Sự phổ biến của hợp đồng vay tài sản, việc thay đổi những quy định pháp luật còn bất cập là điều cần thiết. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa những tranh chấp không đáng có thì chủ thể của hợp đồng vay tài sản là bên cho vay và bên vay cũng cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật liên quan để áp dụng loại hợp đồng này cho đúng đắn và hiệu quả.
Mục lục bài viết
1. Bất cập trong quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản:
Thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật về hợp đồng vay tài sản đã nảy sinh một số vấn đề còn hạn chế, bất cập nhất định, điều này được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Một là, về đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Trên thực tế, đối tượng của hợp đồng này thường là tiền vì đây là tài sản trao đổi ngang giá chung cho mọi hàng hóa, thuận tiện cho việc trao đổi và thanh toán khi trả nợ. Tuy nhiên, tiền trong một số trường hợp nó lại mâu thuẫn với một số văn bản pháp luật khác. Theo quy định tại Điều 22
Hai là, về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Như đã đề cập, hình thức hợp đồng vay tài sản thì sẽ do các bên thỏa thuận lựa chọn một trong các hình thức của hợp đồng dân sự nói chung. Tuy nhiên, luật không quy định khi nào hợp đồng vay tài sản được giao kết bằng miệng, khi nào hợp đồng vay tài sản được giao kết bằng văn bản, bằng hành vi hay bằng thông điệp dữ liệu. Do vậy, trên thực tế, đa phần các tranh chấp đều phát sinh đối với trường hợp giao kết hợp đồng vay tài sản bằng miệng vì các bên tham gia trong quan hệ hợp đồng này thường dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau nên khi vay mượn tài sản, họ thường chỉ vay mượn bằng lời nói, chỉ đến khi có mâu thuẫn và phát sinh tranh chấp, các bên lại không có giấy vay để chứng minh. Khi đó, việc giải quyết tranh chấp trở nên khó khăn. Chẳng hạn, theo bản án 10/2018/DS-ST ngày 09/05/2018 về tranh chấp hợp đồng vay tài sản, theo đó, nguyên đơn là bà U trình bày: Ngày 26/12/2016, chị L có vay của bà số tiền là 20.000.000 đồng, thời hạn trả ngày 26/01/2017, có giấy vay tiền do chị L ký. Trong giấy vay tiền không thỏa thuận lãi suất, nhưng có thỏa thuận bằng miệng lãi suất là 3.000 đồng/1 triệu/1 ngày. Đến hạn trả nợ, chị L mới trả được cho bà 03 tháng lãi theo thỏa thuận với số tiền là 5.400.000 đồng và không trả được tiền gốc. Bà U khởi kiện yêu cầu vợ chồng chị L phải có nghĩa vụ trả cho bà U số tiền vay gốc và tiền lãi. Tuy nhiên, chị L không đồng ý với yêu cầu trả lãi suất bằng miệng vì lãi suất cao. Nếu trong quá trình vay, chị U và chị L có thỏa thuận trong hợp đồng về lãi suất thì sẽ có cơ sở rõ ràng giải quyết. Trong vụ án này, Tòa án lựa chọn cách giải quyết có lợi cho bên chị L, tức là sẽ đối trừ số tiền lãi đã trả vào tiền lãi theo quy định của pháp luật, nếu còn thì trừ vào số tiền vay gốc. Ngoài ra, hình thức thông điệp dữ liệu tuy có được đề cập nhưng hình thức này trên thực tế vẫn chưa được áp dụng nhiều.
Ba là, về nghĩa vụ chứng minh việc giao tiền trong thực tiễn còn nhiều ý kiến trái chiều. Theo nội dung vụ án, phía nguyên đơn là bà D trình bày: “Do có quan hệ làm ăn nên bà C và bà D có cho nhau vay mượn tiền nhiều lần. Năm 2010, bà C hỏi vay tiền, bà D có tiền gửi tại ngân hàng chưa đến hạn rút. Ngày 5/3/2010, bà D làm thủ tục thế chấp số tiền tiết kiệm để vay số tiền hơn 700.000 đồng để đưa cho bà C. Hai bên đã lập khế ước vay có nội dung để ngày 5/3/2010 thể hiện số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay và lãi suất. Hai bên
Bốn là, về lãi suất vay trong hợp đồng vay tài sản. Về cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản, BLDS 2015 quy định cụ thể tại Điều 468 như sau: “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/ năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ”. Căn cứ vào quy định pháp luật này thì mức lãi suất quy định tại khoản 2 được tính bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1, tức là 10%/năm (tương ứng với 0,83%/ tháng). Theo quy định tại khoản 5 Điều 466 BLDS 2015, bên cạnh tiền gốc thì bên vay còn có trách nhiệm thanh toán cho bên cho vay các khoản lãi. Và mức lãi suất cho vay theo quy định mang tính cố định là 20%, sẽ không giao động tăng, giảm hay phụ thuộc vào Ngân hàng Nhà nước. Quy định này bên cạnh lợi ích là đảm bảo sự minh bạch, dễ áp dụng thì vẫn còn hạn chế ở chỗ gây khó khăn trong việc xác định chính xác khoản tiền vay tại từng thời điểm trong trường hợp bên cho vay liên tục nhập các khoản lãi suất vào nợ gốc và yêu cầu bên cho vay phải trả lãi trên toàn bộ số nợ đó. Khi đó, một câu hỏi đặt ra là, việc áp dụng lãi suất 20%/năm cho khoản vay vào thời điểm nào mới là phù hợp và số tiền nào được gọi là khoản tiền vay.
2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về hợp đồng vay tài sản:
Để khắc phục những vấn đề còn hạn chế, bất cập nêu trên thì đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu, xem xét, hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh về hợp đồng vay tài sản theo hướng như sau:
Một là, về đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Pháp luật cần tiếp tục quy định minh thị rằng ngoại hối sẽ bị giới hạn trong những trường hợp nào hoặc những điều kiện nào để ngoại hối trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Về điều kiện, theo tác giả, để ngoại hối là đồng USD hoặc ngoại tệ khác được trở thành đối tượng của hợp đồng vay tài sản thì nó phải được đổi sang đồng VNĐ. Còn đối với câu hỏi, tài sản được hình thành trong tương lai có được xem là đối tượng của hợp đồng vay tài sản không, theo tác giả, điều này còn phải phụ thuộc vào sự đảm bảo của bên cho vay. Nếu bên cho vay có đảm bảo rằng, trong tương lai, số tiền hoặc tài sản đó sẽ được hình thành và thuộc phạm vi giá trị mà bên vay vay thì tài sản đó sẽ được xem là đối tượng của hợp đồng vay tài sản. Ngược lại, nếu bên cho vay không đảm bảo được số tiền hoặc tài sản đó sẽ được hình thành hoặc trong trường hợp có sự cam kết cho vay nhưng tài sản đó không hình thành hay hình thành không đủ thì cũng không được xem là đối tượng của loại hợp đồng này.
Hai là, về hình thức của hợp đồng vay tài sản. Luật hiện hành không quy định cụ thể khi nào các bên được giao kết hợp đồng bằng miệng, khi nào bằng văn bản, bằng hành vi си thể hay bằng thông điệp dữ liệu. Chính vì việc không quy định cụ thể như vậy sẽ dẫn đến thực trạng các bên sẽ tùy ý lựa chọn và đa phần sẽ lựa chọn cách thức thuận lợi nhất dựa trên mối quan hệ thân thiết, tin tưởng lẫn nhau là bằng miệng hoặc bằng văn bản. Tuy nhiên, khi xảy ra bất kỳ một tranh chấp liên quan đến vấn đề này thì việc chứng minh đối với hình thức bằng miệng là vô cùng khó khăn bởi vì không có hợp đồng vay nên không có căn cứ chính xác để chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả là nhiều trường hợp, quyền lợi của bên cho vay bị ảnh hưởng khi bên vay từ chối nghĩa vụ trả nợ của mình. Theo quan điểm tác giả, nên có văn bản hướng dẫn cụ thể về giá trị tài sản khi vay để các bên căn cứ vào đó lựa chọn hình thức thích hợp, giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Quy định này nên được điều chỉnh theo hướng bắt buộc nhưng vẫn có hướng áp dụng linh hoạt, chứ không nên theo hướng phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của các chủ thể. Ý nghĩa của đề xuất này chính là hạn chế những rủi ro và tranh chấp về sau liên quan đến hình thức hợp đồng.
Trên thế giới, pháp luật một số nước có quy định về hình thức của hợp đồng vay tài sản như: Điều 653 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan quy định nếu vay quá 50 bat thì phải thành lập văn bản; Điều 197 Luật Hợp đồng Trung Quốc quy định việc vay tiền dùng hình thức văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế, xã hội ở thời điểm hiện tại và cũng để duy trì bảo đảm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận đang được pháp luật ghi nhận nên cần quy định số tiền vay có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên thì phải lập thành văn bản (cũng để phù hợp với yếu tố định lượng được quy định trong cấu thành tội phạm tương ứng của BLHS). Cụ thể, cần bổ sung thêm hướng dẫn về hình thức của hợp đồng vay tài sản như sau:
Hợp đồng vay tài sản có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản.
Trường hợp hợp đồng vay tài sản có giá trị từ 4.000.000 đồng trở lên thì phải lập thành văn bản. Trường hợp hợp đồng vay tài sản
giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên thì bên vay phải thực hiện biện pháp bảo đảm nghĩa vụ được quy định trong luật này và hợp đồng vay phải được công chứng, chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, cần bổ sung thêm hướng dẫn về việc giao kết hợp đồng bằng phương tiện điện tử được truyền tải thông qua thông điệp dữ liệu. Đây là hình thức không phải là mới vì đã được
Ba là, về vấn đề chứng minh nghĩa vụ giao tiền của bên cho vay đối với bên vay. Như tình huống được đưa ra ở trên, việc chứng minh bà D đã giao tiền cho bà C vay hay không vẫn còn là thắc mắc đối với tác giả bài viết. Ở đây, tác giả còn vướng mắc nên căn cứ vào chứng cứ là giấy tờ, văn bản trong quá trình cho vay hay căn cứ vào lời nói của C (người đi vay). Theo quan điểm của tác giả, trong trường hợp, có đủ căn cứ khẳng định bà D đã giao tiền cho bà C. Chúng ta cần linh hoạt trong tình huống này, vì mặc dù không có chứng cứ chứng minh hai bên đã giao nhận tiền và cũng không có người chứng kiến việc giao nhận tiền đó nhưng chính bà C đã thừa nhận rằng đã viết bản khế ước vay tiền, thừa nhận chữ ký tại bản tất toán bản kê gốc lãi và số tiền bà D rút đúng bằng số tiền ghi trên bản khế ước (Bà D cũng thừa nhận). Tác giả cho rằng, một khi chủ thể tham gia trong quan hệ hợp đồng cho vay đã thừa nhận trên thực tế đã xảy ra hoạt động cho vay và giao nhận tiền thì cũng đồng nghĩa rằng, bên cho vay đã giao tiền cho bên vay. Trong trường hợp này, cần đảm bảo lợi ích của bên cho vay vì đây là đối tượng dễ bị “tổn thương” hơn so với bên vay.
Bốn là, về lãi suất của hợp đồng vay tài sản. Theo đó, để tạo thuận lợi cho việc áp dụng, tăng tính minh bạch cho giao dịch thì luật quy định mức lãi suất trần cố định là 20%, nó sẽ không giao động tăng, giảm hay phụ thuộc vào quy định của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, theo quan điểm tác giả, cần linh hoạt động trong việc áp dụng mức lãi suất này để xác định chính xác khoản tiền vay tại từng thời điểm bên cho vay liên tục nhập các khoản lãi suất vào nợ gốc.