Bảo lưu quyền sở hữu tài sản có thể được hiểu là quy định bảo đảm quyền lợi của bên bán trong quan hệ hợp đồng mua bán. Theo đó, trong hợp đồng mua bán tài sản, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán tài sản bảo lưu cho đến khi bên mua tài sản thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ.
Mục lục bài viết
1. Bảo lưu quyền sở hữu là gì?
Trong
Trong nội dung bảo lưu quyền sở hữu thì bên bán được quyền kiểm soát việc định đoạt tài sản của bên mua cho đến khi bên mua thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên bán. Ngược lại, nếu trong trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn thì bên bán có quyền lấy lại tài sản theo thỏa thuận trên
Bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán được hiểu là việc bên bán có thể bảo lưu quyền sở hữu tài sản cho đến khi bên mua thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán như đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
2. Nội dung bảo lưu quyền sở hữu tài sản:
– Đối tượng bảo lưu quyền sở hữu tài sản
Những tài sản có đăng kí quyền sở hữu như: ô tô, xe máy, nhà đất,… đều thuộc đối tượng được bảo lưu quyền sở hữu tài sản
– Phương thức thực hiện
Vì biện pháp bảo lưu quyền sở hữu chỉ có hiệu lực đối kháng khi được đăng ký, do đó, khi các bên xác lập biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán làm cơ sở để thực hiện thủ tục đăng ký biện pháp bảo lưu quyền sở hữu.
– Hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán với quy định chặt chẽ. Bởi việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán không phát sinh và chấm dứt ngay, mà đó là cả một quá trình rất phức tạp và dễ xảy ra tranh chấp.
– Hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu tài sản ngoài quy định về đối tượng, giá cả, thời gian chậm thanh toán, các bên còn phải quy định rõ trách nhiệm, số lượng, thời điểm thanh toán thực tế và thỏa thuận về hậu quả pháp lí khi bên mua vi phạm nghĩa vụ với bên bán.
– Bên bán chọn một trong hai phương thức sau: bên bán tạo điều kiện để bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc cùng bên mua làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cho bên mua nhưng bên bán giữ lại bản gốc.
– Bên mua tài sản phải hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đầy đủ cho bên bán, trong trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán thì bên bán có quyền đòi lại tài sản.
Trong thời gian bảo lưu quyền sở hữu tài sản có hiệu lực, bên mua có quyền khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đảm bảo. Do vậy mặc dù chưa là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản nhưng bên mua vẫn sẽ phải chịu hoàn toàn rủi ro về tài sản đảm bảo trong thời hạn này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên trong hợp đồng mua bán.
– Đối với bên bán tài sản thì khi bên mua không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán nên bên bán đã đòi lại tài sản, thì bên bán sẽ phải hoàn trả cho bên mua số tiền mà bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do bên mua đã sử dụng trong thời gian sở hữu tài sản.
3. Đặc điểm của biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản:
– Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản phải được lập thành văn bản riêng là hợp đồng bảo lưu quyền sở hữu tài sản hoặc phải được ghi trong hợp đồng mua bán. Điều này sẽ giúp chứng minh quyền sở hữu tài sản của bên bán trong thời gian bên mua chưa thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
– Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu sẽ phát sinh hiệu lực đối kháng kể từ thời điểm đăng ký. Khi xác lập giao dịch có biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản, thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch không chỉ xác lập với hai bên chủ thể đã có trong giao dịch dân sự đó mà trong một số trường hợp có thể phát sinh với bên thứ ba chiếm giữ tài sản bảo đảm.
– Bên mua đã nhận hàng hóa nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn là của bên bán trong trường hợp bên mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ.
– Hai bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán có thể thỏa thuận để bên mua đưa tài sản vào khai thác công dụng và giữ quyền sở hữu cho đến khi việc thanh toán được hoàn tất.
– Khác với các biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ khác như cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kỹ quỹ, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu thì bên nhận vật lại là bên có nghĩa vụ phải thực hiện công việc, hành vi nào đó.
4. Chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu:
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
– Trường hợp nghĩa vụ thanh toán cho bên bán của bên mua đã được thực hiện đúng và đầy đủ.
Biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản chỉ mang tính chất của việc tác động, dự phòng, dự phạt. Bện pháp này chỉ được áp dụng khi có sự vi phạm của một bên trong hợp đồng mua bán. Do đó, trong quan hệ mua bán, các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mua bán đều phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, đặc biệt bên mua đã thanh toán tiền cho bên bán theo thỏa thuận hoặc sau khi chuyển giao tài sản sẽ không còn cơ sở cho việc áp dụng biện pháp bảo đảm quyền sở hữu của bên bán đối với tài sản đó. Như vậy, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ đương nhiên chấm dứt khi bên mua hoàn thành đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán.
– Trường hợp bên bán đã nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu.
Trong trường hợp hợp đồng mua bán không đạt được sự thỏa thuận theo ý chí của các bên, đặc biệt, bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận trong hợp đồng, thì khi đó bên bán có quyền nhận lại tài sản đã bán. Như vậy, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ chấm dứt tại thời điểm bên bán nhận lại tài sản đó. Đồng thời, việc chấm dứt biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản sẽ kéo theo hợp đồng mua bán chấm dứt. Bởi trên thực tế, khi bên bán nhận lại tài sản mua bán thì hợp đồng mua bán sẽ không thể tồn tại.
– Trường hợp chấm dứt theo thỏa thuận của các bên trong giao dịch dân sự.
Thỏa thuận được hiểu là sự bày tỏ những mong muốn nhất định theo ý chí của các bên trong quan hệ dân sự. Việc pháp luật ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự cần được hiểu đó chính là sự thống nhất ý chí của các bên về một vấn đề gì đó. Và sự thống nhất ý chí này tạo ra quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mà luật pháp tôn trọng và bảo đảm thực hiện. Trong pháp luật dân sự, các bên trong hợp đồng mua bán có thể thỏa thuận bảo lưu quyền sở hữu tài sản và cũng có thể thỏa thuận chấm dứt việc bảo lưu quyền sở hữu này. Bởi việc áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu cho tài sản mua bán tuy mang đến sự bảo đảm cho người bán nhưng không linh hoạt đối với người mua trong việc thực hiện các quyền đối với tài sản, cho nên các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng mau bán có thể thỏa thuận để chấm dứt biện pháp bảo lưu quyền sở hữu này.
5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lưu quyền sở hữu:
– Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản
Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực. Ngoài ra, bên mua có nghĩa vụ phải chịu mọi rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa các bên trong hợp đồng mua bán. Bên mua cũng có nghĩa vụ phải thanh toán đầy đủ giá trị tài sản theo quy định trong hợp đồng hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.
– Quyền và nghĩa vụ của bên bán tài sản
Bên bán có quyền đòi lại tài sản trong trường hợp bên mua không hoàn thành đúng và đầy đủ nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Ngoài ra, trong trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua bồi thường thiệt hại.
Ngoài ra, bên bán có nghĩa vụ hoàn trả cho bên mua số tiền mà bên mua đã thanh toán sau khi trừ đi giá trị hao mòn tài sản do bên mua sử dụng trong thời gian sở hữu tài sản.
Như vậy, trong biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sản, thì bên bán là bên nhận bảo đảm vì thông qua biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, bên bán tài sản sẽ được bảo đảm là chắc chắn giao dịch mua bán sẽ diễn ra, sự trì hoãn quyền bảo lưu của bên bán đối với tài sản là đối tượng mua bán để đảm bảo cho người bán tài sản bán được hàng và thu được đúng số tiền mà bên mua phải thanh toán. Trong khi đó bên bảo đảm là bên mua tài sản, biện pháp bảo lưu quyền sở hữu tài sảnvẫn làm cho bên bảo đảm tuy chưa chính thức trở thành chủ sở hữu tài sản bảo đảm nhưng bên mua được giữ tài sản và khai thác công dụng của tài sản đó cũng như có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản, và nghĩa vụ trả tiền thuộc về bên bảo đảm, rủi ro trong thời gian sử dụng đối tượng bảo đảm thuộc về bên bảo đảm là bên mua.
Căn cứ pháp lý: