Chế định thừa kế là một trong những chế định đặc biệt quan trọng trong pháp luật dân sự nên trong bất kỳ Bộ luật dân sự nào, chế định thừa kế luôn chiếm vị trí trọng tâm. Dưới đây là giải đáp đối với vấn đề: Xác lập sở hữu toàn dân đối với di sản không có người nhận theo quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
- 1 1. Pháp luật về di sản thừa kế:
- 2 2. Quy định pháp luật về xác lập sở hữu toàn dân đối với di sản không có người nhận:
- 3 3. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế:
- 4 4. Thành phần hồ sơ để xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế:
1. Pháp luật về di sản thừa kế:
Thế giới vật chất là thế giới biến đổi không ngừng, cái tồn tại sau là kết quả của sự biến đổi đã xảy ra của giai đoạn trước đó. Con người cũng vậy, nhờ có lao động mà con người biến đổi theo hướng phát triển nhanh chóng và tạo thành một xã hội loài người. Các thế hệ sau ra đời kế thừa những cái vật chất của đời trước để lại. Ngoài kế thừa thế giới vật chất trong tự nhiên, con người còn kế thừa những thành quả có thể là giá trị vật chất cũng có thể là giá trị tinh thần của thời trước và cuộc xã hội cũng như của người đi trước do lao động cải tạo và tích lũy đã tạo nên. Để chỉ những gì mà thời trước hay đời trước để lại người ta hay dùng từ “di sản”. Vì thế dưới góc độ pháp lý có thể hiểu, di sản là toàn bộ tài sản cùng các nghĩa vụ tài sản được truyền từ đời trước sang đời sau.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì người thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản. Nếu nhận di sản thì phải thực hiện các nghĩa vụ trả nợ thay cho người để lại di sản. Nếu từ chối nhận di sản thì cũng có nghĩa vụ từ chối nghĩa vụ tài sản của người chết, tức là họ không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết vì không phải là món nợ của bản thân họ. Điều này chứng tỏ rằng người thừa kế không buộc phải nhận di sản để rồi phải thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết. Nếu quan niệm cái vụ tài sản là di sản thừa kế thì trong trường hợp chủ nợ nào cũng đều có quyền yêu cầu người thừa kế thực hiện việc trả nợ. Ở đây phải coi nghĩa vụ đó là của chính bản thân người chết và phải dùng di sản của người chết để thanh toán.
Như vậy di sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ tài sản của người chết mà chỉ bao gồm các tài sản và các quyền tài sản được xác lập dựa trên căn cứ hợp pháp mà người chết để lại cho những người thừa kế. Hiểu một cách tổng quan nhất thì di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại cho những người có quyền hưởng thừa kế mà không bao gồm nghĩa vụ tài sản người đó. Vì vậy đối với khái niệm di sản thừa kế là gì, thì có thể hiểu rằng di sản thừa kế là toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết để lại và là đối tượng chuyển dịch tài sản của người chết sang cho người hưởng thừa kế và được nhà nước thừa nhận đồng thời đảm bảo thực hiện.
2. Quy định pháp luật về xác lập sở hữu toàn dân đối với di sản không có người nhận:
Theo quy định của bộ luật dân sự hiện hành cụ thể là tại Điều 613, thì khái niệm người thừa kế được hiểu là cá nhân là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc là họ được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng phải đã thành thai trước khi người để lại di sản mất. Đối với trường hợp mà người thừa kế theo di chúc không phải là cá nhân thì chủ thể này phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Theo đó thì pháp luật hiện nay quy định theo hướng rằng việc nhận di sản thừa kế phải được thực hiện theo hai hình thức đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật khi mà người nhận thừa kế còn sống vào tại thời điểm mở thừa kế.
Và ngoài ra thì theo Điều 623 của pháp luật dân sự hiện hành có quy định rằng, thời hiệu để hưởng thừa kế hay thời hiệu để người có quyền thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm tính kể từ thời điểm mở thừa kế. Do đó, trong thời hạn 10 năm được tính kể từ thời điểm mở thừa kế, trường hợp mà người thừa kế đồng ý nhận di sản thì thời hiệu để yêu cầu chia bất động sản là 30 năm, động sản là 10 năm tính từ thời điểm mở thừa kế. Nếu như hết thời hạn này mà người thừa kế không yêu cầu chia di sản thì quyền sở hữu di sản được xác lập theo quy định tại Điều 623 cụ thể là tại khoản 1 của Bộ luật Dân sự hiện hành, trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự hiện hành.
Như vậy, theo pháp luật thì trong thời hạn là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế mà di sản được xác định là không có người nhận thừa kế theo quy định nêu trên thì sau khi đã thực hiện xong các nghĩa vụ về di sản, phần di sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước và được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại Điều 3 khoản 2 của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Theo đó, thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với bất động sản là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp; các tài sản khác do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.
3. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế:
Theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, cụ thể là tại Điều 11, thì trình tự và thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế được xác định như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản từ chối quyền hưởng di sản của người thừa kế hoặc bản án, quyết định của Tòa án xác định người đó không được quyền hưởng di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu chia di sản mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự, tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mở thừa kế có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ gửi Phòng Tài chính Kế hoạch.
Bước 2: Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quy định tại Khoản 7 Điều 7 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ trên, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Bước 3: Đối với di sản không có người thừa kế thuộc thẩm quyền xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quy định tại Khoản 6 Điều 7 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Điều 11 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm lập Tờ trình gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để gửi Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, Sở Tài chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
4. Thành phần hồ sơ để xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có người thừa kế:
Nhìn chung thì thành phần của một bộ hồ sơ để tiến hành xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với di sản không có thừa kế bao gồm những loại giấy tờ cơ bản sau đây:
– Tờ trình đề nghị xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản;
– Bảng kê chủng loại và số lượng cũng như khối lượng, giá trị, hiện trạng của tài sản;
– Hợp đồng tặng cho tài sản (nếu có) trong trường hợp chuyển giao dưới hình thức tặng cho và theo quy định của pháp luật phải lập thành hợp đồng;
– Các hồ sơ và các giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản chuyển giao và hình thức chuyển giao (nếu có).
Thời gian giải quyết theo quy định là trong thời hạn 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đề nghị chuyển giao tài sản của tổ chức, cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Nghị định số 29/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.