Đối với tranh chấp liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất thì có tính thời hiệu khởi kiện hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Đối với tranh chấp liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất như: tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp, hợp đồng chuyển đổi, tặng cho quyền sử dụng đất thì có tính thời hiệu khởi kiện hay không? Cách tính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về tranh chấp liên quan đến hợp đồng mà đối tượng là quyền sử dụng đất không được quy định riêng về thời hiệu, do đó phải tuân theo quy định chung về thời hiệu khởi kiện của hợp đồng. Việc quy định về thời hiệu khởi kiện đối với vấn đề này được quy định khác nhau ở mỗi thời kỳ đồng thời cũng có sự khác nhau giữa thời hiệu khởi kiện của hợp đồng có hiệu lực và hợp đồng vô hiệu, cụ thể như sau:
- Nếu hợp đồng có hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện như sau:
1.1, Đối với hợp đồng được xác lập từ 01-7-1991 đến 30-6-1996 là thời gian thi hành Pháp lệnh Hợp đồng Dân sự. Căn cứ Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991:
“- Thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày xảy ra vi phạm hợp đồng. Nếu do trở ngại khách quan mà không khởi kiện được thì thời hạn bị trở ngại khách quan không được tính vào thời hiệu khởi kiện.
– Đối với hợp đồng bị vi phạm trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực mà pháp luật không quy định thời hiệu khởi kiện, thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực.”
1.2, Đối với hợp đồng được xác lập từ khi Pháp lệnh hợp đồng dân sự hết hiệu lực (01-7-1996) đến trước khi Bộ luật Tố tụng Dân sự có hiệu lực (31-12-2004) thì pháp luật không có quy định thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng có hiệu lực nên thời hiệu khởi kiện không bị hạn chế.
1.3, Đối với hợp đồng được xác lập từ thời điểm thi hành Bộ luật Tố tụng Dân sự (01-01-2005) thì thời hiệu khởi kiện đối với hợp đồng có hiệu lực cũng theo quy định về thời hiệu khởi kiện chung tại điểm a khoản 3 Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự:
“Trong trường hợp pháp luật không có quy định khác về thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được quy định như sau: a) Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm”
1.4, Đối với hợp đồng được xác lập từ thời điểm thi hành “Bộ luật dân sự năm 2015” (01-01-2006). Căn cứ Điều 607 “Bộ luật dân sự năm 2015”:
“Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm”.
>>> Luật sư
2. Đối với hợp đồng vô hiệu thì thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố vô hiệu như sau:
2.1, Đối với hợp đồng vô hiệu được xác lập trước thời điểm thi hành Bộ luật Dân sự 1995 ( 1/7/1996) thì không có quy định thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu nên những hợp đồng vô hiệu xác lập trước 01-7-1996 không bị hạn chế về thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu. Cần lưu ý là trước đây có hướng dẫn khác nhưng sau đó đã được Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán
2.2, Đối với hợp đồng vô hiệu xác lập trong thời kỳ thi hành Bộ luật Dân sự 1995 (từ 01-7-1996 đến 31-12-2005): Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
1- Thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Điều 140 (Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện), Điều 141 (Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn) , Điều 142 (Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe doạ) và Điều 143 (Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức được hành vi của mình) của
2- Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 137 (Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội), Điều 138 (Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo) và Điều 139 (Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức) của
2.3, Đối với hợp đồng vô hiệu được xác lập từ khi thi hành “Bộ luật dân sự năm 2015” (01/01/2006).
Căn cứ theo Điều 136 “Bộ luật dân sự năm 2015”:
“- Thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định từ Điều 130 đến điều 134 Bộ luật này (Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; do bị nhầm lẫn; do bị lừa dối, đe dọa; do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; do không tuân thủ quy định về hình thức) là hai năm, kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập.
– Đối với các giao dịch dân sự được quy định tại Điều 128 (Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội) và Điều 129 (Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo) thì thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.”
Đối với các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất nếu có quy định riêng trong Bộ luật dân sự (như Điều 145
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn.
Chuyên viên tư vấn: Đinh Thị Thanh Tâm