Mẫu giáo án minh họa môn Khoa học mô đun 2 Tiểu học

Mẫu giáo án minh họa môn Khoa học mô đun 2 Tiểu học về Vai trò của môi trường tự nhiên với con người bao gồm các nội dung: Mục tiêu bài học? Thiết bị và phương tiện dạy học? Phương pháp, kỹ thuật dạy học? Tiến trình dạy học? Củng cố, dặn dò? Phụ lục?

1. Mục tiêu bài học:

1.1. Năng lực:

Năng lực Khoa học tự nhiên: 

Năng lực Khoa học tự nhiên

Ký hiệu

Nêu được các vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống của con người và động vật

KH1

Trình bày được mối quan hệ ảnh hưởng qua lại giữa con người và môi trường. 

KH2

Giải thích được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và đề xuất các giải pháp để bảo vệ môi trường.

KH3

Năng lực chung:

- Tự chủ, tự học: Học sinh biết cách tự quan sát, tự tìm hiểu tranh ảnh trong Sách giáo khoa (SGK) để nhận biết được vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người; học sinh phải biết tự quan sát từ cuộc sống xung quanh. 

- Giao tiếp, hợp tác: Hợp tác khi làm việc nhóm, chia sẻ thông tin thu được từ những thông tin quan sát.

- GQVĐ: Biết nêu một số biện pháp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường xung quanh, nêu được vai trò và hành động của con người tới môi trường. 

1.2. Phẩm chất:

- Tình yêu nước: Hình thành phát triển ở học sinh tình yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng khoa học, hứng thú tìm tòi thế giới tự nhiên và yêu thương vạn vật xung quanh mình.

- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập và hoạt động bảo vệ môi trường.

- Trách nhiệm: Ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; tinh thần trách nhiệm với môi trường sống, và ý thức giữ gìn môi trường tự nhiên. 

2. Thiết bị và phương tiện dạy học:

- Giáo viên: Phiếu bài tập 1, 2;  Bảng nhóm đã kẻ sẵn, tranh ảnh

- Học sinh: Chuẩn bị theo nhóm: Phiếu học tập và tranh ảnh liên quan về môi trường, thiên nhiên và các hành động bảo vệ môi trường xung quanh em.

3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học:

- PPDH: Trò chơi, thảo luận nhóm, quan sát

- KTDH: Chia nhóm, hoạt động trí óc.

4. Tiến trình dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Khởi động: (5p)

* Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập để học sinh kết nối vào nội dung bài học một cách nhanh chóng, thoải mái.

* PP: Trò chơi

* Sản phẩm: HS biết môi trường tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người

* Cách tiến hành: Tổ chức trò chơi “Ô cửa bí mật” và ghép hình.

- GV treo tranh cho hs quan sát và trả lời câu hỏi:

+ Hình nào cho biết môi trường là không gian để con người sinh sống: ( từ 3 – 5 hình)

- Sau đó yêu cầu học sinh trong vòng 10 giây quan sát nhanh các hình ảnh có trên bảng, hết thời gian GV mời học sinh chia sẻ những điều mình đã quan sát được.

- GV yêu cầu HS nêu nội dung từng bức tranh, nhận xét

- HS tham gia trò chơi, quan sát các bức tranh



- HS chia sẻ và đóng góp vào nội dung bài

 

- GV liên hệ vào bài.

 

2. Khám phá: (12’)

Hoạt động 1: Quan sát:

* Mục tiêu:

- Giúp học sinh biết nêu ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến to lớn đến đời sống con người.

- Trình bày tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường: tốt hay xấu?

* PP: quan sát

* Hình thức: Nhóm nhỏ (3-4 bạn)

* Sản phẩm: Hoàn thành phiếu Bài tập 1 (phụ lục 1)

* Cách tiến hành:

- Bước 1: GV yêu cầu HS quan sát để nêu ý kiền về môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì?



- Bước 3: GV nhận xét, kết luận: Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người:

+ Thức ăn, nước uống, khí thở, nơi ở, nơi làm việc, nơi vui chơi giải trí, môi trường vật chất xung quanh cho con người tồn tại, vui chơi và thực hiện các hoạt động sống khác.

+ Các nguyên liệu và nhiên liệu (quặng kim loại, dầu mỏ, than đá...) và tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá trình sản xuất, giúp đời sống con người được nâng cao hơn.

+ Môi trường là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt trong quá trình sản xuất và trong hoạt động khác của con người.

- Bước 2: HS quan sát phiếu Bài tập số 1: quan sát hình minh hoạ và vốn hiểu biết, kiến thức của mình trao đổi 

- Viết vào phiếu nội dung: trả lời câu hỏi “môi trường tự nhiên đã cung cấp cho con người những gì và nhận từ con người những gì”

- Đại diện nhóm chia sẻ trước lớp, các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có)



Hoạt dộng 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” 

* Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh những kiến thức về vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống của con người đã học ở hoạt động trên.

* PP: Trò chơi động não

* Hình thức: Nhóm nhỏ (3-4 bạn)

* Sản phẩm: Quá trình thảo luận nhóm, học sinh hoàn thành phiếu bài tập và kết luận kết quả theo nhóm

* Cách tiến hành: 

- Thảo luận nhóm: 

Bước 1: Xác định mục đích

- GV phổ biến nhiệm vụ đến lớp: các nhóm cùng nhau thảo luận và liệt kê vào giấy những gì môi trường cung cấp hoặc nhận từ các hoạt động sống và sản xuất của con người.

Bước 2: Vạch kế hoạch thảo luận: 

- GV hướng dẫn

- Nêu yêu cầu HS viết lên những lợi ích môi trường cho con người và những yêu cầu từ môi trường với con người, cụ thể so với phần kết luận trên.

- Hết thời gian chơi, GV tuyên dương nhóm nào viết được nhiều đúng và cụ thể theo yêu cầu của bài.

- GV: Hướng dẫn HS chia sẻ

* GV kết luận:

- Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người thức ăn, nước uống, khí thở,...

+ Môi trường tự nhiên cung cấp cho con người nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản có giá trị phục vụ trong quá trình sản xuất và đời sống

+ Môi trường còn là nơi tiếp nhận những chất thải trong sinh hoạt, trong quá trính sản xuất và trong các hoạt động khác của con người.

 

- HS nghe phổ biến thí nghiệm và dự đoán kết quả 

Bước 3: HS thảo luận:

- HS thực hành quan sát theo nhóm, ghi lại kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận

- HS đưa ra nhận xét hoặc ý kiến cá nhân.




Bước 4: Phân tích kết quả để rút ra kết luận và đưa ra thông báo kết quả.

+ các nhóm nhỏ chia sẻ cách làm thí nghiệm và kết quả thí nghiệm với các nhóm khác và rút ra kết luận.

3. Luyện tập thực hành (10p)

*Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, có các giải pháp để bảo vệ môi trường.

* PP: Kĩ thuật mảnh ghép

* Sản phẩm: Kết quả làm việc cá nhân.

* Cách tiến hành: 

- GV: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

- GV nêu cách làm: GV cho HS viết vào phiếu cá nhân bằng việc câu trả lời: Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại.

- GV: Tổ chức cho nhóm chuyên gia làm việc

- GV tổ chức thực hiện mảnh ghép báo cáo.

- GV tổ chức cho ban học tập điều hành các nhóm chia sẻ, đánh giá kết quả.

- GV: tuyên dương.  

 

- HS lắng nghe



- HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả trước nhóm.

- Ban học tập: Điều hành việc chia sẻ kiến thức, đánh giá kết quả, tuyên dương những bạn đã tham gia tích cực vào xây dựng ý kiến. 

4. Vận dụng (7p)

*Mục tiêu: Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường và vận động, tuyên truyền mọi người sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

PP: PP đàm thoại, chia sẻ

*Hình thức: nhóm.

* Sản phẩm: Học sinh biết vận động mọi người xung quanh mình bảo vệ môi trường.

* Cách tiến hành: 

- GV: Yêu cầu HS nêu những câu hỏi liên quan đến môi trường và bạn trả lời

- GV: Tổ chức HS chia sẻ kết quả

* Kết luận: Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm,… nếu con người không biết bảo vệ giữ gìn .

+ Chúng ta cần có những biện pháp xử lý chất thải trước khi đổ xả ra môi trường xung quanh.

+ Cần có ý thức giữ gìn vệ sinh, không vứt rác bừa bãi.

- HS thảo luận, hoàn thành phiếu.

 

- Đại diện các nhóm chia sẻ kết quả 

5. Củng cố và dặn dò: 

- GV dặn dò HS về nhà tìm hiểu một số biện pháp bảo vệ môi trường

- Chuẩn bị bài học tiết sau.

6. Phụ lục:

6.1. Hoạt động kiểm tra, đánh giá: 

Hoạt động

Căn cứ đánh giá

Khám phá

Kiểm tra sản phẩm trên phiểu bài tập, các nhóm học sinh kiểm tra lẫn nhau

Trò chơi

Hoàn thành phiếu bài tập và kết luận kết quả theo nhóm

Thực hành

Học sinh kiểm tra lẫn nhau, GV nhận xét học sinh

Vận dụng

Học sinh nhận xét, GVnhận xét, kết luận 

 

Phụ lục 1. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:

GV tự chuẩn bị một vài bức hình có liên quan đến nội dung bài học hoặc có thể tham khảo bức tranh sau: 

 

Phụ lục 2: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:

Nhóm:………………………………………….

 

Quan sát tranh, kết hợp vốn hiểu biết của mình hoàn thành phiếu

Môi trường cho

Môi trường nhận




 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn Cần Biết
    5 / 5 ( 1 bình chọn )