Điện Biên Phủ là thành phố nằm ở Tây Bắc của Điện Biên và là thành phố tỉnh lỵ tỉnh. Điện Biên Phủ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 455 km về phía Tây Bắc. Trung tâm thành phố nằm trên cánh đồng Mường Thanh với chiều dài khoảng 23 km. Để hiểu rõ hơn về TP Điện Biên Phủ, mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Bản đồ TP Điện Biên Phủ (Điện Biên):
2. TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) có bao nhiêu xã, phường?
Thành phố Điện Biên Phủ hiện nay gồm 7 phường và 2 xã là:
STT | Các xã, phường thuộc thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) |
---|---|
1 | Phường Him Lam |
2 | Phường Mường Thanh |
3 | Phường Nam Thanh |
4 | Phường Noong Bua |
5 | Phường Tân Thanh |
6 | Phường Thanh Bình |
7 | Phường Thanh Trường |
8 | Xã Tà Leng |
9 | Xã Thanh Minh |
3. Giới thiệu TP Điện Biên Phủ (Điện Biên):
- Vị trí địa lý:
Điện Biên Phủ là thành phố nằm ở Tây Bắc của Điện Biên và là thành phố tỉnh lỵ tỉnh. Thành phố Điện Biên Phủ có vị trí địa lý:
- Phía Đông Nam Điện Biên Phủ giáp với huyện Điện Biên Đông.
- Phía Bắc, phía Tây, phía Nam Điện Biên Phủ giáp với huyện Điện Biên.
Điện Biên Phủ cách trung tâm thủ đô Hà Nội 455 km về phía Tây Bắc. Trung tâm thành phố nằm trên cánh đồng Mường Thanh với chiều dài khoảng 23 km, chiều rộng trung bình 6 km đến 8 km và tổng diện tích khoảng 150 km².
- Lịch sử:
Điện Biên Phủ vốn được gọi là Mường Thanh, từ chữ Mường Then theo tiếng dân tộc Thái nghĩa là Xứ Trời, gắn với truyền thuyết về sự phát sinh ra dân tộc Thái. Đây là đất tổ của nhiều ngành Thái ở Đông Nam Á.
Tên gọi Mường Thanh xuất hiện lần đầu trong sách Hưng Hóa xứ Phong Thổ lục của Hoàng Bình Chính. Hoàng Công Chất nổi dậy chống lại vua Lê chúa Trịnh, chiếm đất Mường Thanh, xây đắp thành lũy gọi là Phủ Chiềng Lễ, phiên âm Hán -Việt là Trình Lệ. Ông đã ở đây từ năm 1754 đến năm 1769.
Năm 1778 nhà Lê bình được Hoàng Công Toản (con trai Hoàng Công Chất) và đặt ra châu Ninh Biên thay cho tên gọi Mường Thanh, thuộc phủ An Tây. Ninh Biên có 12 mường nhỏ gộp lại.
Tên gọi Điện Biên do vua Thiệu Trị đặt năm 1841 từ châu Ninh Biên’ Điện (奠) nghĩa là kiến lập, Biên (邊) nghĩa là vùng biên giới, biên ải. Phủ Điện Biên (tức Điện Biên Phủ) thời Thiệu Trị gồm 3 châu: Ninh Biên (do phủ kiêm lý, tức là tri phủ kiêm quản lý châu), Tuần Giáo và Lai Châu.
Thành phố Điện Biên Phủ được biết đến với trận Điện Biên Phủ năm 1954, giữa quân đội Việt Minh (do tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy) và quân đội Pháp (do tướng Christian de Castries chỉ huy). Cuộc chiến mang ý nghĩa rất lớn trong việc kết thúc vai trò của người Pháp ở bán đảo Đông Dương và đưa tới việc ký kết hiệp định chia Việt Nam ra thành 2 miền: Bắc và Nam.
Quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ được chính thức xếp hạng di tích lịch sử quốc gia ngày 28 tháng 4 năm 1962. Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ được xây dựng nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (2004). Hiện nay chạy dọc thung lũng Mường Thanh, nơi diễn ra cuộc đọ sức lịch sử năm xưa là đại lộ 279 (nay là Đại lộ Võ Nguyên Giáp), con phố chính và lớn nhất thành phố Điện Biên Phủ.
Sau năm 1954, địa bàn thành phố Điện Biên Phủ ngày nay thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu (cũ).
Bắt đầu từ năm 1958, một nông trường quân đội được xây dựng ở đây, kéo theo di dân từ đồng bằng Bắc Bộ, sau đó thị trấn Nông trường Điện Biên được thành lập, sau lại tách một phần diện tích của thị trấn nông trường Điện Biên để thành lập thị trấn Điện Biên, thị trấn huyện lỵ của huyện Điện Biên thuộc tỉnh Lai Châu.
Đến cuối năm 1991, huyện Điện Biên có thị trấn Điện Biên (huyện lỵ), thị trấn Nông trường Điện Biên và 30 xã: Chiềng Sơ, Háng Lìa, Keo Lôm, Luân Giới, Mường Luân, Mường Mươn, Mường Nhà, Mường Nói, Mường Phăng, Mường Pồn, Na Son, Nà Tấu, Na Ủ, Noọng Hẹt, Noong Luống, Núa Ngam, Pa Thom, Phì Nhừ, Phình Giang, Pù Nhi, Sam Mứn, Thanh An, Thanh Chăn, Thanh Hưng, Thanh Luông, Thanh Minh, Thanh Nưa, Thanh Xương, Thanh Yên, Xa Dung.
Ngày 18 tháng 4 năm 1992, tách thị trấn Điện Biên và xã Thanh Minh thuộc huyện Điện Biên để thành lập thị xã Điện Biên Phủ – thị xã tỉnh lỵ tỉnh Lai Châu bấy giờ. Ban đầu, thị xã có 2 phường: Mường Thanh, Him Lam và 2 xã: Thanh Minh, Noong Bua.
Ngày 26 tháng 5 năm 1997, thành lập phường Thanh Bình trên cơ sở điều chỉnh 64,5 ha diện tích tự nhiên và 1.622 nhân khẩu của xã Thanh Luông thuộc huyện Điện Biên.
Ngày 18 tháng 8 năm 2000, thành lập phường Tân Thanh trên cơ sở 102 ha diện tịch tự nhiên và 8.210 nhân khẩu của phường Mường Thanh.
Thị xã Điện Biên Phủ có 4 phường và 2 xã trực thuộc.
Ngày 26 tháng 9 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2003/NĐ-CP chuyển thị xã Điện Biên Phủ thành thành phố Điện Biên Phủ. Đồng thời, mở rộng địa giới hành chính thành phố Điện Biên Phủ trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của thị trấn Mường Thanh, một phần diện tích và dân số của các xã Thanh Luông và Thanh Nưa thuộc huyện Điện Biên và thành lập 3 phường mới trực thuộc:
Thành lập phường Nam Thanh trên cơ sở toàn bộ 356,25 ha diện tích tự nhiên và 8.520 nhân khẩu của thị trấn Mường Thanh
Thành lập phường Thanh Trường trên cơ sở 281 ha diện tích tự nhiên và 3.147 nhân khẩu của xã Thanh Luông’ 251 ha diện tích tự nhiên và 2.627 nhân khẩu của xã Thanh Nưa thuộc huyện Điện Biên (phần điều chỉnh của 2 xã về thành phố Điện Biên Phủ quản lý)
Thành lập phường Noong Bua trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Noong Bua. Thành phố Điện Biên Phủ có 7 phường và 1 xã.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 22/2003/QH11 chia tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh Lai Châu (mới) và Điện Biên. Thành phố Điện Biên Phủ trở thành tỉnh lỵ tỉnh Điện Biên.
Ngày 16 tháng 4 năm 2009, thành lập xã Tà Lèng trên cơ sở điều chỉnh 1.536,29 ha diện tích tự nhiên và 2.500 nhân khẩu của phường Noong Bua.
Cuối năm 2018, thành phố Điện Biên Phủ có diện tích tự nhiên 64,27 km², dân số là 59.748 người, mật độ dân số đạt 929 người/km², gồm 7 phường: Him Lam, Mường Thanh, Nam Thanh, Noong Bua, Tân Thanh, Thanh Bình, Thanh Trường và 2 xã: Tà Lèng, Thanh Minh.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 815/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Điện Biên (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
Chuyển 4 xã: Mường Phăng, Pá Khoang, Nà Nhạn, Nà Tấu thuộc huyện Điện Biên về thành phố Điện Biên Phủ quản lý.
Điều chỉnh 0,72 km² diện tích tự nhiên, 766 người của xã Thanh Luông và 0,25 km² diện tích tự nhiên của xã Thanh Hưng thuộc huyện Điện Biên về phường Thanh Trường quản lý.
Điều chỉnh 0,27 km² diện tích tự nhiên, 540 người của xã Thanh Hưng thuộc huyện Điện Biên về phường Nam Thanh quản lý.
Sáp nhập xã Tà Lèng vào xã Thanh Minh.
Thành phố Điện Biên Phủ có 7 phường và 5 xã như hiện nay.
- Điều kiện tự nhiên:
Diện tích: Thành phố Điện Biên Phủ có diện tích: 64,27 km².
Dân số: 70.000 người (2009). Mật độ dân số: 48.020 người/km2. Các dân tộc sinh sống trên địa điểm Kinh, Thái, Nùng, Tày, H’Mông, Hà Nhì, Mường, Si La, Khơ Mú, La Hủ, Phù La.
Khí hậu: Thành Phố Điện Biên Phủ có khí hậu cận nhiệt đới ẩm chịu ảnh hưởng của gió mùa, có khí hậu nóng ẩm và 2 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, khô do ảnh hưởng của áp cao Siberia, kéo dài từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè nóng, rất ẩm do ảnh hưởng của gió mùa, kéo dài liên tục từ tháng 4 đến tháng 9.
Giao thông: Về giao thông thành phố Điện Biên Phủ phát triển cả về đường bộ lẫn đường hàng không.
Đường bộ: Thành phố Điện Biên Phủ cách Hà Nội 474km theo đường 279, đến Tuần Giáo chuyển sang đường 6. Nối với thị xã Mường Lay bằng đường 12, cách nhau 90 km.
Đường hàng không: Sân bay Điện Biên Phủ là sân bay lớn nhất miền Tây Bắc nước ta, nằm trong hệ thống đường bay quốc tế và nội địa của hãng hàng không Việt Nam.
- Du lịch:
+ Khu di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên Phủ: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ – Mường Phăng các cứ điểm Bản Kéo, Him Lam, Độc Lập, các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát).
+ Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ.
+ Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.
THAM KHẢO THÊM: