Khái quát về tài sản thế chấp và thế chấp tài sản? Hậu quả pháp lý của hành vi tự ý bán tài sản thế chấp nhưng không thông báo với ngân hàng?
Thế chấp tài sản là một loại hình giao dịch bảo đảm được sử dụng rộng rãi trong hoạt động bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng thương mại. Ở Việt Nam, vốn tín dụng từ ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội, thông qua đó các doanh nghiệp, chủ thể kinh doanh có thể nhanh chóng tiếp cận vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh; đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi các doanh nghiệp không dễ dàng thực hiện trực tiếp huy động vốn qua thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu.
Cho đến nay, hoạt động thế chấp tài sản giữa các tổ chức, cá nhân với ngân hàng thương mại vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự mà không có sự tách biệt xuất phát từ chủ thể đặc biệt là “ngân hàng”. Đối tượng của thế chấp tài sản là tài sản thế chấp và mọi hoạt động pháp lý đều xoay quanh đối tượng này. Vậy hành vi tự ý bán tài sản thế chấp mà không
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về tài sản thế chấp và thế chấp tài sản?
Thế chấp tài sản là một biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Theo quy định của
– Tài sản trong biện pháp thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp.
– Trong biện pháp thế chấp tài sản không có sự chuyển giao tài sản thế chấp
– Cơ sở phát sinh của biện pháp thế chấp tài sản là có một quan hệ nghĩa vụ đã được xác lập từ trước và nghĩa vụ này được thực hiện một cách có điều kiện thông qua một tài sản cụ thể.
– Tài sản bảo đảm trong mối quan hệ thế chấp có thể là bất động sản những cũng có thể bao gồm các tài sản không phải là bất động sản.
– Quyền sở hữu tài sản có thể được khôi phục hoàn toàn cho bên thế chấp nếu nghĩa vụ được thực hiện đầy đủ như cam kết, hoặc quyền sở hữu có thể chấm dứt hoàn toàn đối với bên thế chấp và thuộc quyền định đoạt đối với bên nhận thế chấp nếu nghĩa vụ không được thực hiện.
Thế chấp tài sản theo quy định hiện hành mang nhiều nét của một loại vật quyền bảo đảm cho dù khái niệm này còn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận một cách chính thức. Biện pháp giao dịch bảo đảm này thiết lập ba mối quan hệ khác nhau. Đầu tiên là quan hệ giữa bên nhận thế chấp (ngân hàng) và bên thế chấp (bên đi vay hoặc người thứ ba thế chấp tài sản của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên đi vay). Tiếp đến, thế chấp thiết lập một quyền ưu tiên thanh toán có tính chất đối kháng với các chủ nợ khác. Cuối cùng, chế định này trao cho người nhận thế chấp quyền truy đòi tài sản thế chấp từ bên thứ ba mua hay nhận trao đổi tài sản thế chấp.
Tài sản thế chấp có thể bất động sản hoặc động sản; quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. rường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải
Mối quan hệ giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp.
Mối quan hệ phụ thuộc giữa thế chấp và nghĩa vụ được bảo đảm: Biện pháp thế chấp có mối quan hệ mang tính chất phụ thuộc vào nghĩa vụ mà nó bảo đảm. Về nguyên tắc, không thể xác lập thế chấp trước khi phát sinh nghĩa vụ được bảo đảm và thế chấp sẽ không còn hiệu lực khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm. Do đó, việc thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ bảo đảm sẽ kéo theo việc chấm dứt giao dịch thế chấp và việc nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu sẽ kéo theo việc thế chấp vô hiệu.
Quyền quản lý và sử dụng tài sản thế chấp: Thế chấp là biện pháp bảo đảm không kéo theo việc chuyển giao tài sản bảo đảm cho bên nhận thế chấp. Do đó, trong quá trình thế chấp tài sản, chừng nào chưa xử lý tài sản thế chấp thì tài sản này vẫn do bên thế chấp quản lý và sử dụng trừ trường hợp tài sản do bên thứ ba giữ theo ủy quyền của bên thế chấp hay theo quy định của các hợp đồng, giao dịch giữa bên thứ ba và bên thế chấp.
2. Hậu quả pháp lý của hành vi tự ý bán tài sản thế chấp nhưng không thông báo với ngân hàng?
Để xem xét hành vi tự ý bán tài sản thế chấp nhưng không thông báo với ngân hàng có vi phạm hay không thì phải xem xét tới quyền của bên thế chấp được ghi nhận trong
– Khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thế chấp, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thế chấp theo thỏa thuận.
– Đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp.
– Nhận lại tài sản thế chấp do người thứ ba giữ và giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp do bên nhận thế chấp giữ khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
– Được bán, thay thế, trao đổi tài sản thế chấp, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, quyền yêu cầu bên mua thanh toán tiền, số tiền thu được, tài sản hình thành từ số tiền thu được, tài sản được thay thế hoặc được trao đổi trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp tài sản thế chấp là kho hàng thì bên thế chấp được quyền thay thế hàng hóa trong kho, nhưng phải bảo đảm giá trị của hàng hóa trong kho đúng như thỏa thuận.
– Được bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh, nếu được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của luật.
– Được cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp nhưng phải thông báo cho bên thuê, bên mượn biết về việc tài sản cho thuê, cho mượn đang được dùng để thế chấp và phải thông báo cho bên nhận thế chấp biết.
Như vậy, có thế thấy rằng, bên thế chấp vẫn hoàn toàn là chủ sở hữu đối với tài sản (có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng nhưng có phần giới hạn trong quyền định đoạt) và được phép thực hiện các hành vi tác động đến tài sản nhằm thu lại lợi tức, hoa lợi.
Trước hết, hành vi tự ý bán tài sản thế chấp có hợp pháp hay không?
Câu trả lời là có thể có hoặc không.
Trường hợp 1: tài sản là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, bên thế chấp có quyền bán tài sản và số tiền thu được từ tài sản thế chấp đã được bán sẽ được trả cho ngân hàng, hoặc hàng hóa có được từ số tiền thu được sẽ trở thành tài sản thế chấp.
Trường hợp 2: tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Trong trường hợp này, bên thế chấp có quyền bán nhưng phải được bên nhận thế chấp đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật (có thể theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, bản án, quyết định của
Như vậy, về bản chất, bên thế chấp chỉ có một quyền định đoạt có điều kiện đối với tài sản thế chấp.
Thực ra, việc định đoạt tài sản thế chấp có điều kiện (tức là phải có sự đồng ý của bên nhận thế chấp) theo quy định hiện hành như vừa nêu dẫn đến hệ quả không mong muốn là hạn thế khả năng khai thác giá trị kinh tế của tài sản. Theo quy định của nhiều nước theo chế độ vật quyền bảo đảm, bên thế chấp tài sản có quyền bán tài sản thế chấp mà không nhất thiết phải được sự đồng ý của bên nhận thế chấp và trong trường hợp bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận thế chấp sẽ thực hiện quyền truy đòi của mình.
Đối với thủ tục thông báo:
Xuất phát từ vai trò là chủ thể một bên trong giao dịch thế chấp tài sản, là chủ thể đang có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với bên thế chấp, bên nhận thế chấp hoàn toàn có quyền phải biết mọi hoạt động đang diễn ra, tác động tới tài sản thế chấp mà điều đó có thể ảnh hưởng tới quyền lợi của họ, đặc biệt là ngân hàng thương mại, một tố chức hoạt động chuyên nghiệp và biện pháp thế chấp là biện pháp bảo đảm đặc trưng nhất mà ngân hàng thương mại áp dụng đối với các khoản vay, thông thường, các khoản vay càng lớn thì giá trị của tài sản thế chấp càng lớn.
Nếu như trường hợp 2 là trường hợp bắt buộc phải thông báo theo quy định của Bộ luật dân sự thì trường hợp 1 lại không thấy có quy định. Tuy nhiên, như đã nói ở trên việc không thông báo là thủ tục có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, việc không thông báo sẽ bị áp dụng các trách nhiệm do bên ngân hàng ấn định mà thường là gây thiệt hại cho bên thế chấp.