Thương hiệu là tài sản có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu bao gồm khả năng cung cấp thêm giá trị gia tăng cho sản phầm dịch vụ của doanh nghiệp.
Thương hiệu là tài sản có giá trị của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu bao gồm khả năng cung cấp thêm giá trị gia tăng cho sản phầm dịch vụ của doanh nghiệp. Giá trị gia tăng này có thể được dùng đề doanh nghiệp tạo ra giá bán cao hơn, là giảm chi phí tiếp thị và có nhiều cơ hội bán hàng.
Vấn đề thương hiệu chỉ mới được các doanh nghiệp quan tâm trong vài năm gần đây, song việc xây dựng và quảng bá thương hiệu ngày càng được nhiều doanh nghiệp trong nước coi trọng. Các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và hiệu quả của một thương hiệu mạnh. Thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp củng cổ được uy tín, hình ảnh và giá trị của doanh nghiệp. Việc đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu thức sự là một dạng đầu tư có lợi nhất. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các phương pháp định giá trị thương hiệu thường áp dụng tại Việt Nam hiện nay.
1. Phương pháp dựa trên cơ sở chi phí
Bao gồm phương pháp tiếp cận chi phí lịch sử và phương pháp chi phí thay thế. Các doanh nghiệp có hệ thống kế toán rõ ràng, tách bạch được các chi phí lịch sử và các doanh nghiệp mới thành lập có thể áp dụng phương pháp. Phương pháp chỉ quan tâm đến chi phí thực tế bỏ ra để xây dựng giá trị thương hiệu. Xem giá trị thương hiệu là tổng hợp tất cả những chi phí đã phát sinh trong quá khứ, hay chi phí thay thế cần có để đưa thương hiệu đến trạng thái hiện tại; tức là tổng của những chi phí phát triển, tiếp thị, quảng cáo, truyền thông…Phương pháp không chú ý đến các chi phí tiềm ẩn bên trong hoạt động của doanh nghiệp làm gia tăng giá trị thương hiệu. Nó chỉ đơn thuần là giá trị tài chính.
Phương pháp này không chính xác vì chi phí đầu tư cho thương hiệu chưa chắc đã tạo ra chi phí gia tăng từ thương hiệu. Tuy nhiên, do sự đơn giản và chủ động trong việc tính toán, một vài doanh nghiệp sử dụng phương pháp này để tạm tính giá trị thương hiệu của mình.
2.Phương pháp định giá trị thị trường
Với phương pháp này căn cứ vào việc so sánh giữa thương hiệu công ty và các thương hiệu sản phẩm cùng loại có mặt trên thị trường. Phương pháp giúp doanh nghiệp xác định được giá trị và vị trí trên thị trường của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu giúp các nhà marketing xây dựng và phát triển thương hiệu không phục vụ cho lĩnh vực tài chính. Nhưng phương pháp này ý nghĩa thực tiễn chưa cao vì mỗi thương hiệu phải có sự khác biệt với thương hiệu khác, nên khó so sánh được.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Phương pháp định giá thương hiệu dựa trên khả năng sinh lợi
Phương pháp này có thể áp dụng cho nhiều loại hình doanh nghiệp. Các nhà quản trị cà các nhà định giá phải dự toán được dòng thu nhập của thương hiệu trong tương lai. Giá trị thương hiệu tính được có độ tin cậy cao. Để sử dụng phương pháp này, các nhà định giá cần phải xác định vòng đời của thương hiệu, tỷ lệ lãi suất của thương hiệu. Nhìn chung, kết quả của phương pháp này phục vụ cho các nhà quản trị, các nhà hoạch toán chiến lược và nhà marketing.
4. Phương pháp định giá Interbrand
Phương pháp được các doanh nghiệp sử dụng nhiều. Thường áp dụng cho các doanh nghiệp có thị trường ở nước ngoài. Phương pháp dựa trên sự đánh giá các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu thể hiện sự phức tạp của thương hiệu. Dựa trên các yếu tố quyết định giá trị của thương hiệu đó là: sự dẫn đầu, sự ổn định thị trường, mức độ thâm nhập thị trường quốc tế, xu hướng, hỗ trợ tiếp thị, bảo hộ thương hiệu. Kết quả định giá phục vụ cho công tác quản trị, marketing và ra chiến lược phát triển, xây dựng thương hiệu.
Các phương pháp định giá đều giúp các nhà quản trị và các chuyên gia sử dụng phân tích, đánh giá và xây dựng chiến lược và phát triển doanh nghiệp bởi nó dễ sử dụng, nó thể hiện sự cố gắng định giá tổng thể. Phương pháp này cũng được sử dụng để theo dõi những mục đích khi có thể so sánh giá trị hiện tại và giá trị mục tiêu của thương hiệu theo những tiêu chuẩn cá biệt. Tuy nhiên, các nhân tố liên quan đến khách hàng khó thu thập đầy đủ, các kết quả không chính xác vì thiếu sự độc lập do đó các nhân tố bị tính nhiều lần dẫn đến không khách quan và giá trị tài sản thương hiệu vẫn không được đưa vào sổ sách kế toán doanh nghiệp do quy định của hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam.
Đối với thương hiệu nhượng bán, doanh nghiệp được ghi nhận vào sổ sách giá trị thương hiệu được thảo thuận giữa hai bên.