Ai được hưởng tiền bồi thường phần đất chưa chia thừa kế. Có bắt buộc phải chia di sản thừa kế trước khi nhận tiền bồi thường đất.
Ai được hưởng tiền bồi thường phần đất chưa chia thừa kế. Có bắt buộc phải chia di sản thừa kế trước khi nhận tiền bồi thường đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Thời ông bà nội tôi có khai hoang được một mảnh đồi, không có giấy tờ. Sau đó, ông bà để lại cho bố tôi trồng cây ăn quả. Bây giờ nhà nước có quy hoạch đền bù đất khai hoang, nhà tôi cũng được hưởng nhưng vì ông bà đã mất mà đất lại không có giấy tờ chứng nhận, chỉ có hàng xóm lân cận biết là bố tôi có sử dụng đất trên vậy nên cô, bác, chú tôi kiện đòi chia số tiền đền bù trên. Vậy nhà tôi có phải chia số tiền trên cho các bác, cô, chú tôi không? Mảnh đất trên có thuộc quyền sở hữu của gia đình tôi không. Xin nhờ luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp này, cần xác định việc ông bà cho bố bạn mảnh đất khai hoang này vào thời điểm nào? Có lập thành văn bản không hay việc tặng cho chỉ dựa trên hình thức tặng cho thông qua lời nói miệng?
Vì bạn không cung cấp thông tin rõ ràng nên chúng tôi chia thành các trường hợp sau:
1. Trường hợp tặng cho có giấy tờ về việc tặng cho:
– Tặng cho trước thời điểm 1/7/2004, trước thời điểm “Luật đất đai 2013” có hiệu lực:
Trường hợp giấy tờ về việc tặng cho là giấy tờ không có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, thì hiện nay, pháp luật công nhận các giấy tờ viết tay về thực hiện chuyển quyền sử dụng đất trước thời điểm 01/07/2004 mà không có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, việc tặng cho giữa ông bà và bố bạn được pháp luật công nhận dù là giấy viết tay không có công chứng, chứng thực hay đã lập thành hợp đồng bằng văn bản có công chứng, chứng thực. Khi đó, bố bạn là chủ sở hữu của mảnh đất này nên khoản tiền nhận bồi thường đất khi nhà nước thu hồi bố bạn hoàn toàn được hưởng mà không phải chia cho bất kỳ người con nào khác của ông bà bạn.
– Tặng cho sau thời điểm 1/7/2004, sau thời điểm “Luật đất đai 2013” có hiệu lực:
Điều 689 Bộ luật dân sự năm 2005 về Hình thức chuyển quyền sử dụng đất thì:
1. Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
3. Việc thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 733 đến Điều 735 của Bộ luật này.
Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:
Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;
Điều 134 Bộ Luật dân sự 2005 quy định :
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu.
Như vậy, từ các quy định của các pháp luật nêu trên, việc chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành hợp đồng, có công chứng, chứng thực.
Ông bà bạn cho bố bạn không có sự chứng nhận thông qua công chứng nhà nước hoặc chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất, nên đây là giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức.
Do ông bà bạn đã mất nên không thể tiến hành thực hiện lại hình thức giao dịch dân sự tặng cho lại nên mảnh đất này vẫn thuộc quyền sở hữu của ông bà bạn.
Khi ông bà bạn mất, nếu không để lại di chúc, mảnh đất này được chia theo quy định pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 cho những người con của ông bà bạn.
Nhà nước bồi thường khi thu hồi mảnh đất này thì bố bạn có nghĩa vụ chia khoản tiền nhận được cho những người con của ông bà bạn, bao gồm cả bố bạn khoản tiền bằng nhau.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Trường hợp tặng cho không có giấy tờ:
Nếu việc tặng cho quyền sử dụng đất từ ông bà bạn cho bố bạn chỉ là nói miệng và không được lập thành bất kỳ văn bản nào thì dù đã tặng cho trước hay sau ngày 01/7/2004 thì việc tặng cho này cũng đã vi phạm quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng tặng cho.
Do đó, mảnh đất này nếu không có di chúc của ông bà bạn để lại để thực hiện việc chia thừa kế thì phải chia cho những người thuộc hàng hàng thừa kế thứ nhất tại Điều 676 Bộ Luật dân sự 2005 cho những người con của ông bà bạn.
Bố bạn có nghĩa vụ chia khoản tiền nhận được cho những người con của ông bà bạn, bao gồm cả bố bạn khoản tiền bằng nhau.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chia di sản thừa kế từ tài sản của ông bà ngoại
– Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
– Chia di sản thừa kế từ bố mẹ để lại
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí trên toàn quốc