Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • Bài viết
    liên quan
Trang chủ » Kiến thức pháp luật » Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

Kiến thức pháp luật

Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

  • 30/01/202130/01/2021
  • bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
  • Luật sư Nguyễn Văn Dương
    30/01/2021
    Kiến thức pháp luật
    0

    Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương. Đàm phán ĐƯQT là hành vi giao tiếp tự nguyện có chủ ý diễn ra trong bối cảnh không gian và thời gian nhất định.

    Mục lục bài viết

    • 1 I. Khái niệm đàm phán ĐƯQT
    • 2 II. Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương
      • 2.1 1. Sự khác nhau giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương
      • 2.2 2. Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương
    • 3 III. Liên hệ thực tế giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

    I. Khái niệm đàm phán ĐƯQT

    Đàm phán ĐƯQT là hành vi giao tiếp tự nguyện có chủ ý diễn ra trong bối cảnh không gian và thời gian nhất định, được điều chỉnh bởi các quy tắc pháp lý trong đó mỗi bên đàm phán sử dụng ngôn ngữ và các thủ thuật giao tiếp nhằm đạt được mục đích nhất định. Theo đối tượng, đàm phán được chia ra thành hai loại là đàm phán song phương và đàm phán đa phương. 

    II. Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

    1. Sự khác nhau giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

    Sự khác biệt giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương được thể hiện như sau:

    Đàm phán song phương

    Có sự tham gia của hai chủ thể

    Đàm phán trực diện, có sự cọ xát trực tiếp về quan điểm

    Thỏa thuận phải được cả hai bên chấp nhận

    Không mở cho các chủ thể khác tham gia trực tiếp vào đàm phán. Tuy nhiên đôi khi lại cần có sự thừa nhận và bảo đảm quốc tế.

    Đàm phán đa phương

    Có sự tham gia của từ 3 chủ thể trở lên

    Đàm phán thường được thực hiện thông qua diễn đàn

    Xem thêm: Quy trình đàm phán và ký kết hợp đồng trong thương mại

    Các bên tham gia sẽ cố gắng tìm liên minh, tránh bị cô lập một mình đương đầu với các bên còn lại

    Thỏa thuận thông qua bằng bỏ phiếu theo đa số hoặc đồng thuận

    Mở cho các thành viên khác tham gia.

    Nếu hiểu một cách máy móc thì đàm phán song phương là đàm phán chỉ liên quan đến quan hệ và lợi ích của hai chủ thể còn đàm phán đa phương là đàm phán có sự tham gia của nhiều chủ thể. Nhưng trên thực tế, đàm phán song phương có thể gắn với đàm phán đa phương, bởi vì:

    – Trong quan hệ quốc tế, mọi quan hệ song phương đều có tác động khu vực thậm chí quốc tế.

    – Quá trình liên kết khu vực, tính tùy thuộc lẫn nhau, xu thế toàn cầu hóa ngày càng chi phối mạnh mẽ quan hệ quốc tế. Do đó, khó có thể nói đến những vấn đề về an ninh, biên giới, kinh tế thương mại… lại chỉ liên quan đến hai quốc gia mà thôi.

    2. Mối quan hệ giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

    Sự gắn kết giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương thể hiện ở những phía cạnh sau:

    – Trước hết, những vấn đề song phương, ngay khi đang đàm phán trong khuôn khổ song phương, cũng có thể được đưa ra diễn đàn đa phương vì cả hai bên đều cho rằng vấn đề quá phức tạp không thể giải quyết ở cấp độ song phương hoặc hai bên muốn tranh thủ sự quan tâm của cộng đồng quốc tế buộc bên kia nghiêm chỉnh đàm phán để giải quyết vấn đề.

    Xem thêm: Ký kết điều ước quốc tế là gì? Quy trình các bước ký kết điều ước quốc tế?

    – Ngay sau khi đạt được thỏa thuận, kỹ kết văn bản và tăng giá trị quốc tế của thỏa thuận, các bên có thể triệu tập một hội nghị quốc tế, đặc biệt phải có các cường quốc và các nước láng giềng tham gia, mục đích là nhằm có được sự xác nhận quốc tế và thiết lập sự bảo đảm quốc tế đối với các điều khoản được ký kết.

    – Những vấn đề có tính đa phương trên thực tế nhiều khi được giải quyết thông qua các cuộc đàm phán song phương. Chẳng hạn, đối với các cuộc đàm phán trong khuôn khổ một hội nghị quốc tế hoặc tổ chức quốc tế khu vực và toàn cầu, các bên nếu muốn đàm phán thành công và đem lại lợi ích thiết thực nhất đều phải tiến hành gặp gỡ song phương để thăm dò quan điềm đối tác và tìm kiếm những thỏa thuận song phương về những vấn đề quan trọng trước khi đi đến thỏa thuận đa phương.

    moi-quan-he-giua-dam-phan-song-phuong-va-dam-phan-da-phuong

    >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

    Đây là nét đặc trưng trong đàm phán ĐƯQT hiện nay và đồng thời nó cũng chứng tỏ rằng tính chất đa phương của đàm phán ĐƯQT ngày càng nổi lên nhưng cấp độ đàm phán song phương không thể thiếu được, đôi khi có tính chất quyết định đối với đàm phán ĐƯQT đa phương.

    III. Liên hệ thực tế giữa đàm phán song phương và đàm phán đa phương

    Trên thực tế, có rất nhiều cuộc đàm phán từ đàm phán song phương  đã trở thành đàm phán đa phương. Ví dụ như về vấn đề tranh chấp biển Đông.

    Năm 2009, Trung Quốc chính thức công bố bản đồ có đường lưỡi bò, và ngang nhiên xâm phạm vào vùng đặc quyền kinh tế tại Việt Nam sau một khoảng thời gian ngắn. Tranh chấp trên Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011 là một phần trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông, bắt đầu từ vụ tàu Bình Minh 02 bị các tàu tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò diễn ra vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, đánh dấu sự leo thang trong tranh chấp ở Biển Đông, được phía Việt Nam xem là hành động gây hấn, vi phạm chủ quyền thuộc loại nghiêm trọng nhất mà Trung Quốc từng thực hiện tại vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng chính Việt Nam mới là bên đã vi phạm chủ quyền và hoạt động bất hợp pháp trên lãnh hải Trung Quốc.

    Ngày 28 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu nước này “chấm dứt ngay, không tái diễn” những hành động đó, đồng thời đòi bồi thường thiệt hại. Việt Nam cũng cho rằng hành động của Trung Quốc vi phạm Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của tuyền bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên trên Biển Đông, cũng như “nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước”.

    Xem thêm: So sánh giữa Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế

    Đường lưỡi bò không chỉ ảnh hưởng đến chủ quyền của Việt Nam mà nó còn đe dọa chủ quyền các quốc gia ven Biển Đông. Để thực hiện việc áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” lên gần 80% diện tích Biển Đông, từ lâu Trung Quốc đã không ngần ngại sử dụng phương thức ngoại giao cưỡng ép và cả việc dùng vũ lực để cưỡng chiếm các vùng biển đảo của quốc gia khác. Hậu quả là các hành động này không chỉ gây ra tình trạng căng thẳng trong khu vực mà còn trực tiếp đe dọa an ninh hàng hải quốc tế, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của nhiều quốc gia trong khu vực. 

    Dù Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi yêu sách “đường lưỡi bò”, hai nước Việt Nam và Philippines, là những nước gần Trung Quốc nhất, sẽ bị sự bành trướng Trung Quốc đe dọa nhiều nhất. Nếu Trung Quốc không đòi các vùng biển của Việt Nam và Phillippines, thì yêu sách của họ về các vùng biển của Malaysia, Indonesia và Brunei sẽ sụp đổ. Do vậy, cả Việt Nam và Phillippines bất đắc dĩ phải nằm trong tình thế cần phải kiên quyết bảo vệ không gian biển hợp pháp của mình. Không chỉ vấn đề kinh tế bị ảnh hưởng, các nước này còn có lý do để quan ngại an ninh và nền độc lập quốc gia của mình bị đe dọa.

    Trước tình hình đó, Các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc tham gia một cuộc hội đàm không chính thức nhằm giải quyết vấn đề căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông. Căng thẳng ở Biển Đông chính là trọng tâm thảo luận của hội nghị lần này, với việc ngoại trưởng Insonesia tuyên bố ông sẽ tiếp tục nỗ lực để cho ra đời một dự thảo hướng dẫn nhằm giải quyết các tranh chấp trên biển, thường được biết đến với tên tắt là COC.

    Thông cáo chung hôm 10/8/2014 của các ngoại trưởng ASEAN tại hội nghị cuối cùng của mình ở Myanmar đã cho thấy dường như các thành viên ASEAN, dù là bên có tranh chấp hay không, ngày càng trở nên đoàn kết và mạnh mẽ bày tỏ quan điểm của mình trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Động thái gắn kết mới của ASEAN đã nhận được sự ủng hộ của cả nước Chủ tịch Myanmar và nước điều phối Thái Lan.

    Cả Việt Nam và Philippines, những thành viên ASEAN lớn tiếng nhất do có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, cũng giảm bớt những chỉ trích của mình, thay vào đó lựa chọn sức mạnh tập thể và khả năng mặc cả của nhóm khi can dự với Bắc Kinh. Việt Nam đã sử dụng khá hiệu quả ASEAN như là một đê chắn sóng với nước láng giềng phương Bắc. Gần đây, các chuyên gia Việt Nam đang sửa soạn tập hợp các chi tiết cho tuyên bố chủ quyền của mình.

    Trong khi đó, Philippines đã đưa ra tới 4.000 trang tài liệu sau nhiều năm chuẩn bị. Báo Inquirer (Philippines) ngày 18 tháng 10 năm 2014 đưa tin hôm 17 tháng 10, phát biểu tại diễn đàn các phóng viên nước ngoài ở Manila, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III tuyên bố ông rất hài lòng với Ngoại trưởng Albert del Rosario trong công việc xử lý tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Ông xác nhận Philippines đã chấm dứt đàm phán bí mật với Trung Quốc về vấn đề biển Đông và khẳng định đàm phán song phương chỉ là một phần của giải pháp còn đàm phán đa phương mới là cách tiếp cận chính để giải quyết tranh chấp. Ông cho rằng trong ASEAN có bốn nước thành viên có tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc, do vậy đàm phán song phương không thể giải quyết được vấn đề.

    Vậy ta có thể thấy từ những cuộc đàm phán song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đã được nâng tầm lên thành đàm phán đa phương giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

    Kết luận  

    Đàm phán vừa là một môn khoa học vừa là một môn nghệ thuật. Vì vậy, mặc dù có những khái niệm liên quan nhất định nhưng không tồn tại một khuôn mẫu cố định cho quá trình đàm phán. Kỹ năng đàm phán đòi hỏi một quá trình học tập, áp dụng dài lâu, tích luỹ kinh nghiệm trong cuộc sống. Trên đây là ý kiến cá nhân của em cho phấn bài làm của mình. Bài làm của em còn nhiều thiếu sót mong thầy cô thông cảm.

    Bài viết được thực hiện bởi Luật sư Nguyễn Văn Dương
    luat-su-Nguyen-Van-Duong-cong-ty-Luat-TNHH-Duong-Gia

    Chức vụ: Giám đốc điều hành

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 09 năm

    Tổng số bài viết: 9.535 bài viết

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây
    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Đàm phán

    Điều ước quốc tế

    Song phương

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    Bài viết cùng chủ đề

    Một số chiến thuật và nguyên tắc trong đàm phán, thương lượng?

    Khái niệm đàm phán, thương lượng? Một số chiến thuật và nguyên tắc trong đàm phán, thương lượng?

    Thương lượng phân phối là gì? So sánh đàm phán phân phối và đàm phán tích hợp?

    Thương lượng phân phối là gì? So sánh đàm phán phân phối và đàm phán tích hợp?

    BATNA là gì? WATNA là gì? Lợi ích và phương pháp xác định?

    Tìm hiểu về đàm phán? Tìm hiểu về BATNA? Tìm hiểu về WATNA?

    Đề xuất tài chính trong đấu thầu là gì? Đàm phán đề xuất tài chính

    Đề xuất tài chính trong đấu thầu là gì? Đàm phán đề xuất tài chính? Mở hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại? Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề xuất về tài chính - thương mại?

    So sánh giữa Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế

    So sánh giữa Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế? Giống nhau? Khác nhau?

    Độc quyền song phương là gì? Bất lợi của độc quyền song phương

    Độc quyền song phương là gì? Bất lợi của độc quyền song phương?

    Công văn số 1432/TTg-QHQT về việc báo cáo kết quả đàm phán Hiệp định cho Dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1432/TTg-QHQT về việc báo cáo kết quả đàm phán Hiệp định cho Dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Công văn số 237/VPCP-QHQT về việc đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao với Thụy Sỹ do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 237/VPCP-QHQT về việc đàm phán, ký kết Hiệp định miễn thị thực cho người mang hộ chiếu ngoại giao với Thụy Sỹ do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn số 3310/VPCP-QHQT về việc hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương với Chính phủ các nước do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 3310/VPCP-QHQT về việc hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương với Chính phủ các nước do Văn phòng Chính phủ ban hành

    Công văn số 1052/TTg-QHQT về việc báo cáo kết quả đàm phán Dự án “Quỹ đầu tư Phát triển Địa phương” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Nội dung chi tiết, file tải về (download) và hướng dẫn tra cứu chi tiết văn bản: Công văn số 1052/TTg-QHQT về việc báo cáo kết quả đàm phán Dự án “Quỹ đầu tư Phát triển Địa phương” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

    Xem thêm

    Bài viết mới nhất

    Đèn vàng có được vượt không? Mức xử phạt lỗi vượt đèn vàng?

    Đèn vàng có được đi không? Các trường hợp bị xử phạt khi vượt đèn vàng? Các trường hợp được đi tiếp bằng cách rẽ phải nếu gặp đèn đỏ, vàng. Những loại xe được ưu tiên vượt đèn đỏ, vàng.

    Mẫu đơn xin bãi nại vụ án hình sự, giảm nhẹ hình phạt mới nhất năm 2022

    Mẫu đơn xin bãi nại? Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt? Đơn xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự? Có đơn bãi nại có được miễn trách nhiệm hình sự? Đã viết đơn bãi nại có được khởi kiện lại không?

    Quá trình hình thành, phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam

    Quá trình hình thành? Quân đội nhân dân Việt Nam tiếng Anh là gì? Quá trình phát triển? Xây dựng lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam?

    Mẫu bài tham luận về công tác chuyên môn trong đại hội chi bộ

    Các nội dung tham luận về công tác chuyên môn? Tham luận về công tác chuyên môn trong đại hội chi bộ tiếng Anh là gì? Mẫu bài tham luận?

    Mẫu hợp đồng dịch vụ song ngữ, bằng tiếng Anh mới nhất

    Mẫu hợp đồng dịch vụ bằng tiếng anh? Mẫu hợp đồng dịch vụ dịch sang tiếng Anh là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ song ngữ?

    Mẫu sổ kiểm thực và quy trình kiểm thực 3 bước ở mầm non

    Kiểm thực 3 bước là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Mẫu sổ kiểm thực ba bước? Quy trình kiểm thực ba bước ở mầm non như thế nào?

    Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai

    Thông tin về cuộc thi? Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai tiếng Anh là gì? Đáp án của cuộc thi tổ chức năm 2022?

    Tự ái là gì? Dấu hiệu người có tính tự ái và cách khắc phục?

    Tự ái là gì? Tự ái tiếng Anh là gì? Dấu hiệu của người có tính tự ái? Cách khắc phục để vượt qua lòng tự ái?

    Biểu cảm là gì? Đặc điểm và ví dụ? Cách làm bài văn biểu cảm?

    Biểu cảm là gì? Các thuật ngữ tiếng Anh? Đặc điểm của biểu cảm? Ví dụ biểu cảm trong thơ văn? Cách làm bài văn biểu cảm?

    Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á

    Vị trí địa lý? Địa hình? Khí hậu? Sông ngòi, cảnh quan và thổ nhưỡng? Tài nguyên thiên nhiên? Thuận lợi và khó khăn từ tự nhiên mang lại?

    Nội dung và ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật

    Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là gì? Tính quy phạm phổ biến của pháp luật tiếng Anh là gì? Ý nghĩa? Lấy ví dụ?

    Hàng lậu là hàng gì? Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu?

    Hàng lậu là hàng gì? Hàng lậu tiếng Anh là gì? Quy định xử lý đối với hàng hóa nhập lậu? Giải pháp để đấu tranh chống hàng lậu?

    Hồ sơ, trình tự và thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật

    Thay đổi người đại diện theo pháp luật: Hồ sơ, trình tự và thủ tục. Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật.

    Nghị quyết là gì? Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay dưới luật?

    Nghị quyết là gì? Nghị quyết của Quốc hội là văn bản Luật hay dưới luật? Nghị quyết do chủ thể nào ban hành? Hiệu lực của Nghị quyết? Nghị quyết có phải là văn bản pháp luật không?

    Đầu cơ là gì? Những sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?

    Đầu cơ là gì? Nhà đầu cơ là gì? Một số nhà đầu cơ phổ biến trên thị trường? Tác động đầu cơ đến nền kinh tế? Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu cơ? Những sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư? Đầu tư và đầu cơ cái nào tốt hơn?

    Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản

    Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản/ Xử phạt vi phạm hành chính hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản?

    Chính sách đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thủy sản

    Chính sách đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thủy sản? Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động Thủy sản ở nước ta?

    Hoá đơn đỏ là gì? Các điều kiện để được phép xuất hoá đơn đỏ?

    Hóa đơn đỏ là gì? Các điều kiện để được phép xuất hóa đơn đỏ? Muốn xuất hóa đơn đỏ thì cần phải có những điều kiện gì thì hợp pháp? Chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh thì có được xuất hóa đơn không? Những trường hợp phải và không phải xuất hóa đơn đỏ?

    Thẩm quyền của công an xã trong xử phạt về trật tự an toàn xã hội

    Chức năng của Công an xã? Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của công an xã? Thẩm quyền của công an xã trong xử phạt về trật tự an toàn xã hội?

    Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên theo quy định mới nhất

    Kiểm sát viên là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm sát viên? Tiêu chuẩn bổ nhiệm kiểm sát viên theo quy định?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Đà Nẵng:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng TPHCM:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Tin liên quan
    • VĂN PHÒNG HÀ NỘI
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG ĐÀ NẴNG
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG TPHCM
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá