Huyện K’Bang nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai, thuộc khu vực Tây Nguyên, Việt Nam. Đây là vùng đất có địa hình đa dạng, khí hậu đặc trưng của cao nguyên, cùng nhiều di sản lịch sử và văn hóa giá trị, mang lại tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế, nông nghiệp và du lịch. Xin mời bạn đọc theo dõi bài viết sau Bản đồ, các xã phường thuộc huyện K’Bang (Gia Lai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện K’Bang (Gia Lai):
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1195/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024). Theo đó, sáp nhập xã Đăk Hlơ vào xã Kông Bơ La và xã Nghĩa An.
Huyện Kbang có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
Đơn vị hành chính hiện không còn tồn tại: Đăk Hlơ.
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện K’Bang (Gia Lai)?
Huyện Kbang có 13 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 12 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Kbang (huyện lỵ) |
2 | Xã Đăk Roong |
3 | Xã Đak SMar |
4 | Xã Đông |
5 | Xã Kon Pne |
6 | Xã Kông Lơng Khơng |
7 | Xã Kông Pla |
8 | Xã Krong |
9 | Xã Lơ Ku |
10 | Xã Nghĩa An |
11 | Xã Sơ Pai |
12 | Xã Sơn Lang |
Xã Tơ Tung |
3. Tìm hiểu chung về huyện K’Bang (Gia Lai):
Huyện Kbang nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 90 km về phía Đông và cách thị xã An Khê 30 km về phía Bắc. Huyện có toạ độ địa lý: 108⁰17’45” – 108 44°10” kinh độ Đông, 14⁰0’0” – 14⁰36’23” vĩ độ Bắc.
Vị trí địa lý:
-
Phía Tây tiếp giáp các huyện Đak Đoa, Mang Yang
-
Phía Nam tiếp giáp huyện Đak Pơ và thị xã An Khê
-
Phía Bắc tiếp giáp tỉnh Kon Tum
-
Phía Đông tiếp giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định
Diện tích, dân số:
Huyện KBang có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.850,30 km², dân số theo thống kê năm 2021 đạt 67.805 người. Mật độ dân số khoảng 45 người/km².
Thổ nhưỡng:
Đất đai với lớp phủ thổ nhưỡng phần lớn có tầng dày tốt, độ phì cao, không chỉ là nền đất cho thảm rừng giàu có phát triển mà còn có một phần diện tích để tạo nên những khu vực canh tác tốt. Đặc biệt là đất Bazan thích hợp cho phát triển những cây công nghiệp có giá trị kinh tế, ưu thế vi cạnh tranh như: Cao su, cà phê, ca cao, dược liệu, mía, đậu đỗ, rau quả chất lượng cao,…
Khí hậu:
Huyện KBang có khí hậu nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng trực tiếp của cả hai vùng khí hậu: Duyên hải và Tây nguyên, có nền nhiệt độ khá cao và điều hoà, mưa nhiều và phân bố tương đối đều trong năm, mùa khô ngắn (3 – 4 tháng) và không gay gắt, nên thích hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi.
Hệ thống sông ngòi:
Hệ thống sông suối dày đặc, phân bố khá đều, có nguồn sinh thủy dồi dào quanh năm, có nhiều ghềnh thác, đủ điều kiện xây dựng các công trình thuỷ điện, các đập dâng và hồ chứa loại vừa và nhỏ cung cấp điện và nước tưới cho sản xuất, sinh hoạt.
Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản ở KBang khá phong phú, đặc biệt là vùng mỏ Bauxít trữ lượng 806 triệu tấn trên cao nguyên Kon Hà Nừng; mỏ sắt ở xã Đông, Lơ Ku; các mỏ đá Bazan, đá Granit, đất sét, cát sỏi ở vùng rìa cao nguyên đất đỏ và vùng trũng phía Nam là các khoáng sản đang trong thời kỳ khai thác và thăm dò chuẩn bị khai thác.
Thủy điện:
KBang hiện có 3 hồ thủy điện lớn và 28 hồ đập thủy lợi nhỏ. Các hồ chứa lớn của huyện có thể kể đến là: hồ Kanak (1.800 ha), hồ B thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Sơn Lang (1.000 ha), hồ thuộc thủy điện Vĩnh Sơn tại xã Đắk Rong (320 ha), hồ Buôn Lưới (26 ha) thuộc xã Sơ Pai và một số diện tích mặt nước (ao đào, hồ, đầm tự nhiên qua cải tạo) hiện nay đang nuôi thủy sản.
Văn hóa – Du lịch:
Huyện KBang là huyện căn cứ Cách mạng, đang được Chính phủ chọn làm huyện điểm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới và huyện điểm về Văn hóa – Thể thao và Du lịch.
Lịch sử hình thành:
Kbang là một trong 3 huyện thuộc vùng Tây Sơn Thượng Đạo. Trong Chiến tranh Việt Nam, huyện Kbang cũng là nơi chứng kiến nhiều trận đánh khốc liệt, trong đó có trận Ka’nak năm 1965. Đây là nơi sinh của anh hùng Núp.
Huyện Kbang thuộc tỉnh Gia Lai – Kon Tum được thành lập vào ngày 28 tháng 12 năm 1984 theo quyết định số 181-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng trên cơ sở tách 9 xã: Đông, Kông Lơng Khơng, Kông Bờ La, KRong, Sơn Lang, Lơ Ku, Nghĩa An, Sơ Pai, Tơ Tung thuộc huyện An Khê với 2 xã: Đăk Rong, Kon Pne thuộc huyện Kon Plông và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/05/1985.
Ban đầu, sau khi thành lập, thì huyện Kbang có 11 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 11 xã: Đăk Rong, Đông, Kon Pne, Kông Lơng Khơng, Kông Bờ La, KRong, Lơ Ku, Nghĩa An, Sơ Pai (trụ sở của huyện Kbang), Sơn Lang và Tơ Tung.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Gia Lai được tái lập, huyện Kbang thuộc tỉnh Gia Lai.
Ngày 13 tháng 1 năm 1989, thành lập thị trấn Kbang (thị trấn huyện lỵ huyện Kbang) trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã: Đông và Nghĩa An.
Ngày 11 tháng 7 năm 1994, thành lập xã Đăk HLơ trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Kông Bờ La.
Ngày 21 tháng 4 năm 2006, thành lập xã Đăk Smar trên cơ sở 12.678,66 ha diện tích tự nhiên và 2.012 nhân khẩu của xã Đông.
Huyện Kbang có 1 thị trấn và 13 xã.
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1195/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024). Theo đó, sáp nhập xã Đăk Hlơ vào xã Kông Bơ La và xã Nghĩa An.
Huyện Kbang có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
4. Hạ tầng giao thông huyện K’Bang (Gia Lai):
Huyện K’Bang có hệ thống hạ tầng giao thông đang dần được đầu tư và phát triển để phục vụ mục tiêu kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong nông nghiệp, lâm nghiệp, và du lịch. Tuy nhiên, với đặc thù địa hình đồi núi phức tạp, giao thông tại K’Bang còn nhiều thách thức cần khắc phục để khai thác hiệu quả tiềm năng của địa phương.
Giao thông đường bộ:
Các tuyến đường chính:
-
Đường Đông Trường Sơn (QL 24C): là tuyến đường quan trọng chạy qua huyện K’Bang, kết nối địa phương với các tỉnh Kon Tum, Bình Định, và Phú Yên. Tuyến đường này đóng vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế và du lịch của K’Bang, đặc biệt khi kết nối với các khu vực ven biển Nam Trung Bộ.
-
Tuyến đường tỉnh lộ: Nhiều tuyến đường tỉnh lộ nối thị trấn Kbang với các xã trong huyện và các huyện lân cận. Các tuyến này đang được cải tạo, mở rộng để đáp ứng nhu cầu giao thương và vận tải nông sản, lâm sản.
-
Đường liên xã và nội bộ: Hệ thống giao thông liên xã và thôn bản được đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn hạn chế ở nhiều nơi. Một số tuyến đường trong khu vực vùng sâu, vùng xa và vùng núi cao như Kon Pne, Sơ Pai, Sơn Lang vẫn còn là đường đất, khó đi vào mùa mưa.
Các dự án cải thiện hạ tầng giao thông nông thôn đang được triển khai, nhằm kết nối tốt hơn giữa các xã trong huyện và trung tâm thị trấn.
Giao thông đường thủy:
Sông Ba chảy qua địa phận huyện K’Bang, đóng vai trò quan trọng trong tưới tiêu và vận chuyển nhỏ lẻ. Tuy nhiên, giao thông đường thủy chưa được khai thác đáng kể do địa hình sông ngòi phức tạp và chưa có hạ tầng hỗ trợ.
Huyện K’Bang có vị trí quan trọng, là cửa ngõ nối Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ. Việc nâng cấp tuyến đường Đông Trường Sơn và các tuyến giao thông liên vùng sẽ tạo động lực lớn cho phát triển kinh tế và du lịch. Các điểm du lịch tiềm năng như Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, thác Hang Én và các làng văn hóa dân tộc thiểu số như Kon Pne đòi hỏi cần đầu tư mạnh vào giao thông để thuận tiện cho du khách. Trong khi đó, việc mở rộng giao thông sẽ thúc đẩy giao thương hàng hóa, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp và lâm sản chủ lực của huyện, tăng khả năng kết nối với các thị trường lớn như TP. Pleiku, Quy Nhơn (Bình Định) và các tỉnh lân cận.
5. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện K’Bang (Gia Lai):
Ngày 09/5/2022, UBND tỉnh Gia Lai ban hành Quyết định số 328/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của quy hoạch sử dụng đất huyện KBang, tỉnh Gia Lai.
Theo quyết định, Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện KBang, tỉnh Gia Lai, với các nội dung chủ yếu sau:
Diện tích đất nông nghiệp: 174.939,37 ha
-
Đất phi nông nghiệp: 9.244,58 ha
-
Đất chưa sử dụng: 59,38 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng trên Bản đồ quy hoạch đất:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 2.292,46 ha
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 693,98 ha
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích khác được thể hiện trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện KBang, gồm:
-
Đất nông nghiệp khác: 564,14 ha
-
Đất phi nông nghiệp: 39,60 ha
Nội dung quy hoạch sử dụng đất đã được Hội đồng nhân dân huyện KBang thông qua tại Nghị quyết số 81/NQ-HĐND ngày 12/11/2021 Về việc Thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Kbang, tỉnh Gia Lai.
THAM KHẢO THÊM: