Bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chính là việc cơ quan, người có thẩm quyền thực hiện ra quyết định hình phạt phù hợp và tạo mọi điều kiện, tiền đề cần thiết để người dưới 18 tuổi phạm tội thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hình phạt:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do
Với mục đích của hình phạt là không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội, mà hình phạt còn góp phần giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, bên cạnh đó, còn nhằm ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, cải tạo người phạm tội để họ trở thành người lương thiện có ích cho xã hội.
Về các loại hình phạt đối với người phạm tội, tại Điều 32 –
(1). Đối với hình phạt chính bao gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình. (2). Đối với hình phạt bổ sung bao gồm: Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính; trục xuất khi không áp dụng là hình phạt chính. (3). Đối với mỗi | loại tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Trong hệ thống pháp luật nước ta hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất so với các biện pháp cưỡng chế khác như xử phạt hành chính, buộc bồi thường thiệt hại về tài sản, xử lý kỷ luật. Bởi vì, hình phạt không chỉ đánh vào lợi ích kinh tế, mà hình phạt còn làm hạn chế hoặc tước bỏ quyền tự do thân thể, thậm chí còn loại bỏ quyền được sống của người phạm tội.
Như vậy, hình phạt được quy định trong Bộ luật Hình sự, do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng bằng bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người phạm tội. Do hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất cho nên các quy định của Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật TTHS, Luật Tổ chức
Theo quy định của pháp luật nước ta, chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử và ra bản án hình sự bằng hình phạt. Quy định này còn thể hiện tính kiên quyết, thận trọng của Nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của công dân. Đồng thời, quy định này còn thể hiện sự thống nhất giữa tội phạm và hình phạt, bởi vì, tội phạm là cơ sở phải chịu hình phạt, ngược lại, hình phạt là hậu quả pháp lý của tội phạm nhằm trừng trị và giáo dục người phạm tội, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng chống tội phạm.
2. Khái niệm quyết định hình phạt:
Chúng ta thấy rằng, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật Hình sự do Tòa án áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích nhất định của họ. Do đó, việc quyết định hình phạt là hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự và chỉ đặt ra đối với người bị kết tội. Ngoài ra, hình phạt phải do Tòa án quyết định xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ và vai trò của cơ quan Tòa án trong hệ thống các cơ quan nhà nước, cũng như từ những quy định tiến bộ trong pháp luật quốc tế, cụ thể là Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1948 của Liên Hợp Quốc khi khẳng định: “Mỗi người đều có quyền được thực sự bảo vệ tại các tòa án có thẩm quyền trong nước để chống lại những hành động xâm phạm các quyền cơ bản đã được Hiến pháp hay luật pháp các nước đó thừa nhận”. Đặc biệt, phán quyết của Tòa án mang tính tuyệt đối vì xét xử là hoạt động của Tòa án nhằm đưa ra phán quyết cuối cùng mà quyết định này liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các lĩnh vực quan hệ xã hội quan trọng nhất như tự do, danh dự, tài sản, nhân thân, thậm chí cả tính mạng con người.
Như vậy, nội dung của quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn, áp dụng đối với người bị kết tội loại và mức hình phạt tương xứng hành vi phạm tội của họ theo quy định của BLHS. Tuy nhiên, trong khoa học luật hình sự còn nhiều quan điểm khác nhau về phạm vi của hoạt động quyết định hình phạt như: Đối với quan điểm tiếp cận theo nghĩa rộng” thì cho rằng “quyết định hình phạt bao gồm việc quyết định hình phạt chính, quyết định hình phạt bổ sung, quyết định các biện pháp chấp hành hình phạt và quyết định các biện pháp tư pháp với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ cho hình phạt, đồng thời thậm chí còn gồm cả việc quyết định miễn trách nhiệm hình sự, quyết định miễn hình phạt” [19, tr.65]. Đối với quan điểm khác tiếp cận theo nghĩa “hẹp” lại cho rằng “quyết định hình phạt là việc Tòa án lựa chọn khung hình phạt, loại hình phạt và mức hình phạt cụ thể trong phạm vi luật định để áp dụng đối với người phạm tội.
Trong quá trình nghiên cứu về vấn đề quyết định hình phạt, tác giả tiếp cận theo quan điểm theo nghĩa rộng để nghiên cứu vấn đề quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội bởi vì, quyết định hình phạt bao gồm tất cả các khâu từ việc có quyết định áp dụng hình phạt hay không đến quyết định áp dụng hình phạt như thế nào, cũng như quyết định thi hành hình phạt đó ra sao. Cho nên, quyết định hình phạt bao gồm cả việc quyết định miễn hình phạt, miễn trách nhiệm hình sự, quyết định loại hình phạt, mức hình phạt hay quyết định áp dụng biện pháp tư pháp, biện pháp chấp hành hình phạt.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu quyết định hình phạt như sau: “quyết định hình phạt là việc Tòa án đưa ra biện pháp xử lý phù hợp, chính xác, công bằng đối với người bị kết tội trên cơ sở các quy định của pháp luật hình sự”.
3. Khái niệm người dưới 18 tuổi phạm tội:
Khi tham gia các quan hệ trong đời sống xã hội, để một người hiểu được các quyền và nghĩa vụ của mình cũng như nhận thức được những đòi hỏi của xã hội một cách đầy đủ thì phụ thuộc vào độ tuổi, tức là khả năng nhận thức của họ. Đối với các quốc gia trên thế giới do điều kiện về kinh tế, xã hội ở mỗi nước là khác nhau cho nên pháp luật cũng quy định về độ tuổi đạt được mức độ nhận thức đầy đủ để phải chịu trách nhiệm hình sự về các hành vi phạm tội cũng khác nhau. Chẳng hạn như tại một số nước quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau: “Tại Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thấp nhất là 14 tuổi; Cộng hòa Ba Lan quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thấp nhất là 15 tuổi; Cộng hòa Thụy Sỹ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thấp nhất là 07 tuổi…”.
Ở Việt Nam, người được coi là có nhận thức đầy đủ là người từ đủ 18 tuổi trở lên hay còn gọi là người đã thành niên, người dưới 18 tuổi còn gọi là người chưa thành niên do những hạn chế về mặt nhận thức nên trong quan hệ pháp luật vẫn chưa được pháp luật công nhận với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ. Do đó, trong khoa học pháp lý ở nước ta, người dưới 18 tuổi là một chủ thể đặc biệt của pháp luật, được pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia trên thế giới bảo hộ bằng những quy chế chuyên biệt. Pháp luật quốc tế quan niệm người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên hoặc trẻ em – những người chưa phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức đầy đủ, kiểm soát chính xác suy nghĩ, hành vi của mình.
Tại Điều 1 – Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hợp quốc đã định nghĩa: “Trẻ em có nghĩa là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể áp dụng với trẻ em đó có quy định tuổi thành niên sớm hơn” [12]. Trong các quy tắc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước quyền tự do năm 1990 của Liên Hợp quốc cho rằng: “Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi (điểm a Quy tắc 11)… . Trong khi đó, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 mặc dù không định nghĩa người thành niên hay chưa thành niên nhưng các quy định về quyền công dân, nhất là quyền về chính trị đã thể hiện rõ quan điểm về công dân thành niên là công dân đủ 18 tuổi trở lên. Tại khoản 1, Điều 21 – Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 cũng quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi”. Như vậy, trong hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, về cơ bản đều quy định người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên.
Trong tiếng Việt, thuật ngữ “thành niên” là một từ Hán – Việt có nghĩa là “đến tuổi trưởng thành, được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ”. Do đó, ngược lại với người thành niên là người chưa thành niên là chưa trưởng thành, chưa được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ quyền và nghĩa vụ khi tham gia vào một số quan hệ xã hội. Việc thống nhất và thừa nhận “người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên” có nghĩa là sự ghi nhận
trạng thái chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ của những cá nhân dưới 18 tuổi về mức độ phát triển thể chất, tinh thần và địa vị, tư cách pháp lý của người đó theo quy định của pháp luật. Đây cũng chính là cơ sở để pháp luật quốc tế và pháp luật mỗi quốc gia cho phép những giới hạn nhất định về quyền, nghĩa vụ và đặt ra một chế độ bảo hộ đặc biệt đối với các quyền con người của người dưới 18 tuổi. Chế độ bảo hộ đặc biệt đó cũng được đặt ra ngay cả khi người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật, nhất là khi họ phạm tội, bởi suy cho cùng họ vẫn là những người có năng lực nhận thức chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh và đa phần nguyên nhân phạm tội của họ là do tác động của hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục mà các biện pháp cưỡng chế về hình sự lại là nghiêm khắc nhất, có khả năng tước đoạt một số quyền con người quan trọng nhất.
Đối với thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội” là một khái niệm có phạm vi đối tượng khác nhau tùy thuộc vào quy định về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân trong pháp luật của mỗi quốc gia. Về điều kiện để cá nhân phải gánh chịu trách nhiệm hình sự bao gồm hai yếu tố đó là năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Một người chỉ có năng lực trách nhiệm hình sự khi người đó đạt đến độ tuổi nhất định, không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh lý khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Do đó, pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới từ lâu đều thừa nhận tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự đối với người bị mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên, quan điểm về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự lại không thống nhất mà được quy định rất khác biệt trong pháp luật các quốc gia trên thế giới. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của các nhà làm luật và dường như không có quy luật chung, một số quốc gia tuy không có sự khác biệt lớn về văn hóa hay đặc điểm nhân chủng, tâm sinh lý lại quy định khác nhau về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như: Singapore, Ấn Độ, Kenya, Jamaica là 7 tuổi; Scotland là 8 tuổi; Hà Lan, Canada 12 tuổi; Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch và Na Uy là 15 tuổi; các bang của Hoa Kỳ quy định khác nhau có thể là 16 hoặc 18 tuổi …. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 12 – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 42, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 250, 250, 255, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và | 304 của Bộ luật này.
Như vậy, điều này có nghĩa, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm phải một trong các tội được liệt kê đã nêu ở trên và mức hình phạt cụ thể được giảm nhẹ đối với đối tượng này được nhà làm luật quy định cụ thể trong từng trường hợp tương ứng với các độ tuổi khác nhau.
Trong khi đó tại Điều 9 – Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng như sau:
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù. Còn tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Từ những phân tích trên, có thể hiểu người dưới 18 tuổi phạm tội như sau: “Người dưới 18 tuổi phạm tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và tại thời điểm phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhưng đã đủ 16 tuổi trở lên hoặc dưới 16 tuổi nhưng đủ 14 tuổi trở lên mà phạm phải tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, người chưa thành niên là người có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi do đó, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên còn nhiều hạn chế nên khi phạm tội trong quá trình xét xử phải xem xét một cách toàn diện về điều kiện sống và giáo dục của người chưa thành niên, có hay không có người thành niên xúi giục, nguyên nhân và điều kiện phạm. Đối với người chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp. Quy định này là xuất phát từ nhìn nhận, đánh giá ở độ tuổi này tâm, sinh lý chưa phát triển, trình độ hiểu biết còn hạn chế, khả năng tự chủ còn thấp. Đối với những đối tượng này nếu cần thiết thì áp dụng những biện pháp tác động xã hội như giao cho gia đình, đoàn thể bảo lãnh hoặc áp dụng biện pháp hành chính là đưa vào trường giáo dưỡng.
4. Bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:
Hiểu theo nghĩa phổ thông, “quyền” là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm của mỗi chủ thể. Do đó, nếu xét ở khía cạnh xã hội thì thuật ngữ “quyền” có thể hiểu là những việc mà tất cả mọi người, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội… đều được phép thực hiện, hưởng thụ mà không ai có thể ngăn cản, hạn chế, là cái mà con người ta có và được quyết định sử dụng hoặc không sử dụng nó, không có giá trị bắt buộc. Trong khoa học pháp lý, quyền là khả năng được tự do lựa chọn hành động, khả năng này do Hiến pháp và pháp luật ghi nhận.
Các quyền của chủ thể được pháp luật bảo vệ cũng như có các biện pháp cưỡng chế nếu chủ thể pháp luật không thực hiện hoặc vi phạm. Điều này có nghĩa, quyền là một khái niệm dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân, theo đó các cơ quan, tổ chức, cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi một việc, vấn đề nào đó mà không ai có quyền ngăn cản, hạn chế.
Vì vậy, dưới góc độ thuật ngữ về mặt pháp lý thì bảo đảm quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chính là bằng những cách thức, biện pháp nào đó để quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội được chắc chắn thực hiện trên thực tế. Trong thực tiễn thì quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội chính là quyền mà pháp luật trao cho họ trong hoạt động xét xử các vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội được hưởng để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Đối với thuật ngữ “bảo đảm”, theo Từ điển Tiếng Việt, bảo đảm có nghĩa là “làm cho chắc chắn thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết” [58, tr.38]. Trong đời sống xã hội, thuật ngữ bảo đảm thường được hiểu có nghĩa là làm một công việc, một vấn đề nào đó có thể được thực thi trong thực tế, bảo đảm là cam đoan chịu trách nhiệm về việc gì đó.
Bảo đảm thường được đặt ra đối với việc xác lập hay thực hiện các quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật cụ thể nào đó và được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của Nhà nước theo các nguyên tắc được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về nhân quyền quốc tế và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia. Thông qua đó, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người thực thi pháp luật trong quá trình tiến hành tố tụng áp dụng vào công tác xét xử các vụ án hình sự, trong đó có việc quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội; đồng thời, phải áp dụng các biện pháp phù hợp theo quy định của pháp luật nhằm tôn trọng và bảo đảm thực hiện quyền con người nói chung, quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá trình xét xử các vụ án hình sự nói riêng.
Trong quyết định hình phạt đối với các vụ án mà người phạm tội dưới 18 tuổi thì việc bảo đảm quyền con người là tạo mọi điều kiện tốt nhất để người dưới 18 tuổi được hưởng các quyền và lợi ích từ những cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, tạo cơ sở pháp lý trên thực tế để người phạm tội có khả năng chứng minh, làm rõ những vấn đề quyền và lợi ích có liên quan đến hành vi phạm tội. Bên cạnh đó, việc bảo đảm và thực thi quyền con người trong quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, trong đó, các quy định của pháp luật, hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, trình độ hiểu biết pháp luật của người dưới 18 tuổi phạm tội là những yếu tố có tính chất quyết định đến việc bảo đảm quyền con người của người dưới 18 tuổi phạm tội trong quá trình xét xử vụ án.