Quy định về các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội? Quyền và trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội? Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu theo quy định của pháp luật? Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội? Các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội?
Mục lục bài viết
1. Quy định về các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội
1.1. Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia, cụ thể:
Thứ nhất, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Cán bộ, công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Thứ hai, người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Thứ ba, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ sau đây:
– Ốm đau;
– Thai sản;
– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Hưu trí;
– Tử tuất.
1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Đây là hình thức tham gia dành cho công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
– Hưu trí;
– Tử tuất.
2. Quyền và trách nhiệm của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 18
– Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
– Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời
– Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp:
+ Đang hưởng lương hưu;
+ Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
+ Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
+ Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
– Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của
– Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
– Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
– Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, người lao động phải có các trách nhiệm sau:
– Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định
– Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
– Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
3. Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu theo quy định của pháp luật
Theo quy định của
Người lao động đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 97
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
– Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
Theo quy định tại Điều 99 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết theo thủ tục
Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
– 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
– 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
– 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
– 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
4.1. Các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, cấp lại sổ (bìa và tờ rời) trong trường hợp:
– Mất sổ;
– Hỏng sổ;
– Gộp sổ;
– Thay đổi số sổ;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm;
– Thay đổi ngày, tháng, năm sinh;
– Khi người đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần còn thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng.
Thứ hai, cấp lại bìa sổ bảo hiểm xã hội trong các trường hợp:
– Sai giới tính;
– Sai quốc tịch.
Thứ ba, cấp lại tờ rời sổ trong các trường hợp:
– Mất sổ;
– Hỏng sổ.
4.2. Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất
Thứ nhất, trong trường hợp bị mất sổ bảo hiểm xã hội, người yêu cầu cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau đây:
– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS)
– Chứng minh nhân dân để đối chiếu
Thứ hai, thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất được thực hiện theo trình tự sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội
Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
Người lao động nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp thông qua đơn vị nơi đang làm việc và thời gian giải quyết không quá:
– 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ.
– 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trong trường hợp cấp lại sổ do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; mất, hỏng sổ; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ BHXH.
– 45 ngày trong trường hợp cần xác minh quá trình đóng bảo hiểm xã hội ở tỉnh khác hoặc ở nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc.
Lưu ý:
– Đối với trường hợp cấp lại, sổ bảo hiểm xã hội sẽ thể hiện rõ thông tin về lần cấp
– Nội dung in trong tờ rời sổ:
+ Nếu đang tham gia mà cấp lại sổ, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: in dòng lũy kế thời gian đóng quỹ hưu trí, tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.
+ Nếu đã hưởng BHXH 1 lần cấp lại sổ bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp, dưới phần ghi quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp: in dòng tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trên trang tờ rời cuối cùng.