Bạn mượn sổ đỏ rồi mang đi thế chấp ngân hàng. Thế chấp đất có cần ý kiến của người đứng tên trong sổ đỏ không?
Bạn mượn sổ đỏ rồi mang đi thế chấp ngân hàng. Thế chấp đất có cần ý kiến của người đứng tên trong sổ đỏ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi, gia đình em có 1 cho một người bạn mượn 1 sổ đỏ, người này tự ý mang sổ đỏ đi thế chấp vay ngân hàng mà gia đình em không biết và cũng không ký tên bão lảnh cho người bạn vay tiền, đến khi người này vỡ nợ trốn đi thì gia đình em mới biết, vậy xin hỏi luật sư làm thế nào để gia đình em lấy lại được sổ đỏ, vay 700 triệu đồng và lãi suất. Tổng cộng khoản vay khoảng 2 tỷ đồng.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ vào Điều 715 Bộ luật dân sự 2005 quy định về hợp đồng thế chấp quyến sử dụng đất như sau:
Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.
Theo quy định pháp luật trên, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là hợp đồng mà người đại diện của gia đình bạn phải thực hiện việc ký kết hợp đồng trực tiếp với bên ngân hàng để dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo việc trả tiền cho bên ngân hàng.
Căn cứ vào Điều 361 Bộ luật dân sự 2005 quy định về trường hợp bảo lãnh như sau:
Bảo lãnh là việc người thứ ba (say đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình.
Tức là trong trường hợp người bạn của bạn muốn dùng quyền sử dụng đất của gia đình bạn để vay tiền thông qua gia đình bạn thì gia đình bạn cần làm giấy bảo lãnh để bạn của bạn thực hiện việc vay tiền. Trong trường hợp này hợp đồng vay tiền mới hợp pháp.
Theo thông tin bạn cung cấp, gia đình bạn cho người bạn mượn sổ đỏ mà không biết người bạn này mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng để vay tiền do đó mà hợp đồng vay tiền của người bạn này và ngân hàng là không đúng theo quy định pháp luật. Do đó mà hợp đồng mà người bạn ký là vô hiệu.
Căn cứ vào Điều 122 Bộ luật dân sự 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;
b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;
c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.
2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp này của gia đình bạn, việc gia đình bạn không uỷ quyền cho người bạn kia dùng sổ đỏ để mang đi thế chấp quyền sử dụng đất cũng không ký giấy bảo lãnh để cho người bạn đó vay tiền nên giao dịch giữa người bạn và ngân hàng sẽ vô hiệu do người bạn đó không có quyền ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản là quyển sử dụng đất của gia đình bạn hoặc trường hợp bảo lãnh cần giấy bảo đảm của gia đình bạn thì người bạn đó cũng không có giấy bảo lãnh. Do đó, bạn có quyền khởi kiện ra Toà án để yêu cầu tuyên giao dịch dân sự giữa người bạn kia và ngân hàng là vô hiệu.