Anh mang sổ đi cầm cố cho ông A để vay nặng lãi với số tiền 300 triệu đồng (có giấy ký nhận bằng tay, anh rể đã thừa nhận trước ủy ban là mình đã nhận số tiền 300 triệu đồng này).
Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ em cho anh rể mượn sổ đỏ (đất đai của mẹ đứng tên). Cả gia đình đã ký tên vào
Anh đã mang sổ đỏ đi vay ngân hàng nhưng do trục trặc hồ sơ nên không vay được. Sau đó anh mang sổ đi cầm cố cho ông A để vay nặng lãi với số tiền 300 triệu đồng (có giấy ký nhận bằng tay, anh rể đã thừa nhận trước ủy ban là mình đã nhận số tiền 300,000,000 đồng này). Ông A lại cầm sổ cho bà B và nhận một số tiền (có giấy tay giữa ông A và bà B) và Bà B tiếp tục cầm sổ cho bà C và nhận một số tiền (có giấy tay giữa bà B và bà C). Hiện bà B đã bỏ trốn, bà C đang giữ sổ đất của mẹ em.
Trong quá trình cầm cố và vay mượn lẫn nhau, lợi dụng sự không hiểu biết của mẹ em nên anh rể đã có những hành vi cấu kết với những ông bà liên quan với mong muốn má em ký vào một số giấy tờ để bán luôn đất nhưng má em đã không ký. Sau khi phát hiện bị anh rể lợi dụng và sử dụng sổ không đúng mục đích, mẹ em đã làm thủ tục hủy giấy ủy quyền tại ủy ban xã.
Hỏi:
1/Đối với những số tiền đã vay mượn trên, mẹ em có trách nhiệm phải chi trả không?
2/ Nếu mẹ em khởi kiện để lấy lại sổ đất mà mẹ không muốn anh rể bị ở tù vì tội lừa đảo thì có được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
+ Câu hỏi thứ nhất: mẹ bạn có phải chịu trách nhiệm về những khoản vay trên hay không.?
Trong trường hợp này, anh rể bạn là người được ủy quyền từ mẹ bạn. theo quy định của pháp luật dân sự Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các công việc và hưởng các quyền trong phạm vi quy định của giấy ủy quyền. Trong trường hợp người được ủy quyền có hành vi vượt quá phạm vi đó thì phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với phần vượt quá. Do đó việc anh rể bạn dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay nặng lãi là sai mục đích, vượt quá giới hạn được ủy quyền được ghi trong giấy mà mẹ bạn đã ủy quyền. Trường hợp này anh rể bạn tự mình tiến hành các giao dịch vay tiền là trái với quy định của pháp luật và tự mình chịu trách nhiệm về phần vượt quá ủy quyền ( ở đây là tự mình dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay tiền đó). Vì vậy, đối với khác khoản vay trên mẹ ban hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm.
+ Câu hỏi thứ hai: Nếu mẹ bạn khởi kiện để lấy lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà mẹ không muốn anh rể bị ở tù vì tội lừa đảo thì có được không?
Trong trường hợp của này, mẹ bạn có thể gửi đơn yêu cầu đến cơ quan công an nơi cư trú của bà C người giữ sổ đỏ của gia đình bạn , để công an yêu cầu bà C hoàn trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình bạn. Trường hợp trên bạn không thể khởi kiện ra tòa, vì theo quy định tại công văn số Số: 141/TANDTC-KHXXV/v thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản:
>>> Luật sư
Theo các quy định trên đây thì các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005; do đó, nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này thì Tòa án không thụ lý giải quyết.
Trong trường hợp này bà C cũng có lỗi, vì đã nhận cầm cố tài sản của người không phải là chủ sở hữu. Bạn có thể báo ngay với cơ quan công an: xử lý về hành vi của anh rể bạn và yêu cầu và C trả các giấy tờ trên cho gia đinh bạn.