Trong hoạt động thương mại, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên, sự thỏa thuận đó vẫn phải dựa trên những quy định của pháp luật.
Trong hoạt động thương mại, pháp luật luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, tuy nhiên, sự thỏa thuận đó vẫn phải dựa trên những quy định của pháp luật. Đối với bên bán phải thực hiện đúng nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng và chất lượng.
1. Cơ sở của nguyên tắc.
Như chúng ta biết thì đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa. Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng là việc là bên bán phải thực hiện giao hàng đúng đối tượng và chất lượng theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Điều đó có nghĩa là khi 2 bên mua và bán giao kết hợp đồng nếu có thỏa thuận về đối tượng và chất lượng thì bên bán phải đảm bảo thực hiện đúng như điều khoản đó. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì đối tượng và chất lượng là những nội dung cơ bản của hợp đồng, là nội dung không thể thiếu trong hợp đồng. Bởi lẽ ta biết rằng, một trong những nguyên tắc của thực hiện hợp đồng mua bán là thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng như đã thỏa thuận. Việc thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng nói chung và trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng nhằm đảm bảo nguyên tắc tự do giao kết nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác. Đây chính là một trong các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa.
2. Nội dung.
Như đã nói ở trên thì ta có thể thấy rằng, cơ sở của nghĩa vụ trước tiên chính là sự thỏa thuận giữa 2 bên, hay nói cách khác là căn cứ vào hợp đồng được giao kết giữa bên bán và bên mua.
Trong trường hợp, không xác định được theo hợp đồng thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật. mà cụ thể nó được quy định tại Điều 39 Luật thương mại năm 2005 và Điều 430 “Bộ luật dân sự năm 2015”.
Theo Điều 39
Thứ nhất, không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các loại hàng hóa cùng chủng loại. Điều đó có nghĩa là hàng hóa mà bên bán giao cho bên mua mà bên mua không thể sử dụng được do hàng hóa đó không phù hợp với yêu câu và mục đích sử dụng của bên mua.
Thứ hai, không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng
Thứ ba, không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hóa mà bên bán đã giao cho bên mua. Điều đó có nghĩa là khi bên bán cho bên mua xem mẫu hàng hóa là một loại nhưng khi giao hàng lại giao một lọa khác có chất lượng kém hơn hàng hóa mà bên mua xem trên mẫu. Chẳng hạn, bên bán đưa cho bên mua xem mẫu gạch xây dựng loại A và bên mua đồng ý mua loại gạch đó. Tuy nhiên khi giao hàng thì bên bán lại giao cho bên mua loại gạch xây dựng B không đáp ững được những yêu cầu về chất lượng do bên mua yêu cầu.
Thứ tư, không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hóa đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường. Như chúng ta biết thì mỗi loại hàng hóa lại có cách thức đóng gói, bảo quan riêng. Do đó mà không thể áp dụng cách thức bản quản, đóng gói của loại hàng hóa này cho loại hàng hóa khác. Vì như vậy sẽ không đảm bảo chất lượng của hàng hóa. Chẳng hạn chúng ta không thể đóng gói cá đông lạnh bằng cách cho vào bao tải như khoai tây được. Vì cá phải được đóng gói trong thùng ướp lạnh mới đảm bảo được chất lượng.
Ngoài ra tại Điều 430 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về chất lượng của vật mua bán như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trong trường hợp chất lượng của vật đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì chất lượng của vật được xác định theo các tiêu chuẩn đã công bố hoặc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Một số loại hàng hóa do đặc thù mà đã được cơ quan nhà nước quy định một chất lượng cụ thể. Do đó mà phải đáp ứng các điều kiện đó về chất lượng. Khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định về chất lượng thì chất lượng thì chất lượng của vật mua bán được xác định theo mục đích sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại. Chất lượng trung bình được hiểu là chất lượng của hàng hóa trên thị trường.
Theo khoản 2 Điều 39 Luật thương mại năm 2005 thì trường hợp hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng, “bên mua có quyền từ chối nhận hàng hóa”. Từ đó mà phát sinh trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng. Điều 40 Luật thương mại năm 2005 quy định:
“Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng”.
Nếu hợp đồng không xác định thời điểm giao hàng cụ thể mà bên bán giao hàng trước khi hết thời hạn giao hàng và giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì bên bán vẫn có thế thay thế hàng hóa cho phù hợp với hợp đồng hoặc khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa trong thời hạn còn lại.
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA: