Vòng đàm phán Doha là vòng đàm phán khá toàn diện, bao gồm nhiều nội dung như mở cửa thị trường hàng công nghiệp, nông nghiệp...Vậy vòng đàm phán Doha là gì? Các tác động đến Việt Nam?
Mục lục bài viết
1. Vòng đàm phán Doha là gì?
Doha là tên thành phố của Qatar, nơi tổ chức vòng đàm phán của WTO vào năm 1999. Nội dung chính của vòng Doha chính là bàn biện pháp giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng nông sản, phi nông sản, dịch vụ nhằm mục đích để thúc đẩy thương mại hóa toàn cầu.
Đối với các nước đang phát triển, đây là một vòng đàm phán rất có ý nghĩa, vì nếu như Doha kết thúc thì hàng hóa của những nước đang phát triển, chủ yếu là hàng nông sản, sẽ có cơ hội được thâm nhập thị trường các nước phát triển do hàng rào thuế quan sẽ được giảm rất lớn.
Trong quá trình đàm phán tại Vòng Doha, các nội dung chủ yếu liên quan đến môi trường là:
– Mối quan hệ giữa các Hiệp định thương mại đa phương và những Hiệp định đa phương về môi trường;
– Những biện pháp môi trường trong mở cửa thị trường;
– Vấn đề tự do hóa những hàng hóa và dịch vụ thân thiện môi trường;
– Các vấn đề môi trường liên quan đến Hiệp định TRIPs;
– Các vấn đề trợ cấp môi trường và các vấn đề khác.
2. Các tác động của vòng đàm phán Doha đến Việt Nam?:
2.1. Tác động của vòng đàm phán Doha:
Có thể nói Việt Nam là một trong các Thành viên WTO thực thi nghiêm túc những cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và những cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá, thị trường dịch vụ môi trường nói riêng. Những cam kết của Việt Nam về các vấn đề môi trường liên quan đến thương mại chủ yếu là tập trung vào các hàng rào phi thuế quan, cụ thể là những biện pháp thương mại như cấm, hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu vì các lý do bảo vệ môi trường, sức khoẻ của con người, những động thực vật như Hiệp định là Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBTs), Hiệp định về những biện pháp vệ sinh kiểm dịch (SPS) và một số biện pháp hạn chế thương mại như trợ cấp, hỗ trợ trong nước…
Cho đến nay về cơ bản, hệ thống chính sách thương mại của Việt Nam đã phù hợp với những quy định của WTO. Việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế có liên quan đến môi trường của Việt Nam là phù hợp với những quy định của quốc tế theo hướng không tạo ra các rào cản đối với thương mại, đối với dịch vụ và đầu tư. Những biện pháp chính sách môi trường cấm hạn chế thương mại và đầu tư có ảnh hưởng xấu đến môi trường đều dựa trên cơ sở khoa học, là các biện pháp mà WTO cho phép áp dụng để bảo vệ môi trường, chống cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ sức khoẻ con người và các động thực vật. Các biện pháp môi trường khuyến khích những hoạt động thương mại và đầu tư không tạo ra sự phân biệt đối xử.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với Việt Nam đó chính là cần phải có chính sách hội nhập như thế nào để đối phó với các rào cản môi trường đối với những hàng hoá xuất khẩu và tận dụng những hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao về khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế?
Để làm được điều này thì cần thiết phải nghiên cứu các tác động của hệ thống các cam kết môi trường trong Vòng đàm phán Doha đối với những vấn đề thương mại và môi trường của Việt Nam, xác định các khó khăn và thuận lợi khi Việt Nam phải thực hiện những cam kết nói trên nếu như vòng đàm phán Doha thành công. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tham gia đàm phán, hội nhập kinh tế, cũng như là việc thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế liên quan đến thương mại và môi trường.
Nếu không chủ động nghiên cứu và tích cực tham gia, theo dõi các diễn tiến của WTO nói chung và Vòng đàm phán Doha nói riêng thì Việt Nam rất có thể gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu những loại hàng hoá như thủy sản, nông sản, sản phẩm gỗ, dệt may, da giày. Thêm vào đó, một số các quy định môi trường có thể được áp dụng trong thương mại như là vấn đề Biến đổi khí hậu, Quản lý hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, An toàn sinh học… cũng có thể gây ra trở ngại đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Trong Hiệp định TPP, những vấn đề như trợ cấp cho ngành thuỷ sản, khai thác thủy sản bất hợp pháp, khai thác rừng trái phép, buôn bán những động vật hoang dã… chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến thương mại của Việt Nam.
Một trong các nội dung liên quan đến môi trường được tranh luận nhiều ở trong các vòng đàm phán đó là xây dựng cơ chế để hài hòa những quy định môi trường trong các Hiệp định môi trường đa phương và Hiệp định thương mại đa phương. Những nước phát triển muốn đạt được ngày càng nhiều các vấn đề môi trường trong thương mại phù hợp với những quy định trong các hiệp định môi trường đa phương. Cụ thể là họ muốn đưa những chương trình môi trường mang tính tự nguyện sẽ phải được áp dụng mang tính pháp lý nếu như chúng được đàm phán thông qua ở trong khuôn khổ WTO. Các vấn đề đó là áp dụng chương trình dán nhãn sinh thái bắt buộc, áp dụng các tiêu chuẩn quy trình đối với một số các sản phẩm có ảnh hưởng đến môi trường, áp dụng quy định đánh giá tác động môi trường, áp dụng những biện pháp thương mại để bảo vệ các nguồn tài nguyên môi trường ngoài lãnh thổ (như là Đạo luật về bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng ở Hoa Kỳ), cơ chế thực hiện những biện pháp buôn bán riêng rẽ với các nước không phải là thành viên của những hiệp định môi trường đa phương.
Cho đến thời điểm này những vấn đề nêu trên đã được đưa ra xem xét tại một số Hội nghị Bộ trưởng WTO thuộc Vòng đàm phán Doha nhưng đến nay vẫn chưa đạt được sự thống nhất. Nếu như những vấn đề nêu trên được thông qua khi Vòng đàm phán Doha kết thúc thì Việt Nam có thể tác động đến khả năng tiếp cận thị trường của những nước đang phát triển ở một số sản phẩm mà các nước này có lợi thế.
2.2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam:
Nếu giả thiết rằng Vòng đàm phán Doha kết thúc và những thành viên WTO thống nhất được một Hiệp định môi trường đa phương trong khuôn khổ WTO thì cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, bao gồm:
Về cơ hội:
– Với mục đích thuận lợi hóa hơn nữa cho lĩnh vực dịch vụ môi trường, Vòng đàm phán Doha sẽ tạo ra các điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ môi trường từ những nước phát triển sang các quốc gia kém phát triển hơn, do đó nâng cao về năng lực môi trường của các nước đang và kém phát triển. Việt Nam sẽ có cơ hội để được hiện đại hóa ngành dịch vụ môi trường, học hỏi các kinh nghiệm quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
– Việc thống nhất được một Hiệp định môi trường đa phương trong khuôn khổ WTO sẽ tạo ra áp lực để Việt Nam có ý thức nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường ở mức độ cao hơn.
– Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ từ những nước phát triển với tư cách là nước đang phát triển trong những chương trình hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực trong lĩnh vực thương mại và môi trường.
– Với việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường, Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng trong xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam sẽ có uy tín tại các thị trường có tiêu chuẩn môi trường khắt khe.
– Hạn chế được các tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường do việc đạt sự thống nhất đưa những vấn đề môi trường vào xem xét trong các Hiệp định WTO.
Về thách thức:
– Việc đáp ứng những quy định môi trường bắt buộc sẽ hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam.
– Đối phó với tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường do những doanh nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.
– Các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là thủy sản, dệt may, da giày, gỗ, nông sản.