Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn Mẫu giáo án minh họa môn Lịch sử - Địa lý mô đun 2 Tiểu học để giúp các bạn có nhận thức đúng đắn về vai trò của hai môn học này trong chương trình học.
Mục lục bài viết
1. Mục tiêu của bài học:
– Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc qua nghiên cứu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ học.
– Sử dụng kiến thức lịch sử và một số truyền thuyết lịch sử (Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, truyền thuyết nỏ thần…) để miêu tả đời sống kinh tế và cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.
1.1. Năng lực:
* Năng lực Sử – Địa:
– Kiến thức khoa học Lịch sử, địa lí.
– Tìm hiểu lịch sử địa lý.
* Năng lực chung:
– Tự chủ, tự học.
– Giao tiếp và hợp tác.
-Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
1.2. Phẩm chất:
– Yêu nước: Yêu lịch sử, truyền thống của đất nước mình.
– Chăm chỉ: Biết tìm hiểu về lịch sử nước Văn Lang, Âu Lạc.
2. Thiết bị dạy học và học liệu:
2.1. Giáo viên:
– Ảnh tư liệu khảo cổ học.
– Một số câu chuyện truyền thuyết lịch sử.
– Phiếu học tập.
– Giấy roki, giấy A4, bút.
2.2. Học sinh:
Đem theo sách vở, ghi chép
3. Các hoạt động trong tiết học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||
1. Khởi động. – Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú, tò mò khám phá tri thức mới. – Cách tiến hành: Đặt câu hỏi: Hãy nêu những tên gọi của nước ta qua các thời kì? – GV bắt đầu gợi mở những nhiệm vụ của bài học mà học sinh phải tìm hiểu và dẫn dắt HS vào bài mới. 2. Hình thành kiến thức mới. * Hoạt động 1: Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc. – Mục tiêu: Trình bày được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc. – Nội dung: Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc. – Sản phẩm: Học sinh nắm được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc. – Cách thức thực hiện: Sử dụng tài liệu, Trực quan, Nhóm, Thuyết trình, Kĩ thuật khăn trải bàn. – GV cho HS đọc các thông tin trong SGK và đưa các câu hỏi: + Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời vào thời gian nào?
+ Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời ở khu vực nào trên đất nước ta? – GV chốt lại kết quả và cho HS xem lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, cùng với các bằng chứng khảo cổ học. * Hoạt động 2: Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Mục tiêu: Mô tả được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Nội dung: Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Sản phẩm: Học sinh nắm được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Cách thức thực hiện: PP trực quan, Nhóm, Thuyết trình, Kể chuyện lịch sử. – GV cho HS đọc thông tin trong SGK và tìm các câu chuyện truyền thuyết lịch sử liên quan đến thời kì Văn Lang, Âu Lạc. – GV kể mẫu một câu chuyện cho HS nghe. – Gọi 1 số HS kể những câu chuyện em biết. – GV yêu cầu HS mô tả một số đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nhà nước Văn Lang, Âu Lạc. – Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trước lớp. – GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức, kĩ năng. 3. Luyện tập: * Hoạt động 3: Hoàn thành các câu hỏi và bài tập. – Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học trong bài. – Cách tiến hành: – GV phát phiếu bài tập. – GV theo dõi và giúp đỡ HS làm bài.
– GV nhận xét và chốt lại kết quả. 4. Vận dụng: * Hoạt động 4: Xây dựng, cam kết bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương. * Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức đã học vào việc bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương. * Cách tiến hành: – GV liên hệ và giáo dục HS ý thức bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương. – Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm xây dựng cam kết bảo vệ các di tích lịch sử ở địa phương.
– GV chốt lại những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ di tích lịch sử ở địa phương. – GV nhận xét tiết học. |
– HS làm việc theo cặp đôi và trả lời câu hỏi. Văn Lang, Âu Lạc, Đại Cồ Việt, Đại Ngu, Vạn Xuân …
– HS thảo luận nhóm 4 và trả lời câu hỏi theo kĩ thuật Khăn trải bàn. + Nước Văn Lang ra đời vào khoảng năm 700 năm TCN. Nước Âu Lạc ra đời vào cuối thế kỉ III TCN. + Nước Văn Lang, Âu Lạc ra đời ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả. – HS lắng nghe và quan sát.
– HS suy nghĩ và nêu: Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần…
– Lắng nghe.
– HS kể.
– HS làm việc nhóm và trình bày theo kĩ thuật mảnh ghép.
– Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
– HS làm cá nhân vào phiếu. Câu 1. Khoanh tròn vào chữ trước câu trả lời đúng. Trong thời kì vua Hùng, Lạc dân làm nghề gì chính? A. Làm nông, dệt lụa, trồng cây. B. Trồng lúa, khoai, cây ăn quả, rau và dưa hấu. C. Khai thác khoáng sản, dệt lụa, đúc đồng. D. Đánh cá, trồng rau, nuôi tằm, trồng rừng. Câu 2: Điền từ thích hợp trong ngoặc đơn vào chỗ chấm để hoàn chỉnh đoạn sau: (Âu Lạc, Văn Lang, năm 700 TCN, thế kỉ III TCN). Khoảng … , nhà nước đầu tiên của nước ta đã ra đời. Tên nước là … . Cuối …, nước … tiếp nối nước Văn Lang.
– HS lắng nghe.
– HS hoàn thành mẫu cam kết và thuyết trình trước lớp. BẢN CAM KẾT BẢO VỆ DI TÍCH LỊCH SỬ Ở ĐỊA PHƯƠNG Nhóm: ……………………. Lớp:………… |
4. Cấu trúc chương trình của lịch sử, địa lý:
4.1. Cấu trúc chương trình:
So với chương trình hiện hành, chương trình mới có cấu trúc đổi mới khá cơ bản, đi từ diện đến điểm. Môn Lịch sử chỉ lựa chọn những sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của vùng, đất nước, khu vực, một số giai đoạn lịch sử, không tuân thủ chặt chẽ trình tự thời gian. Địa lý, chỉ chọn một số kiến thức địa lý tiêu biểu, đặc trưng cho từng vùng, quốc gia, khu vực. Việc lựa chọn tri thức ở các vùng, quốc gia, khu vực không chỉ căn cứ vào đặc điểm tự nhiên mà còn căn cứ vào vai trò lịch sử của vùng đất đó.
4.2. Nội dung chương trình:
Chương trình được thiết kế theo phạm vi mở rộng dần về không gian địa lý và không gian xã hội, môn Lịch sử và Địa lý góp phần hình thành các phẩm chất tốt đẹp (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm). Mục tiêu của môn học là cung cấp cho học sinh các năng lực chung (học tập tự chủ và tự định hướng, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo) và chuyên môn lịch sử và địa lý (khả năng tìm hiểu tự nhiên và xã hội); khả năng quan sát tìm tòi, phát hiện về môi trường tự nhiên và xã hội; khả năng vận dụng kiến thức lịch sử, địa lý vào thực tiễn) để học sinh học tập các môn học khác cũng như học tập suốt đời.
Nội dung dạy học không chia thành hai môn Lịch sử và Địa lý. Kiến thức lịch sử và địa lý được tích hợp trong các chủ đề địa phương, khu vực, quốc gia và thế giới theo sự mở rộng không gian địa lý và xã hội (bắt đầu từ địa phương, khu vực, đến quốc gia và thế giới). Ngoài ra, chương trình còn kết nối với các kiến thức, kỹ năng của các môn học và hoạt động giáo dục khác như: Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm,… tạo nên những tác động tích cực. Kết hợp kiến thức và kỹ năng của nhiều môn học khác nhau để giải quyết các bài học phù hợp với lứa tuổi và các vấn đề thực tế trong cuộc sống.
4.3. Phương pháp dạy học:
Chú trọng đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử, Địa lí theo hướng tiếp cận năng lực. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh tự tìm hiểu, khám phá, không tiếp thu một cách thụ động kiến thức đã sắp xếp. Chú trọng rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, tài liệu học tập, kỹ năng suy luận tìm tòi, phát hiện tri thức mới. Tăng cường kết hợp tự học với học tập, thảo luận nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập, coi trọng dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội. Khuyến khích học sinh trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm kiếm, thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo điều kiện cho học sinh thực hành, tương tác với học sinh. Chú trọng đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức, phương pháp dạy học lịch sử, địa lý.
– Đối với môn Lịch sử, phương pháp dạy học chú trọng kể chuyện, tường thuật lịch sử, giáo viên giúp học sinh làm quen với lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc, lịch sử khu vực và thế giới thông qua các câu chuyện kể lịch sử; tạo cơ sở cho học sinh bước đầu hiểu khái niệm thời gian, không gian, đọc hiểu các nguồn sử liệu đơn giản về các sự kiện, nhân vật lịch sử.
– Đối với môn Địa lý, dạy học gắn với khai thác kiến thức từ sơ đồ/đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, hình ảnh, số liệu; chú trọng dạy học khám phá, quan sát thực địa; tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thông qua thảo luận, đóng vai, dự án… nhằm khơi dậy, nuôi dưỡng tính tò mò, ham học hỏi của học sinh. đời sống tự nhiên và xã hội, từ đó hình thành năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức địa lý vào thực tiễn.