Thực tế, cây trồng trên đường nhưng che khuất tầm nhìn sẽ gây khó khăn cho các phương tiện qua lại, thậm chí là có thể dẫn đến nhiều vụ tai nạn thương tâm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy, trồng cây trên đường bộ che khuất tầm nhìn có bị xử phạt hay không?
Mục lục bài viết
1. Trồng cây trên đường bộ che khuất tầm nhìn có bị xử phạt?
Hiện nay, nhiều người có hành vi trồng cây trên đường bộ, dẫn đến hiện tượng che khuất tầm nhìn của các phương tiện trong quá trình lưu thông, gây ra nhiều hậu quả không đáng có thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng của con người trong quá trình lưu thông trên đường bộ. Hành vi trồng cây trên đường bộ che khuất tầm nhìn rất nguy hiểm. Pháp luật hiện nay cũng có những quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi trồng cây trên đường bộ che tầm nhìn. Căn cứ theo quy định tại Điều 12 của
Thứ nhất, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật sau đây:
– Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ trên phạm vi được xác định là lòng lề đường đô thị, bán hàng trên vỉa hè của các tuyến phố có quy định về việc cấm buôn bán hàng hóa;
– Phơi thóc hoặc phơi lúa, phơi rơm rạ hoặc với các loại nông lâm thủy hải sản trên đường bộ, có hành vi đặt máy tuốt lúa trên các khu vực đường bộ cản trở các phương tiện đi lại.
Thứ hai, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức khi thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Sử dụng hoặc khai thác tạm thời trên đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ vào các mục đích canh tác nông nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông của các phương tiện lưu thông trên đường bộ;
– Có hành vi trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của những đối tượng điều khiển phương tiện giao thông lưu thông trên đường bộ;
– Chiếm dụng dải phân cách giữa đường để làm nơi bày bán hàng hóa, làm nơi để các vật liệu xây dựng trái quy định của pháp luật;
– Tiến hành các hoạt động họp chợ hoặc mua bán hàng hóa trong phạm vi đất thuộc khu vực đường bộ ở các đoạn đường ngoài đô thị trái quy định của pháp luật;
– Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định và chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường.
Thứ ba, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Sử dụng đường bộ trái quy định của pháp luật để tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và diễu hành lễ hội;
– Dựng cổng chào hoặc dựng các vật che chắn khác trái quy định của pháp luật trong phạm vi đất dành cho đường bộ với ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự và an toàn giao thông đường bộ;
– Treo băng rôn hoặc treo biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho quá trình lưu thông đường bộ của các phương tiện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
– Đặt hoặc treo biển báo hiệu hoặc treo biển quảng cáo trên phần đất lưu thông đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị trái quy định của pháp luật;
– Có hành vi chiếm dải phân cách giữa các đoạn đường đôi để làm nơi để xe hoặc trông giữ xe trái quy định của pháp luật;
– Sử dụng trái phép đất ở các khu vực đường bộ thuộc ngoài đô thị để làm nơi sửa chữa các phương tiện và máy móc trang thiết bị, làm nơi rửa xe hoặc bơm xe gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Thứ tư, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là tổ chức thực hiện các hành vi đổ rác thải ra các khu vực lưu thông trên đường bộ không đúng quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, hành vi trồng cây trên đường bộ làm che khuất tầm nhìn của các phương tiện khác trong quá trình lưu thông trên đường bộ là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về sử dụng và khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Hành vi này sẽ bị phạt tiền với mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, hoặc từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức theo như phân tích nêu trên.
2. Có được phép trồng cây trên đường bộ không?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về các hành vi được sử dụng và được thực hiện trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 thì có thể nói, phạm vi đất dành cho đường bộ sẽ bao gồm đất của đường bộ và đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. Hành lang an toàn giao thông đường bộ theo quy định của Luật giao thông đường bộ năm 2019 được xác định là các dải đất kéo dọc theo hai bên của đường bộ tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên được sử dụng vào mục đích đảm bảo an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về việc cho phép người dân được tạm thời sử dụng phạm vi đất dành cho đường bộ vào mục đích nông nghiệp tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể về vấn đề này như sau: Đất hành lang an toàn giao thông đường bộ sẽ được quyền sử dụng tạm thời vào mục đích nông nghiệp và quảng cáo tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và không được làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ, trong quá trình sử dụng phần đất thuộc phạm vi hành lang an toàn đường bộ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, nếu tiến hành các hoạt động trồng cây lương thực hoặc hoa màu và các loại cây ăn quả khác thì chiều cao của các loại cây đó sẽ không được cao quá 0,9m so với mặt đường ở đoạn lên đường trong các khu vực đường cong hoặc nơi giao nhau của đường bộ hoặc nơi cách nhau với đường sắt, quá trình trồng cây không được che khuất tầm nhìn để làm ảnh hưởng đến các phương tiện xung quanh, và đối với đào đường thì cần phải trồng cách mép ngoài của đường bộ ít nhất là 6m.
Như vậy có thể nói, người dân sẽ được sử dụng phần đất dành cho đường bộ để trồng các loại cây trong đó có cây lương thực và cây ăn quả tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình và an toàn giao thông đường bộ. Các loại cây trồng trong trường hợp này sẽ không được cao quá 9m so với mặt đường và không được che khuất tầm nhìn của các phương tiện qua lại. Quá trình trồng cây trên đường bộ thì cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về mức độ an toàn.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trồng cây trên đường bộ che khuất tầm nhìn:
Hành vi trồng cây trên đường bộ che khuất tầm nhìn của các phương tiện khác ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính theo như phân tích nêu trên thì có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Căn cứ theo khoản 10 Điều 12 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (sau được sửa đổi tại Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng), cụ thể như sau:
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
– Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
– Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 5, điểm đ khoản 6, điểm b khoản 8, khoản 9 Điều 12 của Nghị định số 100/2019/NĐ-CP buộc phải tháo dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép) và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Theo đó thì có thể nói, người dân có hành vi trồng cây trên đường bộ che khuất tầm nhìn sẽ phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó là di roi cây trồng đó ra khỏi các khu vực đường bộ và khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với phần đất trong phạm vi dành cho đường bộ trong trường hợp trồng cây làm che khuất tầm nhìn của những người điều khiển phương tiện giao thông khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2019;
– Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định số 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.