Nguyên đơn hay bị đơn phải chịu phí thi hành án dân sự? Trong trường hợp chậm thi hành án, ai là người phải trả lãi suất?
Tóm tắt câu hỏi:
Khi đơn phương ly hôn, nếu một bên không chịu giao tài sản (đang giữ) cho bên còn lại thì phải nhờ cơ quan thi hành án giải quyết cưỡng chế. Xin hỏi án phí về tài sản ai chịu? Nếu bên giữ tài sản bất động sản nhờ anh em đứng tên hoặc giữ tiền mặt hoặt gởi ngân hàng thì giải quyết như thế nào? Trong khi chờ đợi thi hành án thì lãi suất án phí tài sản ai chịu? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
* Với câu hỏi thứ nhất:
Theo quy định tại Điều 3 Luật thi hành án dân sự 2008:
– Người được thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành.
– Người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.
– Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định”.
Đồng thời, Điều 60 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định:
“Người được thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự.
Chính phủ quy định mức phí thi hành án dân sự, thủ tục thu nộp, quản lý, sử dụng phí thi hành án dân sự”.
Trong trường hợp trên, do bạn là người có yêu cầu
* Với câu hỏi thứ 2:
Nếu bên giữ tài sản bất động sản nhờ anh em đứng tên hoặc giữ tiền mặt hoặt gởi ngân hàng thì để có thể cưỡng chế thi hành án bạn phải có bằng chứng chứng minh đây là tài sản chung của hai vợ chồng. Tuy nhiên, do đất và tiền gửi ngân hàng đứng tên của người khác nên rất khó để xác định đây là tài sản chung vợ chồng.
Nếu bạn có thể thỏa thuận với người đang đứng tên đó đồng ý chuyển nhượng bất động sản và số tiền kia bằng văn bản sang thành tài sản chung của vợ chồng bạn thì việc chia tài sản sẽ dễ thực hiện hơn.
>>> Luật sư
* Với câu hỏi thứ 3:
Khoản 1 mục III Thông tư liên tịch 01/TTLT hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản quy định:
“Để bảo đảm quyền lợi cho bên được thi hành án, hạn chế việc bên phải thi hành án cố tình dây dưa, không tự nguyện thi hành án, cùng với việc quyết định khoản tiền mà bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán cho bên được thi hành án, khoản tiền phải nộp để đưa vào ngân sách Nhà nước (tiền tịch thu, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính, tiền phạt), toà án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định là kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 3 phần 1 Thông tư này về các khoản vay của tổ chức Ngân hàng, tín dụng. Khi tính lãi chỉ tính lãi số tiền còn phải thi hành án, mà không tính lãi của số tiền lãi chưa trả trong quá trình thi hành án”.
Như vậy, về nguyên tắc, trường hợp bên phải thi hành án chậm thi thi hành án thì hàng tháng họ còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền hoặc giá trị tài sản chưa thi hành theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.