Lối đi chung được xem là diện tích lối đi được sử dụng bởi nhiều hộ gia đình để di chuyển đến những khu vực công cộng. Thực tế các quy định lối đi chung là gì? Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lối đi chung là gì?
Hiện nay, theo quy định của
Thực tế, nguồn gốc của lối đi chung được hình thành từ lối mòn đã được sử dụng lâu năm hoặc do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, đồng thời lối đi chung tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề.
2. Lối đi chung thể hiện trên sổ đỏ thế nào?
Căn cứ Điều 12 Thông tư
– Sơ đồ thửa đất thể hiện các thông tin gồm:
+ Thông tin về hình thể thửa đất, chiều dài các cạnh thửa.
+ Thông tin về số hiệu thửa hoặc tên công trình giáp ranh, chỉ dẫn hướng.
– Trên Sổ đỏ, các thông tin về chỉ giới, mốc giới quy hoạch sử dụng đất, chỉ giới, mốc giới hành lang bảo vệ an toàn công trình trên thửa đất sẽ được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm kèm theo ghi chú loại chỉ giới, mốc giới.
Cụ thể:
+ Thể hiện ranh giới giữa các phần đất bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó: áp dụng với trường hợp thửa đất hợp nhất từ nhiều thửa khác có nguồn gốc, thời hạn sử dụng đất khác nhau hoặc có phần đất sử dụng riêng của một người và phần đất sử dụng chung của nhiều người.
+ Phải thể hiện phạm vi ranh giới phần đất sử dụng chung: áp dụng với trường hợp hợp đất có nhà chung cư mà diện tích đất sử dụng chung của các chủ căn hộ là một phần diện tích của thửa đất.
– Mục sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:
+ Thể hiện thông qua đường nét đứt liên tục trên sơ đồ thửa đất tại vị trí tương ứng với thực địa.
+ Sẽ thể hiện theo ranh giới thửa đất nếu như đường ranh giới nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trùng với ranh giới thửa đất.
Dựa vào quy định trên, có thể thấy lối đi chung trên Sổ đỏ được thể hiện bằng đường nét đứt xen nét chấm, kèm theo ghi chú thích theo mục đích của đường ranh giới đó.
3. Trường hợp tranh chấp về lối đi chung xử lý ra sao?
Thực tế, việc tranh chấp về lối đi chung diễn ra rất phổ biến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt nhất là do việc lấn, chiếm lối đi chung,…
Hành vi lấn chiếm ngõ đi chung là hành vi vi phạm pháp luật. Theo đó, hành vi lấn ngõ đi chung được hiểu là người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mục đích tăng diện tích đất mà không có cơ sở hợp pháp. Ngoài ra, hành vi chiếm lối đi chung là hành vi người sử dụng đất thực hiện một trong các hành vi bao gồm: tự ý sử dụng ngõ đi chung thuộc quyền sử dụng hợp pháp chung của những cá nhân hoặc tổ chức khác mà không được cho phép; tự ý sử dụng lối đi chung không được phép của cơ quan quản lý nhà nước.
Tranh chấp lối đi chung chính là một dạng tranh chấp về đất đai. Theo đó hướng xử lý như sau:
Khi có sự vụ xảy ra, bao giờ cũng sẽ luôn ưu tiên sự hòa giải, thương lượng của đôi bên. Trường hợp nếu như các bên không tự tiến hành hòa giải với nhau thì sẽ phải nhờ đến pháp luật vào cuộc.
Bước 1: Gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có lối đi đang tranh chấp để thực hiện hòa giải:
Buổi hòa giải sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại địa phương. Cuộc họp hòa giải sẽ có sự tham gia của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
Thời gian hòa giải được thực hiện không quá 45 ngày, tính từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Sau khi hòa giải xong sẽ phải lập thành biên bản hòa giải và có đầy đủ chữ ký và xác nhận hòa giải thành hay không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Bước 2: Sau khi hòa giải sẽ có 02 hướng như sau:
Một là, hòa giải thành: các bên sẽ thực hiện theo đúng biên bản hòa giải. Trường hợp sau khi hòa giải thành, nếu có sự thay đổi về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Sau đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Hai là, hòa giải không thành:
Nếu như giữa các bên không hòa giải thành thì bước tiếp theo xử lý như sau:
– Thửa đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100
– Thửa đất không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
+ Nộp đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Và đề xác minh mọi vấn đề khi xảy ra tranh chấp về đất đai nói chung và tranh chấp lối đi nói riêng sẽ dựa trên các căn cứ bao gồm:
– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
– Trường hợp không có Giấy chứng nhận thì sẽ căn cứ vào một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai:
+ Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993.
+ Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất.
+ Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15/10/1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993.
+ Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất như bằng khoán điền thổ; văn tự đoạn mãi bất động sản; bản di chúc; Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp;…
+ Các giấy tờ được xác lập trước ngày 15/10/1993.
+ Ngoài ra, có văn bản xác minh của Ủy ban nhân dân về quá trình, nguồn gốc sử dụng đất để chứng minh hoặc các sự làm chứng, chứng kiến của hàng xóm từ trước đến nay,…
– Trường hợp không có bất kể giấy tờ nào thì căn cứ vào nguồn gốc đất và quá trình sử dụng đất cũng như lối đi; thực tế đất các bên đang sử dụng lối đi như thế nào; sự phù hợp của việc đang sử dụng lối đi đó,…
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật dân sự 2015.
Luật đất đai 2013.
Thông tư số