó khăn đặc biệt về kinh tế, do sự thi hành những biện pháp nói trên gây ra, có quyền đề xuất lên Hội đồng Bảo an về việc giải quyết những khó khăn ấy.
Điều 51
Không có một Điều khoản nào trong Hiến chương này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính đáng trong trường hợp Thành viên Liên Hiệp Quốc bị tấn công vũ trang cho đến khi Hội đồng Bảo an áp dụng những biện pháp cần thiết để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp mà các Thành viên Liên Hiệp Quốc áp dụng trong quyền tự vệ chính đáng ấy phải được báo ngay cho Hội đồng Bảo an và không được gây ảnh hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Bảo an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng Bảo an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế.
2.2. Thẩm quyền quyết định biện pháp cưỡng chế:
Những biện pháp cưỡng chế được áp dụng theo quyết định của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc để phòng ngừa sự đe dọa nền hòa bình, an ninh quốc tế; sự vi phạm nền hòa bình của nhân loại hoặc những hành vi xâm lược cố ý làm trái hiến chương. Đây là cơ quan duy nhất trong hệ thống Liên Hợp Quốc có đầy đủ thẩm quyền thông qua các quyết định trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận về việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế của Liên Hợp Quốc. Theo đó, tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc có nghĩa vụ cung cấp cho Hội đồng bảo an những lực lượng vũ trang, sự yểm trợ và mọi phương diện khác, kể cả cho quân đội Liên Hợp Quốc qua lãnh thổ của mình.
3. Tính chất của các biện pháp cưỡng chế:
Các biện pháp cưỡng chế của Liên Hợp Quốc có thể là các biện pháp có tính chất quân sự hoặc phi quân sự. Các biện pháp cưỡng chế này chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cấp thiết để chấm dứt các hành vi trái pháp luật quốc tế của các bên tham gia xung đột. Trong điều kiện những xung đột này tiếp tục tiếp diễn có thể tạo ra mối đe dọa cho nền hòa bình và an ninh quốc tế hoặc đang vi phạm nền hòa bình, hoặc đó là hành vi xâm lược. khủng bố.
*Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945;